Điều kiện đăng kí kinh doanh và thủ tục lưu hành mỹ phẩm nhập khẩu

Điều kiện đăng kí kinh doanh và thủ tục lưu hành mỹ phẩm nhập khẩu

Điều kiện đăng kí kinh doanh và thủ tục lưu hành mỹ phẩm nhập khẩu

Mỹ phẩm là hàng đặc thù, chịu sự quản lý của cơ quan chuyên ngành là Cục quản lý Dược – Bộ y tế. Mỹ phẩm có nhiều loại (kem dưỡng da, dầu gội đầu, son, phấn, nước hoa…), có nguồn gốc từ nhiều nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ…)

Mỹ phẩm là hàng đặc thù, chịu sự quản lý của cơ quan chuyên ngành là Cục quản lý Dược – Bộ y tế. Mỹ phẩm có nhiều loại (kem dưỡng da, dầu gội đầu, son, phấn, nước hoa…), có nguồn gốc từ nhiều nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ…).

Và cũng với việc nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng của phụ nữ thì việc kinh doanh dòng mỹ phẩm nhập khẩu đang là xu hướng phát triển rất tốt. Song song đó bạn cần phải hoàn tất các điều kiện và thủ tục để kinh doanh dòng mỹ phẩm nhập khẩu không phải gặp nhiều rắc rối với thị trường.

Dưới đây Thiên Di xin hướng dẫn bạn hoàn tất các điều kiện và thủ tục để trước khi bước vào kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu.

1. Điều kiện để kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu

Điều kiện để kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu

Hoạt động kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu là ngành nghề không có điều kiện khi đăng ký kinh doanh. Mã ngành kinh tế Việt Nam đối với mã ngành này là 4649 đối với hoạt động bán buôn mỹ phẩm và 4772 đối với hoạt động bán lẻ, mở shop mỹ phẩm.

Điều kiện đăng ký kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu năm 2018 bao gồm có Giấy phép đăng ký kinh doanh hợp pháp và mỹ phẩm thuộc diện nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam. Cụ thể:

1.1. Đối tượng được đăng ký kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu

Tất cả các cá nhân, tổ chức không thuộc quy định tại điều 13 luật doanh nghiệp đều được phép thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực mỹ phẩm nhập khẩu.

1.2. Đăng ký thành lập doanh nghiệp trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh

Như đã nói đây không phải lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, do đó công ty cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh trước khi tiến hành kinh doanh

– Tên công ty không trùng lẫn hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác theo quy định của Luật doanh nghiệp.

– Giấy phép kinh doanh có mã ngành 4649 với nội dung chi tiết: Bán buôn mỹ phẩm và mã ngành 4772 với nội dung: Bán lẻ mỹ phẩm.

– Địa chỉ công ty không đặt tại chung cư, nhà tập thể hoặc các địa điểm theo quy định không được dùng làm trụ sở công ty ví dụ: Nhà xây trên đất nông nghiệp, đất dự án chưa chuyển đổi mục đích,…

– Giám đốc, người đại diện theo pháp luật không thuộc đối tượng bị hạn chế đăng ký kinh doanh hoặc bị cấm đăng ký kinh doanh. Ví dụ: Người đã làm giám đốc doanh nghiệp bỏ trốn, …

Trường hợp kho chứa hàng không đồng thời là trụ sở chính công ty thì công ty phải thực hiện bổ sung địa điểm kho hàng vào giấy phép kinh doanh sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty.

1.3. Mỹ phẩm kinh doanh thuộc diện nhập khẩu hợp pháp và đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam.

– Công ty phải thực hiện công bố mỹ phẩm tại cục quản lý dược – Bộ y tế trước khi nhập khẩu mỹ phẩm.

– Công ty phải đáp ứng yêu cầu pháp lý về quản lý, sao lưu hồ sơ công bố và hồ sơ chất lượng mỹ phẩm tại công ty.

– Nhãn hiệu mỹ phẩm không trùng lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.

– Mỹ phẩm lưu hành phải được dán nhãn hiệu đúng như hồ sơ công bố gửi tới Bộ y tế và không được sang chiết, thay đổi vỏ hộp.

2. Thủ tục đăng kí lưu hành mỹ phẩm nhập khẩu

Thiên Di xin hướng dẫn thủ tục công bố lưu hành mỹ phẩm nhập khẩu từ nước ngoài để quý vị tiện tham khảo và áp dụng:

Thủ tục đăng kí lưu hành mỹ phẩm nhập khẩu

I. Thông tin

1. Cơ quan có thẩm quyền: Cục quản lý dược – Bộ y tế.

2. Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp cấp số tiếp nhận. – 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp không cấp số tiếp nhận.

3. Lệ phí: 500.000 VND/01 hồ sơ

II. Danh mục hồ sơ

1. Giấy công bố sản phẩm mỹ phẩm.

2. Dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố).

3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp)..

4. Giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS (bản sao hợp pháp hoá lãnh sự có chứng thực hợp lệ).

5. Giấy uỷ quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm (bản sao hợp pháp hoá lãnh sự có chứng thực hợp lệ).

6. Giấy phép hoạt động của nhà máy sản xuất có xác nhận đáp ứng các yêu cầu vệ sinh, an toàn và chất lượng hoặc Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại nước sản xuất;

7. Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký lưu hành mỹ phẩm;

8. Phiếu kiểm nghiệm gốc của đơn vị sản xuất hoặc Phiếu kiểm nghiệm của Phòng kiểm nghiệm được công nhận thực hành tốt kiểm nghiệm (GLP).

9. Dữ liệu kỹ thuật hoặc dữ liệu lâm sàng để chứng minh những công dụng đặc biệt của sản phẩm (nếu có);

10. Tài liệu nghiên cứu độ ổn định;

11. Cam kết của đơn vị sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm về việc công thức sản phẩm không có các chất cấm và tuân thủ theo giới hạn về hàm lượng của những chất bị hạn chế và sản xuất đúng công thức đã công bố.

Xem thêm: Quy định quảng cáo mỹ phẩm và những quy định bạn nên biết