Dịch vụ cấp chứng nhận ISO: Giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Dịch vụ cấp chứng nhận ISO: Giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Dịch vụ cấp chứng nhận ISO: Giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Nghe đọc bài

1. Thông tin khái niệm về ISO, chứng nhận ISO và các tiêu chuẩn ISO

1.1. ISO là gì ?

ISO là tên viết tắc của Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for Standardization). ISO là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới.

LOGO TỔ CHỨC ISO THẾ GIỚI

ISO được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 1947. Trụ sở Ban thư ký ISO đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Đến năm 2018 ISO có 161 thành viên quốc gia (national standards bodies)

Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 77 của tổ chức này.

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế là một tổ chức độc lập, phi chính phủ.

Nhiệm vụ chính của tổ chức năng là xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn này thông thường trở thành luật định thông qua các hiệp định hay các tiêu chuẩn quốc gia. Do đó, tiêu chuẩn do ISO ban hành có hiệu lực áp dụng trên toàn thế giới.

Số lượng tiêu chuẩn mà ISO ban hành khoảng hơn 20.000 tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn này bao gồm tất cả mọi thứ từ sản phẩm sản xuất, công nghệ đến an toàn thực phẩm, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe.

Các thông tin của tổ chức ISO có thể được tìm hiểu qua website của tổ chức ISO tại địa chỉ :https://www.iso.org

1.2. Tiêu chuẩn ISO là gì?

Như đã biết, tổ chức ISO có nhiệm vụ và xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn do tổ chức này ban hành, sẽ thường được gọi là Tiêu chuẩn ISO.

Với sự tham gia của hầu hết các quốc gia trên thế giới; nên tiêu chuẩn ISO do tổ chức ISO ban hành có hiệu lực trên toàn thế giới.

Tiêu chuẩn ISO là các quy tắc được chuẩn hóa quốc tế. Nó được công nhận và có giá trị toàn cầu. Các tiêu chuẩn ISO giúp cho các tổ chức hoạt động phát triển bền vững. Giúp các doanh nghiệp có thể sản xuất ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng với chất lượng đồng đều.

HAY NÓI CÁCH KHÁC: Tiêu chuẩn ISO như một thước đo đồng đều cho các Doanh nghiệp toàn thế giới cùng hướng tới.

Tổ chức ISO ban hành tiêu chuẩn ISO quốc tế nhằm mục đích làm cho mọi thứ thực hiện theo đúng chuẩn mực. Bao gồm các yêu cầu theo chuẩn Quốc tế để đảm bảo cho các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống, đảm bảo chất lượng. Tiêu chuẩn ISO là công cụ để tạo thuận lợi cho thương mại Quốc tế. Nhằm giúp cho các tổ chức áp dụng đạt được niềm tin từ đối tác và người tiêu dùng hoặc điều kiện để gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cho đến thời điểm hiện nay, tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO đã ban hành trên 22.000 Tiêu chuẩn quốc tế và các văn bản tài liệu liên quan. Tiêu chuẩn ISO liên quan tới mọi ngành nghề. Như công nghệ, an toàn thực phẩm, đến nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe.

1.3. Chứng nhận ISO là gì?

Chứng nhận ISO là việc Doanh nghiệp được 01 Tổ chức chứng nhận đánh giá và cấp cho doanh nghiệp Giấy chứng nhận ISO.

Tổ chức chứng nhận sẽ xác nhận Doanh nghiệp có Hệ thống quản lý phù hợp với các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO tương ứng.

Kết quả của Chứng nhận ISO là Giấy chứng nhận ISO 9001 hay gọi là Chứng chỉ ISO 9001.

1.4. Tổ chức chứng nhận ISO

Tổ chức chứng nhận ISO là một pháp nhân có tư cách pháp lý rõ ràng. Quan trọng, tổ chức chứng nhận phải là đơn vị được cấp phép (chỉ định) của Bộ Khoa học Công nghệ trong lĩnh vực chứng nhận.

Hiện nay, tại Việt nam có rất nhiều tổ chức chứng nhận để Doanh nghiệp có thể lựa chọn. Tuy nhiên có rất nhiều Tổ chức chứng nhận hiện nay đang hoạt động mà chưa có Giấy chỉ định của Bộ Khoa học công nghệ cho lĩnh vực chứng nhận.

1.5. Giấy chứng nhận ISO là gì?

Giấy chứng nhận ISO là kết quả đánh giá và là bằng chứng chứng minh Doanh nghiệp đã có hệ thống đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO. Sau khi Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá và xác nhận hệ thống của Doanh nghiệp phù hợp.

Doanh nghiệp sẽ được tổ chức chứng nhận cấp 01 giấy chứng nhận có các nội dung sau:

1./ Tên của Tổ chức cấp chứng nhận

2./ Thông tin doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận.

3./ Tiêu chuẩn chứng nhận.

4./ Phạm vi chứng nhận (lĩnh vực của doanh nghiệp).

5./ Mã số chứng nhận; Ngày cấp chứng nhận; Ngày hết hạn.

6./ Dấu chứng nhận./

7./ Các thông tin khác cần thiết

2. Tại sao phải xin chứng nhận ISO

- Đối với Doanh nghiêp:

+ Cải thiện và nâng cao mức độ tin cậy và hình ảnh cho sản phẩm của doanh nghiệp

+ Cải tiến quy trình, dây chuyền sản xuất

+ Nâng cao khả năng quyết định dựa trên dữ liệu

+ Tạo ra văn hóa cải tiến cho tổ chức

- Đối với khách hàng và người tiêu dùng

+ Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng

+Tạo sự yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Doanh nghiệp đã được chứng nhận ISO

- Đối với cơ quan nhà nước

+ Dễ quản lý chất lượng và tiêu chuẩn đối với các sản phẩm

3. Một số tiêu chuẩn ISO phổ biến tại Việt Nam

Hiện nay ở Việt nam; Các doanh nghiệp đang thực hiện và áp dụng các tiêu chuẩn ISO cơ bản dưới đây:

- Tiêu chuẩn ISO 9001:2015

ISO 9001:2015, Quality Management System – Requirements – Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu. Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 là phiên bản thứ 5. Đây là một trong số những tiêu chuẩn thuộc bộ tiêu chuẩn ISO 9001.

Phiên bản đầu tiên chính thức được ban hành vào năm 1987 và trở thành chuẩn mực toàn cầu đảm bảo những yêu cầu về chất lượng và nâng cao trải nghiệm của khách hàng trong mối quan hệ giữa nhà cung cấp – người tiêu dùng. Phiên bản ISO 9001:2015 đã được cải tiến so với những phiên bản trước đó thông qua sự tiếp cận về mặt tư duy dựa trên rủi ro đã được đánh giá.

Tiêu chuẩn giúp các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có thể xác định được những yếu tố có thể là nguyên nhân khiến quá trình hoặc hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức trách ra khỏi kế hoạch đã được đề ra ban đầu. Đồng thời cấp chứng nhận ISO 9001:2015 còn đảm bảo đơn vị đưa ra được những phương án kiểm soát phòng ngừa để giảm thiểu tác động ảnh không mong muốn và tận dụng tối đa cơ hội khi xuất hiện.

Sự thay đổi của những nguyên tắc quản lý chất lượng trong ISO 9001:2015 so với các phiên bản trước đó thể hiện thông qua:

Nguyên tắc hướng trực tiếp vào khách hàng.

  • Nguyên tắc về sự lãnh đạo.
  • Nguyên tắc về sự tham gia của mọi người
  • Nguyên tắc về sự tiếp cận theo quá trình.
  • Nguyên tắc về sự cải tiến.
  • Nguyên tắc về quyết định dựa trên bằng chứng.
  • Nguyên tắc quản lý mối quan hệ.

Phiên bản ISO 9001:2015 chính thức được ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015 và vẫn được sử dụng đến thời điểm hiện tại. Chứng chỉ ISO 9001:2015 sau khi được cấp sẽ có hiệu lực trong vòng 3 năm. Đơn vị, tổ chức sẽ phải đánh giá giám sát hai lần. Khi chứng chỉ hết hiệu lực, đơn vị đó có thể yêu cầu đánh giá và cấp chứng nhận lại.

Tiêu chuẩn ISO 14001:2015

ISO 14001:2015 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14001 do tổ chức ISO ban hành với mục đích hỗ trợ các đơn vị, tổ chức giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và tuân thủ đúng quy định, pháp luật, chính sách liên quan. Mục đích nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của trái đất.

Bộ tiêu chuẩn là một trong 6 tiêu chuẩn thuộc bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Trong đó ISO 14001 được đưa ra để quy định về yêu cầu, hướng dẫn sử dụng đối với hệ thống quản lý môi trường. đây là chuẩn mực đối với các doanh nghiệp đang muốn xây dựng hệ thống quản lý môi trường.

Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 được ban hành vào ngày 15 tháng 9 năm 2015. Phiên bản 2015 là phiên bản mới nhất với nội dung bao gồm cấu trúc, điều khoản, yêu cầu chính; cách triển khai vận hành hệ thống; cách đáp ứng yêu cầu nhiều khoản.

Cơ sở của hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2015 dựa trên chu trình PDCA – Plan Do Check Act. Mô hình này tạo nên một quá trình mà ở đó các công việc lặp đi lặp lại với mục đích cải thiện và theo dõi liên tục hoạt động của hệ thống môi trường. Chu trình PDCA được mô tả ngắn gọn với 4 bước:

  • Lập kế hoạch
  • Thực hiện
  • Kiểm tra
  • Hành động

- Tiêu chuẩn ISO 22000:2018

Tiêu chuẩn ISO 22000: 2018 là tiêu chuẩn mới nhất về vấn đề quản lý an toàn thực phẩm. Tổ chức ISO đã ban hành chứng nhận ISO 22000: 2018 vào ngày 19 tháng 6 năm 2018 – Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm.

Phiên bản trước đó được ban hành vào ngày 01 tháng 9 năm 2005. Về cơ bản, tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng dựa trên cơ sở là nền tảng thực hiện của những nguyên tắc trong GMP và HACCP của chuỗi thực phẩm. Tiêu chuẩn này hướng vào tất cả tổ chức hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi thuộc những lĩnh vực, quy mô khác nhau. Cấu trúc của ISO 22000:2018 tuân theo phụ lục HSL cấp cao dưới cấu trúc bao gồm:

  • Phạm vi
  • Tài liệu tham khảo
  • Điều khoản và định nghĩa
  • Bối cảnh của tổ chức
  • Lãnh đạo
  • Hoạch định
  • Hỗ trợ
  • Thực hiện
  • Đánh giá kết quả hoạt động
  • Cải tiến

ISO 22000:2018 xây dựng hệ thống Văn bản phù hợp yêu cầu phải thực hiện đầy đủ trong cơ sở bao gồm trao đổi thông tin tác nghiệp; quản lý hệ thống; các chương trình tiên quyết; Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP.

- Tổ chức chứng nhận HACCP

Tiêu chuẩn HACCP được viết tắt từ Hazard Analysis and Critical Control Points có nghĩa là phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Hệ thống này hiện đang được nhiều quốc gia trên thế giới quy định các đơn vị sản xuất, chế biến thực phẩm bắt buộc phải áp dụng.

HACCP tập trung chủ yếu vào những vấn đề liên quan đến an toàn sức khỏe chứ không tập trung cho chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên hệ thống chứng nhận HACCP vẫn là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo an toàn sức khỏe thông qua việc xác định, đánh giá, kiểm soát và loại bỏ mối nguy.

HACCP được áp dụng xuyên suốt trong toàn bộ chuỗi thực phẩm từ khâu nhập nguyên vật liệu cho đến bước tiêu thụ cuối cùng. Vì vậy HACCP được áp dụng trong quá trình thực hiện những hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9001 hoặc ISO 22000. Hệ thống HACCP hoạt động dựa theo 7 nguyên tắc cơ bản bao gồm:

  • Nguyên tắc 1: Phân tích mối nguy bao gồm mối nguy sinh học, vật lý và hóa học.
  • Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn CCP.
  • Nguyên tắc 3: Xác định các ngưỡng tới hạn của điểm kiểm soát tới hạn.
  • Nguyên tắc 4: Thiết lập những thủ tục kiểm soát điểm tới hạn CP.
  • Nguyên tắc 5: Thiết lập các hành động khắc phục.
  • Nguyên tắc 6: Thiết lập thủ tục kiểm tra và xác minh.
  • Nguyên tắc 7: thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ và tài liệu.

7 nguyên tắc trên cũng là 7 bước cuối cùng trong tổng cộng 12 bước xây dựng hệ thống HACCP cho doanh nghiệp. Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO góp phần khẳng định chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Xem thêm: CHỨNG NHẬN CE MAKING

- Tiêu chuẩn ISO 13485:2016

Tiêu chuẩn ISO 13485 là tiêu chuẩn được đưa ra nhằm quy định về hệ thống quản lý chất lượng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, thiết bị y tế. Bộ tiêu chuẩn ISO 13485 lần đầu tiên được ban hành vào năm 2003 tương đương với tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 13485:2004.

Phiên bản đang được áp dụng hiện nay là được ban hành vào ngày 1 tháng 3 năm 2016. ISO 13485:2016 quy định những vấn đề liên quan trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng với các cơ sở, nhà sản xuất và nhà cung cấp thiết bị y tế.

Chứng nhận ISO 13485 được xây dựng dựa trên nền tảng cơ sở của ISO 9001 bao gồm các yêu cầu, định luật và quy định liên quan đến khách hàng, quản lý rủi ro, việc duy trì quá trình hiệu quả. Điều 68, Nghị định 36/2016/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về quản lý trang thiết bị có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2016 quy định rõ về ISO 13485.

Cụ thể “cơ sở sản xuất thiết bị y tế phải hoàn thành việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 và hệ thống quản lý chất lượng ISO 13485 trước ngày 01 tháng 01 năm 2020”. Như vậy ngày 01/01/2020 chính là thời hạn cuối cùng để các doanh nghiệp xây dựng chứng nhận ISO 13485: 2016. Điều kiện cơ bản để được cấp chứng nhận này như sau:

  • Điều kiện 1: Doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng quy trình theo đúng tiêu chuẩn ISO 13485.
  • Điều kiện 2: Doanh nghiệp thực hiện đánh giá chứng nhận bởi một tổ chức chứng nhận uy tín đã được cấp phép.

- Tiêu chuẩn ISO 45001:2018

Tiêu chuẩn chứng nhận ISO 45001:2018 được xây dựng từ sau để quy định về tiêu chuẩn, cấu trúc và những vấn đề liên quan đến Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Đây là tiêu chuẩn ban hành để thay thế cho tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007. Ngoài ra ISO 45001: 2018 còn dựa trên quy định trong hướng dẫn và tiêu chuẩn về lao động của tổ chức lao động quốc tế.

Tiêu chuẩn này chính thức được ban hành vào ngày 12 tháng 3 năm 2018 với mục đích quy định và giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn các vấn đề liên quan đến an toàn sức khỏe nghề nghiệp. ISO 45001:2018 được xây dựng dựa trên OHSAS 18001.

Vì vậy hiện nay tổ chức ISO cũng cho phép các doanh nghiệp có thể chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001:2018 thông qua 12 bước bao gồm:

Xác định bối cảnh tổ chức.

  • Liệt kê những bên quan tâm
  • Kiểm tra lại phạm vi của OH & SMS.
  • Thể hiện sự lãnh đạo.
  • Căn chỉnh mục tiêu OH & S theo chiến lược của doanh nghiệp.
  • Đánh giá rủi ro và cơ hội.
  • Xác định các mối nguy và đánh giá.
  • Xác định nghĩa vụ tuân thủ.
  • Kiểm tra tất cả thông tin tài liệu.
  • Kiểm soát hoạt động.
  • Đánh giá hiệu suất hoạt động.
  • Đo lường và báo cáo.

Các doanh nghiệp, tổ chức muốn được cấp chứng chỉ ISO 45001 khi phải thực hiện được 3 tốt bắt buộc là đánh giá nội bộ; đánh giá và xem xét của lãnh đạo; thực hiện các hành động khắc phục.

- Tiêu chuẩn ISO 27001:2013

ISO 27001:2013 quy định những vấn đề liên quan đến Hệ thống quản lý an ninh thông tin ISMS. Chứng nhận ISO 27001:2013 được ban hành vào ngày 01/10/2013 để thay thế cho phiên bản cũ được ra mắt vào năm 2005 là ISO 27001:2005. Nội dung chính của ISO 27001:2013 là đảm bảo tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính sẵn có của thông tin trong một đơn vị, doanh nghiệp.

Toàn bộ quá trình hoạt động của Hệ thống quản lý an ninh thông tin được thể hiện thông qua việc tìm hiểu các vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra hay còn gọi là đánh giá rủi ro sau đó xác định những gì có thể làm để ngăn chặn. Tư duy quản lý rủi ro trong ISO 27001:2013 được thực hiện thông qua sáu bước bao gồm xác định giới hạn xử lý rủi ro; nhận diện rủi ro; đánh giá rủi ro; ứng phó rủi ro; kiểm soát rủi ro và giám sát, báo cáo.

Quy trình chứng nhận tiêu chuẩn ISO 27001:2013 được thực hiện qua 3 bước cơ bản bao gồm:

  • Đánh giá giai đoạn 1: Xem xét tài liệu bởi các chuyên gia.
  • Đánh giá giai đoạn 2: Chuyên gia đánh giá tại thực địa của doanh nghiệp, đơn vị nhằm kiểm tra xem hoạt động có tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn và tài liệu SMS hay không.
  • Đánh giá giai đoạn 3: Đánh giá giám sát được tiến hành khi doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận. trong thời hạn ba năm của chứng nhận chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá để kiểm tra doanh nghiệp đó có duy trì Hệ thống quản lý an ninh thông tin hay không.

Ngoài các tổ chức, đơn vị thì chứng nhận ISO 27001 cũng có thể cấp cho các cá nhân. Cá nhân sẽ phải tham gia một số khóa học để nhận được chứng nhận. Phổ biến nhất là khoa học đánh giá chứng nhận ISO 27001:2013; khóa học cho người thực hiện xây dựng áp dụng ISO 27001:2013 và khóa học đánh giá nội bộ ISO 27001:2013.

- Ngoài ra còn rất nhiều tiêu chuẩn ISO khác.

Xem thêm: CHỨNG NHẬN FDA

4. Điều kiện để được cấp chứng nhận ISO 9001:2015 là gì?

Điều kiện thứ 1: Xây dựng áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001

Doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 – hệ thống quản lý chất lượng sao cho phù hợp với doanh nghiệp mình.

Ở mỗi doanh nghiệp thì quá trình xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn là khác nhau bởi quy mô, phạm vi, số lượng nhân viên, số phòng ban, văn phòng, sản phẩm,…là khác nhau. Do đó, ngay từ đầu các doanh nghiệp phải có kế hoạch cũng như chương trình xây dựng áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho riêng doanh nghiệp mình.

Điều kiện này gồm một số việc quan trọng như: xác định phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, họp lãnh đạo cam kết thực hiện xây dựng áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001, thành lập ban ISO với các thành viên là đại diện các bộ phận để thực hiện dự án; hoạch định rủi ro và cơ hội, mục tiêu chất lượng; nguồn nhân lực tham gia; thực hiện; đánh giá kết quả thực hiện; cải tiến và khắc phục.

Điều kiện thứ 2: Đăng ký cấp chứng nhận ISO 9001

Đăng ký cấp chứng nhận ISO 9001 tại tổ chức chứng nhận ISOCERT. Sau khi đăng ký xong tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Nếu hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp phù hợp các yêu cầu về nội dung ISO 9001 của tiêu chuẩn thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận ISO 9001 (chứng chỉ ISO 9001).

Điều kiện thứ ba: Duy trì hệ thống và hiệu lực chứng nhận ISO 9001.

Tiếp tục duy trì thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 và hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 9001. Sau khi đạt được chứng nhận ISO 9001:2015; doanh nghiệp cần thường xuyên cải tiến và duy trì việc áp dụng hệ thống.

5. Chứng nhận ISO 9001 có hiệu lực trong bao lâu?

Hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 9001 là chỉ khoảng thời gian từ ngày cấp chứng nhận ISO 9001 đến ngày hết hạn của giấy chứng nhận ISO 9001 2015 có giá trị pháp lý bắt buộc doanh nghiệp phải thi hành thì chứng nhận ISO 9001 mới có giá trị trong thời gian đó.

Hầu hết các chứng nhận ISO có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày cấp. Chứng chỉ ISO 9001 cũng vậy. Trong 3 năm đó, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Mỗi năm một lần.

6. Giấy chứng nhận ISO 9001 bị thu hồi trong trường hợp nào?

Trường hợp doanh nghiệp không thi hành (áp dụng, vận hành hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9001) thì hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 9001 không có giá trị sẽ bị tổ chức chứng nhận thu hồi. Nhiều doanh nghiệp sau khi đạt chứng nhận ISO 9001 đã không duy trì áp dụng hệ thống dẫn đến hoạt động trì trệ, vận hành sai, khi tổ chức chứng nhận giám sát rất có thể doanh nghiệp bị thu hồi và hiệu lực của giấy chứng nhận không còn giá trị.

7. Chi phí chứng nhận ISO 9001:2015

Với mỗi doanh nghiệp khác nhau thì chi phí chứng nhận ISO 9001 là khác nhau bởi chi phí tùy thuộc vào quy mô, phạm vi, số lượng sản phẩm của doanh nghiệp, chi phí xây dựng áp dụng và chi phí nhân sự tham gia, chi phí đăng ký, chi phí thử nghiệm,….

Do đó, các doanh nghiệp nên hoạch định rõ kinh phí sao cho phù hợp với doanh nghiệp mình.

>> Liên hệ ngay với Thiên Di để được hỗ trợ tư vấn báo giá

8. Thời gian cấp chứng nhận ISO 9001

Để đạt chứng nhận ISO 9001 doanh nghiệp phải trải qua thời gian:

8.1. Thời gian xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001

Tùy theo thời gian thực hiện áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp triển khai thực hiện 3 đến 6 tháng, có nhiều doanh nghiệp khoảng thời gian này có thể lớn hơn.

8.2. Thời gian cấp Chứng chỉ ISO 9001:2015

Thời gian cấp chứng nhận ISO 9001 thông thường ngắn hơn quãng thời gian thực hiện. Sau khi đăng ký chứng nhận ISO tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành điều chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp xuống đánh giá hệ thống của doanh nghiệp.

Nếu kết quả đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận sau đó vài ngày.

Nếu kết quả đánh giá hệ thống quản lý của doanh nghiệp không phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 thì doanh nghiệp sẽ phải tiến hành khắc phục hành động không phù hợp trong vòng 3 đến 6 tháng mà doanh nghiệp không khắc phục được thì quá trình đánh giá sẽ kết thúc và doanh nghiệp không được cấp chứng nhận ISO 9001:2015.

Thời gian cấp chứng chỉ ISO 9001 còn phụ thuộc vào năng lực của tổ chức chứng nhận. Nếu tổ chức chứng nhận có đầy đủ, số lượng chuyên gia, trình độ chuyên môn phù hợp thì thời gian này sẽ được rút ngắn.

9. Hướng dẫn thủ tục xin giấy chứng nhận ISO tại Thiên DI

9.1. Cở sở pháp lý

Các văn bản áp dụng pháp luật:

- Quyết định 2938/QĐ-BKHCN

- Quyết định 1250/QĐ-BKHCN

- Quyết định 2932/QĐ-BKHCN

9.2. Các bước để được cấp ISO

- Bước 1: Đăng ký chứng nhận

- Bước 2: Xem xét và lập kế hoặc đánh giá

- Bước 3: Đánh giá tài liệu

- Bước 4: Đánh giá hiện trường

- Bước 5: Thẩm xét hồ sơ

- Bước 6: Cấp giấy chứng nhận

- Bước 7: Đánh giá giám sát định kỳ

- Bước 8: Đánh giá chứng nhận lại

9.3. Hồ sơ khách hàng cần cung cấp để đăng ký xin cấp chứng nhận ISO

Tài liệu cần cung cấp

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập của tổ chức

- Bản xây dựng hệ thống và áp dụng ISO của Tổ chức, Doanh nghiệp

Thông tin cần cung cấp

- Thông tin về sản phẩm, hàng hóa muốn xin cấp chứng nhận ISO

9.4. Hiệu lực của giấy chứng nhận ISO

- Giấy chứng nhận ISO có hiệu lực trong vòng 03 năm, hết 03 năm có thể làm hồ sơ chứng nhận lại

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ISO

- Tổ chức chứng nhận ISO đã được cấp giấy phép hoạt động

9.5. Đối tượng xin cấp giấy chứng nhận ISO

- Tổ chức

- Doanh nghiêp

9.6. Thời gian cấp ISO

- Trong khoảng thời gian 05 - 07 ngày, Tổ chức chứng nhận ISO cấp giấy chứng nhận ISO cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện về ISO.

Tìm hiểu thêm:  Chứng nhận GMP là gì? 

                          Chứng nhận HACCP

10. Dịch vụ xin cấp chứng nhận ISO Thiên Di

Thủ tục nhanh gọn – hỗ trợ tận tình: Khi bạn sử dụng dịch vụ của chúng tôi, chúng tôi sẽ luôn song hành, hỗ trợ tận tình đầy đủ các bước thực hiện, đảm bảo thuận lợi nhất trong quá trình thực hiện thủ tục, đăng ký đánh giá và chứng nhận ISO.

Chi phí hợp lý: Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn được công nhận bởi văn phòng chứng nhận quốc tế có giá trị trên toàn thế giới.

Hỗ trợ Khách Hàng miễn phí soạn hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp và thay đổi giấy giấy phép kinh doanh

Hỗ trợ Khách Hàng chuẩn bị tài liệu, cơ sở vật chất khi cơ quan chức năng hậu kiểm hoặc kiểm tra doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn hỗ trợ cấp chứng nhận ISO nhanh nhất. Thời gian đảm bảo cho khách hàng kịp làm hồ sơ năng lực, hồ sơ thầu. Các hồ sơ liên quan cần bổ sung chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng.

>>> Xem thêm: Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất TACN

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 36 đường A4, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0981317075

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com

Website: luatthiendi.com

 Tags: Chứng nhận Iso Chung nhan Isodich vu cap Chung nhan Isodịch vụ cấp Chứng nhận Iso

Đăng ký để được tư vấn