Đăng ký kiểu dáng công nghiệp rất quan trọng trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Mỗi kiểu dáng công nghiệp mới được ra đời là kết quả của sự sáng tạo và là tài sản hết sức có giá trị nhưng đôi khi doanh nghiệp, chủ sở hữu loại bỏ qua bước đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với tài sản hết sức quý giá này. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ tạo cho cá nhân, tổ chức sẽ tạo nên một “bức tường” kiên cố, che chắn cho sản phẩm trí tuệ của mình là kiểu dáng công nghiệp khỏi các hành vi xâm phạm (sao chép, đạo nhái…).
1. Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Kiểu dáng công nghiệp (viết tắt KDCN) là hình dáng bên ngoài của sản phẩm và được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc, hoặc sự kết với của các yêu tố này, kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu sẽ được phép sử dụng kiểu dáng đó độc quyền tại Việt Nam trong thời gian tối đa là 15 năm ( thời gian bảo hộ kiểu dáng là 5 năm và có thể tiến hành gia hạn thêm 2 lần, mỗi lần gia hạn 5 năm tiếp theo).
2. Điều kiện đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp gồm những gì?
Điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những gì? Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, để được đăng ký bảo hộ (cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền) KDCN đăng ký phải đáp ứng được các điều kiện sau:
Tính mới của kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng chưa được bộ lộ trước thời điểm nộp đơn (có nghĩa chủ sở hữu cần nộp đơn đăng ký trước thời điểm đưa KDCN ra ngoài thị trường để lưu thông.
Trình độ sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp
Yêu cầu kiểu dáng công nghiệp phải đạt được trình độ sáng tạo khác biệt với các KDCN khác đã có trên thị trường (không trùng hoặc gây nhầm lẫn với các sản phẩm đã có)
Khả năng áp dụng công nghiệp
Có thể chế tạo (sản xuất) ra các sản phẩm giống nhau bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp
Trên đây là 3 điều kiện cơ bản để 1 KDCN có khả năng đăng ký bảo hộ.
Lưu ý: Những đối tượng sau đây sẽ không thể bảo hộ dưới hình thức KDCN
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
- Đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.
3. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là gì?
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là giấy chứng nhận được Cục SHTT cấp cho chủ đơn đăng ký để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp với chủ đơn đăng ký.
Thông tin cơ bản trên văn bằng kiểu dáng công nghiệp sẽ bao gồm các thông tin như:
(i) Thông tin chủ sở hữu gồm: Tên, địa chỉ chủ sở hữu
(ii) Thông tin ngày nộp đơn, số đơn nộp; số văn bằng bảo hộ kiểu dáng, ngày cấp văn bằng bao hộ
(iii) Thông tin về kiểu dáng sản phẩm đăng ký
(iv) Thông tin thời gian hiệu lực của văn bằng…vv.
Lưu ý: Trong quá trình hoạt đông, khi có bất kỳ thông tin nào trong giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp thay đổi. Ví dụ: Địa chỉ chủ sở hữu (trường hợp này nhiều nhất do chủ sở hữu mà là pháp nhân thường có sự thay đổi địa chỉ liên tục), chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục thay đổi lại thông tin đã được ghi nhận trên văn bằng bảo hộ.
4. Vì sao phải nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
Có rất nhiều lý do dẫn tới việc phải nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, trong phạm vi bài viết này tác giả chỉ nêu 1 số lý do cơ bản như sau:
- Chỉ khi nộp đơn đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký, quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu mới được phát sinh;
- Được độc quyền sử dụng kiểu dáng trong thời hạn 15 năm, do đó, tạo rất nhiều lợi thế cạnh tranh với bên khác;
- Được pháp luật bảo vệ khi có hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký;
- Trong thời gian 15 năm độc quyền, chủ sở hữu có thể tiến hành chuyển nhượng, cho phép bên thứ 3 sử dụng trên cơ sở thu phí chuyển nhượng, sử dụng…vv. Do đó, sẽ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho chủ sở hữu
5. Ai có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Đôi khi, người sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp lại không phải là người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Điều này nghe có vẻ phi lý nhưng thực chất lại không hề sai quy định pháp luật. Cụ thể, tại Điều 86 văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2013 quy định các đối tượng được đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm:
- Tác giả đã sáng tạo ra KDCN bằng công sức và chi phí của mình;
- Cá nhân/tổ chức đầu tư kinh phí cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);
- Trường hợp KDCN được tạo ra do nhà nước đầu tư toàn bộ phương tiện vật chất kỹ thuật, kinh phí thì nhà nước có quyền đăng ký hoặc cơ quan khác đại diện cho nhà nước thực hiện đăng ký;
- Nếu nhiều cá nhân/tổ chức góp kinh phí, phương tiện vật chất thì các cá nhân/tổ chức này cũng có quyền đăng ký khi được tất cả các cá nhân khác đồng ý;
- Các cá nhân/tổ chức khác được người có quyền đăng ký chuyển giao quyền đăng ký dưới hình thức hợp đồng hoặc thừa kế theo quy định pháp luật.
Như vậy, các đối tượng được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thuộc một trong các trường hợp trên có quyền để tiến hành nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Xem thêm:
6. Quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Quyền nộp đơn đăng ký sẽ được thực hiện theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cụ thể như sau:
- Quyền nộp kiểu dáng, trước hết thuộc về tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả;
- Nếu kiểu dáng công nghiệp được tạo ra khi tác giả thực hiện nhiệm vụ do Tổ chức mà tác giả là thành viên giao cho. Hoặc được tác giả tạo ra chủ yếu do sử dụng kinh phí, phương tiện vật chất của Tổ chức, thì quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đó thuộc về Tổ chức giao việc hoặc Tổ chức cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả;
- Nếu kiểu dáng được tạo ra do tác giả thực hiện Hợp đồng thuê việc với Tổ chức hoặc cá nhân khác, và trong Hợp đồng không có thoả thuận nào khác, thì quyền nộp đơn kiểu dáng công nghiệp thuộc về Tổ chức hoặc cá nhân đã ký Hợp đồng đó với tác giả.
- Người nộp đơn kiểu dáng công nghiệp có thể chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, cho cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.
7. Hướng dẫn quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp năm 2024
7.1. Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Xác định đối tượng đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Đầu tiên cần xác định đối tượng muốn đăng ký có thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp hay không? Từ đó mới quyết định có nộp đơn đăng ký hay không?
Bước 2: Phân loại và tra cứu kiểu dáng
Việc phân loại và tra cứu sẽ giúp chủ đơn đánh giá được khả năng đăng ký trước khi quyết định nộp đơn đăng ký.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Sau khi tra cứu và kết luận KDCN có khả năng đăng ký, chủ đơn sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo thông tin bên dưới
Bước 4: Nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ
Việc nộp đơn đăng ký sẽ được ưu tiên sớm nhất để tránh việc kiểu dáng bị mất tính mới và có ngày ưu tiên sớm nhất
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Trường hợp Kiểu dáng công nghiệp đủ điều kiện bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo cấp văn bằng cho kiểu dáng, trường hợp ngược lại Cục SHTT sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký.
7.2. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những gì?
Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp, quý khách hàng sẽ phải chuẩn bị các tài liệu sau đây:
- Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHTT ban hành;
- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
- Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp;
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động), gồm một (1) bản;
- Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu đăng ký kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu, gồm một (1) bản;
- Giấy uỷ quyền (nếu cần);
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;
- Chứng từ nộp phí nộp đơn và phói công bố đơn, gồm một (1) bản.
- Bản tiếng Việt của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó;
- Tài liệu xác nhận quyền sơ hữu kiểu dáng công nghiệp (nếu có);
- Bản gốc của Giấy uỷ quyền, nếu trong đơn đã có bản sao;
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
7.3. Một số lưu ý khác khi nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Khi tiến hành đăng ký, chủ sở hữu cần chú ý một số vấn đề sau trong đơn đăng ký kiểu dáng.
Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của kiểu dáng công nghiệp và phải phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bộ hình vẽ và bao gồm các nội dung sau:
- Tên sản phẩm hoặc bộ phận sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;
- Chỉ số Phân loại Kiểu dáng công nghiệp Quốc tế (theo Thoả ước Locarno);
- Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;
- Các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết;
- Liệt kê ảnh chụp hoặc hình vẽ;
- Bản chất của kiểu dáng công nghiệp. Trong đó cần nêu rõ đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.
Bộ ảnh chụp hoặc hình vẽ phải thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp như đã được mô tả nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó. Ảnh chụp/hình vẽ phải rõ ràng và sắc nét. Không được lẫn các sản phẩm khác với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ.
Tất cả các ảnh chụp/hình vẽ phải theo cùng một tỉ lệ. Kích thước mỗi ảnh chụp/hình vẽ không được nhỏ hơn (90 x 120) mm và không được lớn hơn (210 x 297) mm.
- Đánh giá liệu xem kiểu dáng đăng ký có thuộc đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật SHTT hay không?
- Đánh giá kiểu dáng đăng ký có tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp hay không?
- Đánh giá xem kiểu dáng dự định đăng ký đã có ai nộp đơn đăng ký trước đó hay chưa?
7.4. Các bước thẩm định đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Các bước thẩm định đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành cụ thể như sau:
Bước 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1-2 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Bước 2: Công bố đơn hợp lệ đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được chấp nhận là hợp lệ công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký CDĐL là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.
Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được công nhận là hợp lệ, được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Bằng độc quyền KDCN cho đối tượng nêu trong đơn, theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định nội dung đơn KDCN là 8-15 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 4: Cấp bằng bảo hộ hoặc từ chối đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Sau khi hoàn thành thẩm định nội dung, trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đáp ứng yêu cầu bảo hộ, chủ sở hữu sẽ nộp phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp để nhận được văn bằng bảo hộ, trường hợp đơn không đáp ứng yêu cầu bảo hộ,, Cục SHTT sẽ thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
7.5. Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ phụ thuộc theo thời gian trong các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký kiểu dáng. Cụ thể như sau:
- Thời gian thẩm định hình thức đơn đăng ký: 1-2 tháng
- Thời gian công bố đơn đăng ký trên Công báo Sở hữu công nghiệp: 2 tháng
- Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng: 8 – 15 tháng
- Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký: 1-2 tháng
8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Người có quyền khiếu nại
- Người nộp đơn có quyền khiếu nại việc từ chối chấp nhận đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, từ chối cấp Văn bằng bảo hộ;
- Bất người thứ ba nào cũng có quyền khiếu nại quyết định cấp Văn bằng và phải nộp lệ phí khiếu nại theo quy định.
Thủ tục khiếu nại
- Nội dung khiếu nại phải được thể hiện thành văn bản. Trong đó phải nêu rõ họ tên và địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung Quyết định hoặc Thông báo bị khiếu nại; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan; tên đối tượng cần được bảo hộ nêu trong đơn; nội dung, lý lẽ, dẫn chứng minh hoạ cho lý lẽ khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc huỷ bỏ Quyết định hoặc kết luận liên quan;
- Đơn khiếu nại phải được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày ra Quyết định hoặc Thông báo. Đơn khiếu nại nộp sau thời hạn nêu trên không được xem xét.
- Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ phải có ý kiến trả lời bằng văn bản cho Người khiếu nại.
- Nếu không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ, Người khiếu nại có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Trường hợp khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho Người khiếu nại.
Xem ngay: Điều kiện đăng ký sản phẩm độc quyền?
9. Hướng dẫn cách tra cứu kiểu dáng công nghiệp
Nguồn tra cứu: Có rất nhiều nguồn để tra cứu, tại Việt Nam thì chúng ta có thể sử dụng Cơ sở dữ liệu điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các cơ quan Sở hữu trí tuệ các nước;…
Phương pháp tra cứu: theo phân loại locarno, tên kiểu dáng, tên của người nộp đơn,…
Công cụ tra cứu: website:https://thuvienphapluat.vn/
Khi đã truy cập được vào website tra cứu, Chúng ta cần tạo truy vấn tìm kiếm cho kiểu dáng công nghiệp, các trường tra cứu gồm có:
- Tên kiểu dáng công nghiệp;
- Phân loại Locarno;
- Tên chủ văn bằng;
- Số đơn,…
Tùy vào nhu cầu và mức độ cần thiết thì chúng ta chọn các trường tra cứu tương ứng. Kết quả Tra cứu bao gồm các dữ liệu về kiểu dáng tương ứng với các trường đã chọn, bao gồm Tổng số kết quả tìm được.
10. Lệ Phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
Lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp là khoảng phí mà người nộp đơn cần nộp cho cơ quan đăng ký. Trước khi có ý định đăng ký kiểu dáng công nghiệp, khách hàng sẽ tìm hiểu kỹ về chi phí phải trả cho dịch vụ này.
Việc làm này rất được hoan nghênh vì nhờ đó khách hàng nắm bắt rõ ràng thông tin hơn để có những chuẩn bị, điều chỉnh phù hợp.
Ở thời điểm hiện tại, chi phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ phụ thuộc vào:
- Khách hàng đăng ký tại quốc gia nào (mỗi quốc gia sẽ có cách tính chi phí khác nhau)
- Số lượng kiểu dáng mà khách hàng muốn đăng ký
- Số lượng các nước khách hàng muốn bảo hộ kiểu dáng
- Phí dịch vụ cho công ty được ủy quyền thay bạn thực hiện
- Phí gia hạn kiểu dáng công nghiệp (áp dụng khi đến thời gian phải gia hạn)
- Một số chi phí khác (tùy từng trường hợp)
Về cơ bản, chi phí đăng ký 1 kiểu dáng công nghiệp sẽ bao gồm các khoản phí sau:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;
- Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000/01 phân loại;
- Phí thẩm định đơn: 700.000VNĐ/01 đối tượng;
- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;
- Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình;
- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/01 đối tượng;
- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên.
11. Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của Thiên Di
Tùy thuộc vào nhu cầu, mong muốn và khả năng của từng đối tượng khách hàng mà chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp khác nhau. Do đó, điều quan trọng là khi liên hệ trao đổi dịch vụ, mọi người cần nói rõ các vướng mắc, vấn đề đang gặp phải hoặc quan tâm. Bởi chỉ như vậy, các luật sư, chuyên viên pháp lý của chúng tôi mới có thể tư vấn, hướng dẫn và đưa ra các báo giá hợp lý nhất.
Thông thường, khách hàng khi sử dụng dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của chúng tôi sẽ được các luật sư cung cấp những kiến thức cơ bản từ khái niệm theo Luật Sở hữu trí tuệ, điều kiện, tài liệu cần thiết để đăng ký, thời gian và chi phí. Nhờ đó, mọi người sẽ hiểu hơn về việc đăng ký bảo hộ độc quyền cho hình dáng bên ngoài của sản phẩm.
Vậy quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp của Thiên Di như thế nào?
- Tư vấn trước khi tiến hành đăng ký về mọi vấn đề liên quan
- Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết cho việc đăng ký
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp và chuyển cho khách hàng tham khảo
- Nộp hồ sơ công bố và tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại Cục Sở hữu trí tuệ
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ
- Tư vấn các vấn đề phát sinh liên quan (nếu có) sau khi hoàn thành công việc
12. Thiên Di là đơn vị đơn vị đăng ký thành công hơn 1.000 kiểu dáng công nghiệp
Chúng tôi đã giúp cho hơn 1.000 chủ sở hữu kiểu dáng có giấy chứng nhận đăng ký KDCN để nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường nắm bắt thời cơ
Chúng tôi tư vấn hoàn chỉnh từ khi thành lập doanh nghiệp, công bố chất lượng sản phẩm, đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký kiểu dáng công nghiệp, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu hỗ trợ xử lý vi phạm kiểu dáng giúp Khách Hàng yên tâm tập trung công tác kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.
Gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI
Địa chỉ: Số 36 đường A4, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0981 317 075
Điện thoại: 028.6293 9377
Email: info@luatthiendi.com
Website: https://luatthiendi.com/
Fanpage: Công Ty Thiên Di - Công Bố Sản Phẩm
Đăng ký để được tư vấn