Mở quán cà phê có phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không?

Mở quán cà phê có phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không?

Mở quán cà phê có phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không?

Hiện nay việc kinh doanh quán cà phê ngày càng phổ biến hơn và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm đến. Vậy mở quán cà phê có cần phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không? Điều kiện để được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là gì? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề trên.

 

1. Quán cà phê cần xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm vào thời điểm nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này”.

Các cơ sở không phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Như vậy, nếu hình thức kinh doanh của Quý khách thuộc các trường hợp trên thì sẽ không cần phải xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, nếu rơi vào các trường hợp sau thì việc kinh doanh quán cà phê buộc phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Có đăng ký kinh doanh;
  • Có bố trí khu vực pha chế, khu vực phục vụ khách hàng riêng biệt;
  • Có địa điểm kinh doanh cố định và quy mô kinh doanh không phải nhỏ lẻ.

2. Cấp giấy chứng phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Điều kiện

  • Phải đáp ứng các điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong bảo quản và vận chuyển thực phẩm.
  • Cụ thể phải đáp ứng điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
  • Đáp ứng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
  • Đáp ứng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm
  • Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và đảm bảo an toàn, lưu mẫu thức ăn
  • Nhân viên phục vụ phải có giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân và an toàn vệ sinh trong quá trình pha chế thức uống.

Hồ sơ

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Thủ tục

  • Cơ sở gửi Hồ sơ xin Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền.
  • Trong thời gian 5 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, có văn bản cho cơ sở bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ.
  • Đối với hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền sẽ có Quyết định thành lập đoàn thẩm định và tổ chức thẩm định tại thực địa.
  • Đối với cơ sở đủ điều kiện sẽ được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

3. Hậu quả pháp lý khi kinh doanh quán cà phê không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Căn cứ khoản 1 và Khoản 3 Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, hành vi không có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hộ kinh kinh doanh và 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với Công ty.

Công ty Thiên Di đã cung cấp dịch vụ xin giấy phép trọn gói các ngành thực phẩm trên hầu hết các tỉnh thành trên cả nước với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và tận tâm đã giúp cho hơn 1.000 doanh nghiệp có giấy phép xâm nhập và phát triển thị trường nhanh chóng.

Nếu như doanh nghiệp còn thắc mắc, không hiểu các vấn đề liên quan đến từ hồ sơ, quy trình, chi phí… hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau: hotline 0981 317 075 - 028.6293 9377 hoặc để lại thông tin tại website của Thiên Di.

 

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0981317075 - 0968 360 760

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com