Thủ tục đăng ký sở hữu bản quyền tên thương hiệu sản phẩm độc quyền

Thủ tục đăng ký sở hữu bản quyền tên thương hiệu sản phẩm độc quyền

Thủ tục đăng ký sở hữu thương hiệu mới nhất năm 2024

Nghe đọc bài

Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam thì “thương hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau”, bất kỳ chủ thể nào thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu đều phải trải qua những giai đoạn thẩm định theo quy định của pháp luật,...

1. Trình tự thủ tục đăng ký sở hữu thương hiệu

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ (“Luật SHTT”), một thương hiệu từ khi đăng ký cho đến khi được cấp bằng bảo hộ mất khoảng 12 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian này có thể kéo dài từ 15 đến 18 tháng, thậm chí hơn. Vậy trong thời gian đó Cục SHTT làm gì và người nộp đơn có các quyền gì? Thông thường sẽ phải trải qua các bước:

1.1. Thẩm định hình thức đơn

Khi hồ sơ đăng ký sở hữu thương hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ (“Cục SHTT”), trong vòng 01 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục SHTT sẽ thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu.

Đơn hợp lệ sẽ được tiếp tục xem xét, đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối. Các nội dung xem xét về hình thức đơn được quy định tại Điều 105 Luật SHTT, bao gồm:

- Đầy đủ tài liệu (tờ khai, mẫu thương, giấy ủy quyền nếu nộp đơn thông qua đại diện, tài liệu chứng minh quyền ưu tiên nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên);

- Mẫu thương hiệu: rõ ràng, đúng khổ quy định và phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành nên thương hiệu, ý nghĩa tổng thể của thương hiệu (nếu có). Nếu thương hiệu có từ, ngữ tượng hình hoặc bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt;

- Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu: phải phân loại phù hợp theo Thỏa ước Ni –xơ phiên bản 11 về phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ;

- Đối với thương hiệu chứng nhận hoặc thương hiệu tập thể thì phải cung cấp thêm Quy chế sử dụng với những nội dung cụ thể theo Luật định.

Sau 30 ngày thẩm định về mặt hình thức, Cục SHTT sẽ ra Thông báo Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. Hiểu đơn giản, đây là giai đoạn hợp lệ về mặt hồ sơ, chưa xét gì đến dấu hiệu yêu cầu bảo hộ.

Lưu ý rằng, ngày nộp đơn có ý nghĩa lớn đối với người nộp đơn bởi lẽ, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ dựa vào nguyên tắc “first to file”, ai nộp đơn trước sẽ có quyền ưu tiên trước, Cục SHTT sẽ dựa vào ngày nộp đơn để có thể đưa ra thông báo từ chối đối với những đơn trùng hoặc tương tự nộp sau đó.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

1.2. Công bố đơn đăng ký sở hữu thương hiệu

Đơn đã được chấp nhận hợp lệ về hình thức đều được Cục SHTT công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Thời gian công bố đối với thương hiệu là 02 tháng kể từ ngày có chấp nhận hợp lệ (Điều 14 Thông tư 01).

Kể từ thời điểm này, bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với Cục SHTT về việc cấp hoặc không cấp bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải lập thành văn bản, kèm tài liệu hoặc dẫn nguồn thông tin để chứng minh (Điều 112 Luật SHTT).

1.3. Thẩm định nội dung đăng ký sở hữu thương hiệu

Đây là giai đoạn khó nhất và mất nhiều thời gian nhất. Nếu thẩm định hình thức chỉ xoay quanh việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, phân loại đúng hàng hóa/dịch vụ thì thẩm định nội dung lại xem xét thương hiệu có thuộc đối tượng được bảo hộ hay không, có trùng hoặc tương tự với thương hiệu của chủ đơn khác hay không.

Thời gian để thực hiện công việc thẩm định nội dung là 09 tháng kể từ ngày công bố đơn hợp lệ.

Khi kết thúc giai đoạn này, thông thường sẽ có hai kết quả: một là, Cục SHTT ra Thông báo kết quả thẩm định nội dung nếu dấu hiệu không đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục SHTT sẽ ấn định thời gian là 02 tháng để chủ đơn có ý kiến về việc từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Hết thời hạn ấn định nếu người nộp đơn không có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc ý kiến trả lời không xác đáng, Cục SHTT sẽ ra Quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu (“Giấy CNĐKNH”). Hai là, Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nếu dấu hiệu đáp ứng yêu cầu bảo hộ.

1.4. Cấp văn bằng bảo hộ

Trong thời gian 01 tháng kể từ ngày ký Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn phải nộp lệ phí liên quan đến Thông báo này. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí, Cục SHTT sẽ tiến hành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ. Trong trường hợp, người nộp đơn không đóng lệ phí, Cục SHTT sẽ ra Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

1.5. Thời hạn bảo hộ thương hiệu

Giấy CNĐKNH có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký thương hiệu. Được gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm.

Trong vòng 06 tháng trước khi Giấy CNĐKNH hết hiệu lực, chủ Giấy CNĐKNH phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục SHTT. Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời gian quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy CNĐKNH hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn. Hết thời gian này, chủ bằng không nộp lệ phí gia hạn thì Giấy CNĐKNH sẽ bị chấm dứt hiệu lực (Điều 20.4 Thông tư 01)

2. Hướng dẫn thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm độc quyền

Thủ tục Đăng ký thương hiệu sản phẩm sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Lựa chọn đơn vị tư vấn

Khi thực hiện việc tra cứu và đăng ký nhãn hiệu thì việc lựa chọn đơn vị tư vấn là rất quan trọng.

Không phải công ty luật, đơn vị tư vấn nào cũng là Tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ.

Các đơn vị tư vấn là Đại diện Sở hữu trí tuệ mới thực sự là các đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm để tư vấn, đánh giá tốt nhất khả năng nhãn hiệu thành công khi đăng ký.

Các đơn vị đại diện Sở hữu trí tuệ sẽ hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến phản đối đơn, từ chối đơn của Quý khách hàng trong quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ có chức năng ký đơn thay cho chủ đơn và đại diện chủ đơn làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ để đảm bảo tối đa quyền lợi cho khách hàng.

Công ty Thiên Di là một tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ nên quý khách hàng sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi khi sử dụng dịch vụ về đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi.

Bước 2: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu

Lựa chọn nhãn hiệu: Chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu là các dấu hiệu mô tả không có khả năng cấp bằng bảo hộ.

Lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký: Bạn cần lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo hướng dẫn nêu trên. Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần thực hiện theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Ni-xơ.

Bước 3: Tra cứu thương hiệu để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu)

Sau khi đã tiến hành thiết kế thương hiệu, khách hàng sẽ tra cứu xem thương hiệu có khả năng đăng ký hay không. Trong trường hợp kết quả cho thấy rằng thương hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.

Hiện nay, tại Việt Nam có mấy hình thức tra cứu như sau:

– Tra cứu trên công cụ tìm kiếm google: Khi khách hàng muốn đăng ký 1 nhãn hiệu ABC cho sản phẩm thời trang, khách hàng cần tra cứu sơ bộ xem đã có doanh nghiệp hoặc cá nhân nào đang kinh doanh nhãn hiệu này không trước khi cân nhắc việc đặt tên cho nhãn hiệu. Cú pháp đơn giản là khách hàng chỉ cần gõ “hàng thời trang abc” sẽ ra kết quả để khách hàng tham khảo/

– Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của cục SHTT tại địa chỉ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php. Trong mục nhãn hiệu tìm kiếm khách hàng sẽ gõ từ ABC và mục nhóm sp/dịch vụ sẽ chọn số 25 (nhóm về hàng thời trang theo quy định của bảng phân nhóm quốc tế về nhãn hiệu)

Lưu ý: 02 hình thức nêu trên là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, kết quả chỉ mang tính chất tham khảo (chính xác 40%), do đó, để đảm bảo kết quả chuẩn, khách hàng nên cân nhắc hình thức tra cứu sau đây

– Tra cứu qua dịch vụ tra cứu: khi khách hàng sử dụng dịch vụ tra cứu chuyên sâu, các công ty dịch vụ sẽ tiến hành tra cứu tại Cục SHTT thông qua chuyên viên, kết quả tra cứu sẽ đảm bảo chính xác trên 90%

Bước 4: Nộp đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm tại Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi tra cứu và xác nhận thương hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu thương hiệu cần sớm nhất tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ để lấy ngàu ưu tiên sớm nhất.

Bước 5: Theo dõi các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.

Bước 6: Công bố đơn

Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.

Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.

Bước 7: Thẩm định nội dung đơn

Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ (CSHTT) xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, CSHTT có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì CSHTT ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.

Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện. CSHTT ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.

Bước 8: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.

Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng (năm 2021 do dịch bệnh lệ phí cấp văn bằng bảo hộ từ 120.000 đồng còn 60.000 đồng cho 01 nhãn hiệu, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ).

Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;

Phí công bố: 120.000 đồng/

Nếu đơn đăng ký có nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thì khi nộp lệ phí cấp bằng sẽ tăng thêm là: 100.000 đồng/1 nhóm. Lưu ý: Năm 2021 được giảm còn 50.000 đồng/nhóm tăng thêm.

Bước 9: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sản phẩm

Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí vấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Hồ sơ cần chuẩn bị để làm thủ tục đăng ký sở hữu bản quyền thương hiệu

Để có được giấy chứng nhận thương hiệu độc quyền, bạn cần chuẩn bị các loại hồ sơ sau đây để nộp lên Cục sở hữu trí tuệ:

  • Tờ khai theo mẫu (Thiên Di soạn cho khách hàng)
  • Mẫu thương hiệu (5 mẫu) in trên giấy A4, kích thước 8×8 cm và in đúng mẫu thương hiệu sẽ sử dụng
  • Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập… (bản sao công chứng)
  • Tài liệu chứng minh quyền sử dụng thương hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt của Luật Sở Hữu Trí Tuệ (Sẽ được Thiên Di tư vấn nếu có dấu hiệu đặc biệt)

4. Chi phí làm thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hết bao nhiêu?

Chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu, nhãn hiệu, logo độc quyền bao gồm 2 khoản: lệ phí nộp nhà nước và phí dịch vụ.

1. Phí dịch vụ đăng ký logo độc quyền, bản quyền thương hiệu, nhãn hiệu: 1.075.000 đồng.

2. Lệ phí nộp nhà nước: 925.000 đồng.

  • Lệ phí nộp đơn đăng ký thương hiệu - 75.000 đồng;
  • Lệ phí công bố đơn đăng ký - 120.000 đồng;
  • Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định - 180.000 đồng;
  • Phí thẩm định đơn đăng ký - 550.000 đồng.

Lưu ý:

Lệ phí trên dành cho 1 logo thương hiệu/1 nhóm ngành nghề/tối đa 6 sản phẩm.

=> Cần hỗ trợ tư vấn thêm vui lòng liên hệ theo số hotline: 0981317075 

5. Dịch vụ đăng ký sở hữu bản quyền tên thương hiệu tại luật Thiên Di

- Là đơn vị được đào tạo chuyên sâu của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Và Đại Học Luật TP.HCM, đã được cấp chứng chỉ đào tạo và chúng tôi đã đăng ký thành công cho gần 300 tổ chức, cá nhân có được bản quyền tác giả cho mình

- Chúng tôi tư vấn hoàn chỉnh từ khi trước khi thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép kinh doanh, đăng ký bản quyền logo, đăng ký bảo hộ thương hiệu, bản quyền tác giả. Khách hàng chỉ làm việc với một đơn vị tư vấn uy tín như Thiên Di sẽ có được giải pháp toàn diện

- Soạn hồ sơ chuẩn, đúng quy định pháp luật giúp khách hàng an toàn trong suất quá trình kinh doanh, đồng hành cùng khách hàng khi cơ quan chức năng kiểm tra định kỳ, hậu kiểm (hướng dẫn khách hàng chuẩn bị giấy tờ phục vụ đoàn kiểm tra, hỗ trợ phản hồi ý kiến của cơ quan kiểm tra nếu có, hỗ trợ tiếp đoàn kiểm tra đối với các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Thiên Di thường xuyên)

- Miễn phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập chi nhánh, thành lập địa điểm kinh doanh, thay đổi giấy phép kinh doanh (Khách hàng đóng phí nhà nước).

- Đặc biệt, tất cả các Khách Hàng có giao dịch với Công ty Thiên Di đều có cơ hội nhận quà với nhiều phần quà hấp dẫn.

6. Lý do nên lựa chọn dịch vụ bảo hộ thương hiệu của Thiên Di

- Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống

- Hiện nay Công ty Thiên Di đang có chương trình hỗ trợ miễn phí dịch vụ thiết kế logo, thương hiệu cho Khách Hàng khi sử dụng đăng ký bảo hộ logo, thương hiệu tại Công ty Thiên Di

- Để đồng hành cùng khách hàng trong quá trình thành lập, phát triển Công ty. Hiện nay Công ty Thiên Di đang có chính sách miễn phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập chi nhánh.

- Công ty Thiên Di có chính sách tra cứu khả năng bảo hộ miễn phí cho khách hàng, chúng tôi tiến hành tra cứu chuyên sâu và rất kỹ trong kho dữ liệu của Cục Sở Hữu Trí Tuệ và Tổ chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới (WIPO). Sau khi tra cứu thấy có khả năng bảo hộ cao mới tiến hành nộp đơn đăng ký. Trong trường hợp khả năng bảo hộ thấp, Chúng tôi sẽ tư vấn Khách Hàng sửa đổi logo, thương hiệu để khả năng bảo hộ là cao nhất.

Điều này đảm bảo logo, thương hiệu của Khách Hàng có khả năng được cấp văn bằng, tránh trường hợp đầu tư nhiều kinh phí để marketing logo, thương hiệu mà logo, thương hiệu không được bảo hộ đồng thời tránh được việc xâm phạm các logo, thương hiệu của các đơn vị đã được cấp văn bằng bảo hộ hoặc đã nộp đơn trước.

- Gồm các chuyên gia, các nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm.

- Luôn được cập nhật các quy định/quy chế mới, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.

- Có khả năng chịu áp lực công việc cao.

- Luôn trau dồi bản thân, chuyên môn hướng tới sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Đội ngũ nhân sự

Tiềm lực nhân sự là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Do đó, Thiên Di luôn chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nghiêm túc và luôn thân thiện với khách hàng – đó là kim chỉ nam cho sự thành công của chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Thiên Di cung cấp dịch vụ đăng ký sở hữu thương hiệuđăng ký bản quyền logo thương hiệu, đăng ký bảo hộ logo thương hiệu độc quyền, đăng ký bảo hộ logo, đăng ký thương hiệu logo, thủ tục đăng ký logo thương hiệu độc quyền, đăng ký bản quyền tác giả logo, đăng ký logo công ty...tại Việt Nam, Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ này trên tất cả các tỉnh thành trong cả Nước, hoàn tất hồ sơ, thủ tục đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà Nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.

Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí.

Chi tiết liên hệ: 0981 317 075 - 0868 083 683 – Email: info@luatthiendi.com

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 36 đường A4, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0981 317 075 - 0868 083 683

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com

Website: luatthiendi.com