Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền - Bảo vệ tài sản vô hình của bạn

Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền - Bảo vệ tài sản vô hình của bạn

Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền - Bảo vệ tài sản vô hình của bạn

Đăng ký thương hiệu độc quyền là thủ tục vô cùng quan trọng để xác lập quyền sở hữu với nhãn hiệu, thương hiệu đối với sản phẩm dịch vụ kinh doanh. Để tránh đánh rơi thương hiệu của mình vào tay đối thủ thì sau khi thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh thì chúng ta cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Việc đăng ký thương hiệu độc quyền, đăng ký nhãn hiệu của tổ chức/cá nhân ngày càng trên phổ biến và cấp thiết. Cách đăng ký thương hiệu độc quyền ra sao? Đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu? Chúng ta cần tìm hiểu gì để có thể tiến hành thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu đúng quy định của pháp luật?

1. Đăng ký thương hiệu là gì?

Đăng ký thương hiệu là thủ tục hành chính do cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu thương hiệu tiến hành nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ, đơn đăng ký thương hiệu sẽ qua các bước thẩm định (i) hình thức (ii) công bố đơn (iii) thẩm định nội dung (iv) cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu

Việc đăng ký thương hiệu là một việc làm quan trọng và cấp bách với chủ sở hữu để có thể bảo hộ độc quyền thương hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi sẽ nêu 1 số lý do tại sao khách hàng cần tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu.

– Đăng ký thương hiệu để chứng minh được quyền sở hữu của chủ sở hữu với bên khác;

– Quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu chỉ phát sinh khi thương hiệu đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký;

– Được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký;

– Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu đã đăng ký;

– Tạo lợi thế cạnh tranh và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với sản phẩm mang thương hiệu của người khác;

– Khi thương hiệu trở lên nổi tiếng, chủ sở hữu có thể cho phép bên khác sử dụng hoặc chuyển nhượng thương hiệu, từ đó sẽ thu được 1 khoản lợi nhuận;

2. Những ai được đăng ký nhãn hiệu độc quyền?

- Tại điều 789 luật dân sự được cụ thể như sau:

  • Cá nhân, pháp nhân những chủ thể khác tiền hành hoạt động sản xuất, dịch vụ hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản phẩm, dịch vụ do chính họ sản xuất hoặc sẽ sản xuất.
  • Cá nhân, pháp nhân hay các chủ thể khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, hàng hóa cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường, nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm tương ứng và không phải đổi việc nộp đơn nói trên.
  • Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ thuộc về cá nhân, pháp nhân đại diện cho cá nhân, pháp nhân.
  • Quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đã nộp, có thể được chuyển giao như đối với sáng chế giải pháp hữu ích hay kiểu dáng công nghiệp.

đăng ký độc quyền thương hiệu

Đăng ký độc quyền thương hiệu

3. Quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ trước khi đăng ký

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền

Bước 3: Nộp hồ sơ đang ký thương hiệu độc quyền và theo dõi kết quả tại Cục Sở hữu trí tuệ

Bước 4: Nhận kết quả đăng ký nhãn hiệu

4. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền:

  • 02 bản sao y chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu là tổ chức)'
  • Bản sao công chứng Giấy Chứng minh nhân dân của chủ sở hữu nhãn hiệu (nếu là cá nhân)
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (theo mẫu).
  • File mềm (định dạng JPEG) mẫu nhãn hiệu độc quyền cần đăng ký
  • Những giấy tờ xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp trong trường hợp người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác.
  • Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
  • Giấy uỷ quyền nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho Nam Việt Luật

5. Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền chi tiết các bước:

A. TRA CỨU KHẢ NĂNG ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN (%, 02-03 ngày làm việc)

1. Tra cứu sơ bộ cho 05 Nhãn hiệu đầu tiên

  • Lệ phí nhà nước: Miễn phí
  • Phí dịch vụ: Miễn phí
  • Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị: Gửi thông tin về Nhãn hiệu và Nhóm sản phẩm/dịch vụ để tra cứu sơ bộ

2. Tra cứu chuyên sâu (chỉ có dữ liệu tra cứu), cho 1 nhãn hiệu cho 1 nhóm đầu tiên)

Sau khi tra cứu sơ bộ, nếu có khả năng thì mới tiến hành tra cứu chuyên sâu (Thẩm định viên Cục SHTT sẽ tiến hành tra cứu)

  • Phí dịch vụ cho nhóm đầu tiên: 700.000 đ
  • Phí dịch vụ cho mỗi nhóm tiếp theo, từ nhóm thứ 2 trở đi: 400.000 đ

B. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYÈN (24-26 tháng, kể từ ngày nộp đơn)

1. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền

  • Phí dịch vụ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu từ nhóm thứ 2 trở đi
  • Lệ phí nhà nước: 730.000 đ
  • Phí dịch vụ: 1.000.000 đ
  • Phí dịch vụ cho mỗi sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi
  • Lệ phí nhà nước: 150.000 đ
  • Phí dịch vụ: Miễn phí

2. Nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền qua đại diện

(đã bao gồm công bố đơn và thẩm định nội dung, phí cấp văn bằng) cho 1 nhóm đầu tiên

Ưu điểm:

- Ít thủ tục, giấy tờ;

- Nhanh chóng;

- Đảm bảo xử lý đúng hạn khi có Thông báo của Cục SHTT (Nhiều TH Cục gửi về cho KH nhưng KH không có tại trụ sở chính, không nhận được Thông báo dẫn đến đơn bị từ chối);

- Theo dõi, tiếp nhận thông tin cho đến khi cấp Văn bằng bảo hộ;

- Nam Việt Luật soạn thảo và hướng dẫn ký, đóng dấu giấy ủy quyền (bản gốc có thể bổ sung sau);

  • Lệ phí nhà nước: 1.000.000 đ
  • Phí dịch vụ: 3.360.000 đ

C.THỦ TỤC TRẢ LỜI TỪ CHỐI ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

1. Trả lời từ chối ở giai đoạn hình thức: Tùy thuộc vào nội dung dự định từ chối

  • Lệ phí nhà nước: Từ 160.000 đ
  • Phí dịch vụ: Từ 2.000.000 đ

2. Trả lời từ chối ở giai đoạn nội dung: Tùy nội dung dự định từ chối

  • Lệ phí nhà nước: Từ 160.000 đ
  • Phí dịch vụ: Từ 3.500.000 đ

D. GIA HẠN HIỆU LỰC VĂN BẰNG (03-05 tháng): Nộp kèm văn bằng gốc

1. Gia hạn 1 văn bằng cho 1 nhóm đầu tiên

  • Lệ phí nhà nước: 1.200.000 đ
  • Phí dịch vụ: 2.000.000 đ

2. Gia hạn cho mỗi nhóm tiếp theo, từ nhóm thứ 2 trở đi

  • Lệ phí nhà nước: 800.000 đ
  • Phí dịch vụ: 200.000 đ

E. SỬA ĐỔI ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN ( 03-05 tháng)

1. Sửa đổi đơn nhãn hiệu, cho mỗi nội dung sửa đổi

- Nộp kèm ĐKKD cũ + mới (bản công chứng)

  • Lệ phí nhà nước: 280.000 đ
  • Phí dịch vụ: 1.000.000 đ

2. Sửa đổi Văn bằng đã cấp (tên và/hoặc địa chỉ của chủ đơn), cho mỗi nội dung sửa đổi

- Nộp kèm ĐKKD cũ + mới (bản công chứng)

- Nộp kèm Văn bằng gốc.

  • Lệ phí nhà nước: 400.000 đ
  • Phí dịch vụ: 1.000.000 đ

F. CHUYỂN NHƯỢNG ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN (05-07 tháng)

1. Chuyển nhượng đơn đăng ký

  • Lệ phí nhà nước: 280.000 đ
  • Phí dịch vụ: 2.500.000 đ

2. Chuyển nhượng Văn bằng

- Nộp kèm Văn bằng gốc;

- Hợp đồng chuyển nhượng.

  • Lệ phí nhà nước: 650.000 đ
  • Phí dịch vụ: 3.000.000 đ

3. Soạn thảo Hợp đồng chuyển nhượng (theo yêu cầu)

  • Lệ phí nhà nước: Miễn phí
  • Phí dịch vụ: 5.000.000 đ +

Lưu ý: Chi phí nêu trên không bao gồm V.A.T, phí trả lời từ chối, phí trả lời phản đối của bên thứ ba và các chi phí phát sinh khác (nếu có).

6. Thời gian xem xét đơn đăng ký thương hiệu độc quyền

  • Thẩm định hình thức: Đánh giá tính chất hợp lệ của đơn theo yêu cầu về hình thức đối tượng loại trừ, quyền nộp đơn để đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không, sẽ mất thời gian 1 -2 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Công bố đơn hợp lệ: Khi đơn được chấp nhận tức là đã hợp lệ được công bố trên thông báo SHCN trong thời gian 2-3 tháng kể từ ngày chấp nhận, nội dụng công bố liên quan tới mẫu nhãn hiệu, danh ục hàng hóa và dịch vụ kèm theo.
  • Thẩm định nội dung: Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công bố là hợp lệ thì sẽ phải thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, thời hạn thẩm định nội dung đơn sẽ từ 15-18 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Đó là tất cả những hồ sơn, thủ tục, quy trình liên quan tới thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền. Sẽ mất thời gian khá dài thể thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, bạn có thể nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện tới cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc các văn phòng đại diện có ở hai thành phố lớn là Đà Nẵng và TPHCM.

Thiên Di cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu sản phẩmdịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyềnđăng ký bảo hộ logo thương hiệu độc quyềnđăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu,...tại Việt Nam, Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ này trên hầu hết các tỉnh thành trong cả Nước, hoàn tất hồ sơ, thủ tục đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà Nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.

Đăng ký mã số mã vạch

Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch tại Thiên Di

Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí. Chi tiết liên hệ: 0982020789 – Email: info@luatthiendi.com

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0982020789

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com

Website: luatthiendi.com