Thủ tục mới nhất 2022 về đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Thủ tục mới nhất 2022 về đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Thủ tục mới nhất 2022 về đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Nghe đọc bài

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là việc chủ sở hữu kiểu dáng tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp tại Cục sở hữu trí tuệ để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp kiểu dáng công nghiệp cho chủ sở hữu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

 

1. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là việc chủ sở hữu kiểu dáng tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp tại Cục sở hữu trí tuệ để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp kiểu dáng công nghiệp cho chủ sở hữu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp rất quan trọng trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ tạo cho cá nhân, tổ chức sẽ tạo nên một “bức tường” kiên cố, che chắn cho sản phẩm trí tuệ của mình là kiểu dáng công nghiệp khỏi các hành vi xâm phạm (sao chép, đạo nhái…).

2. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, để được đăng ký bảo hộ (cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền) KDCN đăng ký phải đáp ứng được các điều kiện sau:

Tính mới của Kiểu dáng công công nghiệp:

Kiểu dáng chưa được bị lộ trước thời điểm nộp đơn (có nghĩa chủ sở hữu cần nộp đơn đăng ký trước thời điểm đưa KDCN ra ngoài thị trường để lưu thông.

Trình độ sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp:

Yêu cầu kiểu dáng công nghiệp phải đạt được trình độ sáng tạo khác biệt với các KDCN khác đã có trên thị trường (không trùng hoặc gây nhầm lẫn với các sản phẩm đã có)

Khả năng áp dụng công nghiệp:

Có thể chế tạo (sản xuất) ra các sản phẩm giống nhau bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp

3. Sản phẩm nào không được đăng ký với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp?

Theo quy định tại điều 64 Luật sở hữu trí tuệ, Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

- Đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

4. Quy trình Đăng ký kiểu dáng công nghiệp năm 2022 như thế nào?

Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định đối tượng cần đăng ký bảo hộ kiểu dáng

Đầu tiên cần xác định đối tượng muốn đăng ký có thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp hay không? Từ đó mới quyết định có nộp đơn đăng ký hay không?

Bước 2: Phân loại và tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng trước khi nộp đơn

Việc phân loại và tra cứu sẽ giúp chủ đơn đánh giá được khả năng đăng ký trước khi quyết định nộp đơn đăng ký.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Sau khi tra cứu và kết luận KDCN có khả năng đăng ký, chủ đơn sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo hồ sơ chi tiết chúng tôi sẽ hướng dẫn bên dưới.

Bước 4: Nộp đơn đăng ký kiểu dáng tại Cục Sở hữu trí tuệ

Việc nộp đơn đăng ký sẽ được ưu tiên sớm nhất để tránh việc kiểu dáng bị mất tính mới và có ngày ưu tiên sớm nhất

Bước 5: Thẩm định và cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Trường hợp Kiểu dáng công nghiệp đủ điều kiện bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo cấp văn bằng cho kiểu dáng, trường hợp ngược lại Cục SHTT sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký.

5. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những tài liệu sau đây:

– 02 Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHTT ban hành;

– 02 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;

– 02 Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp;

– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động), gồm một (1) bản;

– Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu đăng ký kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu, gồm một (1) bản;

– Giấy uỷ quyền (nếu cần);

– Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;

– Chứng từ nộp phí nộp đơn và phí công bố đơn, gồm một (1) bản.

– Bản tiếng Việt của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó;

– Tài liệu xác nhận quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp (nếu có);

– Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, kể cả bản dịch ra tiếng Việt. 

Công ty Thiên Di đã cung cấp dịch vụ xin giấy phép trọn gói các ngành trên hầu hết các tỉnh thành trên cả nước với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và tận tâm đã giúp cho hơn 1.000 doanh nghiệp có giấy phép xâm nhập và phát triển thị trường nhanh chóng.

Nếu như doanh nghiệp còn thắc mắc, không hiểu các vấn đề liên quan đến từ hồ sơ, quy trình, chi phí… hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau: hotline 0981 317 075 - 028.6293 9377 hoặc để lại thông tin tại website của Thiên Di.