Tìm hiểu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000

Tìm hiểu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000

Tìm hiểu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 mang đến cho doanh nghiệp bức tranh toàn cảnh về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra những yêu cầu để doanh nghiệp tuân thủ và đảm bảo cho sản phẩm thực phẩm được sản xuất và bảo quản một cách an toàn nhất. Điều này giúp sản phẩm thực phẩm tránh xa các mối nguy hại có khả năng gây mất an toàn. Vậy cụ thể tiêu chuẩn ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý an toàn này là như thế nào?

 

 

1. Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?

ISO 22000 là tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng tập trung vào an toàn thực phẩm. Tên đầy đủ là ISO 22000 Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm).

ISO 22000 là tiêu chuẩn được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

2. Đối tượng nào nên áp dụng ISO 22000?

ISO 22000 có thể được áp dụng ở bất kỳ tổ chức nào được liên quan một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong chuỗi thực phẩm bao gồm:

  • Các nông trại, ngư trường và trang trại sữa
  • Các nhà chế biến thịt, cá và thức ăn chăn nuôi
  • Các nhà sản xuất bánh mì, ngũ cốc, thức uống, thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp.
  • Các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm như nhà hàng, hệ thống cung cấp thức ăn nhanh, các bệnh viện và khách sạn và những nhà bán thực phẩm lưu động.
  • Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm lưu trữ và phân phối thực phẩm và cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm, phụ gia, nguyên vật liệu, dịch vụ dọn dẹp và vệ sinh và đóng gói.

Tóm lại, một phần hoặc toàn bộ các yêu cầu của ISO 22000 sẽ áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào tiếp xúc với ngành thực phẩm hoặc chuỗi thực phẩm.

 

3. Lợi ích khi áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000

Một doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo được lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt tạo điều kiện dễ dàng cho việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới. Bên cạnh đó, việc áp dụng ISO 22000 còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

  • Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Có thể thay thế cho nhiều tiêu chuẩn khác nhau: GMP, HACCP, EUROGAP, BRC, SQF, IFS
  • Giảm chi phí bán hàng
  • Giảm tối đa các nguy cơ ngộ độc, kiện cáo, phàn nàn của khách hàng
  • Tăng cường uy tín, sự tin cậy, sự hài lòng của nhà phân phối, khách hàng.
  • Cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp
  • Thuận tiện trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác (ISO 9001, ISO/IEC 17025, ISO 14000)

4. Các yêu cầu cơ bản của ISO 22000:2018

  • Có chính sách an toàn thực phẩm tổng thể cho tổ chức của bạn, do lãnh đạo cao nhất phát triển. Đặt ra các mục tiêu sẽ thúc đẩy công ty của bạn nỗ lực tuân thủ chính sách này. 
  • Các chương trình tiên quyết hiệu quả tại chổ để tạo điều kiện ngăn ngừa và giảm chất ô nhiễm trong sản phẩm, quá trình chế biến sản phẩm và môi trường làm việc.
  • Tài liệu phân tích mối nguy và kế hoạch kiểm soát mối nguy phải được soạn thảo và phát triển để xác định, ngăn chặn và loại bỏ các mối nguy về an toàn thực phẩm.
  • Hệ thống quy trình liên quan tới quản lý an toàn thực phẩm đều được lập thành văn bản truyền đạt tới toàn tổ chức để vận hành việc kiểm soát mối nguy gây mất an toàn thực phẩm.
  • Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc để xác định sản phẩm.
  • Thiết lập một hệ thống hành động khắc phục và kiểm soát sản phẩm không phù hợp.
  • Duy trì một thủ tục được ghi chép để xử lý việc thu hồi sản phẩm.
  • Kiểm soát các thiết bị giám sát và đo lường.
  • Thiết lập và duy trì đánh giá nội bộ.
  • Cần có kế hoạch ứng phó và xử lý các tình huống khẩn cấp.
  • Tổ chức các cuộc họp đánh giá quản lý định kỳ để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
  • Liên tục cập nhật và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
  • Cung cấp đầy đủ các nguồn lực cho hoạt động hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm bằng các hoạt động đào tạo nhân viên, đầu tư cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc phù hợp.

Công ty Thiên Di đã cung cấp dịch vụ xin giấy phép trọn gói các ngành thực phẩm trên hầu hết các tỉnh thành trên cả nước với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và tận tâm đã giúp cho hơn 1.000 doanh nghiệp có giấy phép xâm nhập và phát triển thị trường nhanh chóng.

Nếu như doanh nghiệp còn thắc mắc, không hiểu các vấn đề liên quan đến từ hồ sơ, quy trình, chi phí… hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau: hotline 0981 317 075 - 028.6293 9377 hoặc để lại thông tin tại website của Thiên Di.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0981317075 - 0968 360 760

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com