Các bước đăng ký bản quyền tác giả
Quyền tác giả là gì?
Theo Điều 4 của Luật Sở Hữu Trí Tuệ: Quyền tác gỉa là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Tại sao phải đăng ký Quyền tác giả
Việc đăng ký bản quyền tác giả sẽ tránh làm phát sinh nhưng tranh chấp không đáng có về thời điểm sáng tạo cũng như về tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm.
Thủ tục Đăng ký bản quyền tác giả bao gồm các bước sau:
Bước 1: Phân loại đối tượng/tác phẩm sẽ được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả:
Ví dụ: Phần mềm máy tính sẽ được đăng ký bảo hộ dưới loại hình tác phẩm là phần mềm máy tính hoặc bài hát sẽ được đăng ký dưới hình thức tác phẩm âm nhạc
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cho việc đăng ký bản quyền tác giả
Sau khi lựa chọn được đối tượng đăng ký, chủ sở hữu sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký. hồ sơ sẽ bao gồm:
+ Đơn đăng ký bản quyền tác giả (theo mẫu)
+ Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước của tác giả ( người sáng tạo ra tác phẩm);
+ Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập của chủ sở hữu tác phẩm;
+ Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng thuê sáng tạo ra tác phẩm;
+ Giấy cam đoan của tác giả sáng tạo ra tác phẩm;
+ Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền;
+ 02 bản in tác phẩm, tùy thuộc vào từng đối tượng sẽ có cách khác nhau. Ví dụ: bài hát sẽ có 02 bản in, kịch bản sẽ có 02 bản in trên giấy A4
+ Tài liệu khác (tùy từng trường hợp khác nhau)
Bước 3: Nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, chủ sở hữu, tác giả sẽ nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả hoặc văn phòng đại diện của Cục. Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới cơ quan nêu trên.
Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký cho đến khi ra quyết định cuối cùng
Sau khi hồ sơ được nộp, chủ sở hữu sẽ theo dõi hồ sơ và kịp thời bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên cho đến khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký hoặc thông báo từ chối (Cục sẽ nêu rõ lý do từ chối)
Theo Bộ Luật sở hữu trí tuệ 2014 ghi tại khoản 2 điều 50, Đơn đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
- Hai bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền.
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Xem thêm bài viết đăng ký logo, thương hiệu, nhãn hiệu tại đây
Các giấy tờ cần chuẩn bị để đăng ký quyền tác giả.
Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả/các đồng tác giả
- 03 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký;
- Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả (kèm theo bản chính chứng minh nhân dân để đối chiếu nếu bản sao không có công chứng: 1 bản);
- Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các đồng tác giả;
- Giấy uỷ quyền của tác giả/các tác giả :01 bản (theo mẫu);
- Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai – 01 bản (theo mẫu);
Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu không đồng thời là tác giả (tổ chức, công ty)
- 02 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký;
- Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả (kèm theo bản chính chứng minh nhân dân để đối chiếu nếu bản sao không có công chứng: 1 bản);
- Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các đồng tác giả;
- Giấy uỷ quyền của tác giả/các tác giả :01 bản (theo mẫu);
- Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai – 1 bản (theo mẫu);
- Giấy chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm của tác giả/các tác giả cho chủ sở hữu tác phẩm (tổ chức, công ty) (01 bản);
- Hợp đồng giao việc giữa chủ sở hữu tác phẩm (pháp nhân) và tác giả (cá nhân), trong trường hợp tác giả thực hiện tác phẩm theo nhiệm vụ được giao và hưởng lương hoặc trong trường hợp chủ sở hữu tác phẩm bỏ toàn bộ chi phí để tác giả thực hiện tác phẩm.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập có công chứng;
- Giấy cam đoan của tác giả/các tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai (theo mẫu);
- Các thông tin khác: bút danh của tác giả; địa chỉ; số điện thoại và fax của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
Xem thêm đăng ký quyền sáng chế: https://luatthiendi.com/so-huu-tri-tue/dang-ky-sang-che
Vậy điểm khác biệt của Thiên Di là gì khiến hàng ngàn doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường tìm đến Công ty Thiên Di để trao trọn niềm tin:
- Là đơn vị được đào tạo chuyên sâu của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Và Đại Học Luật TP.HCM, đã được cấp chứng chỉ đào tạo và chúng tôi đã đăng ký thành công cho gần 300 tổ chức, cá nhân có được bản quyền tác giả cho mình
- Chúng tôi tư vấn hoàn chỉnh từ khi trước khi thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép kinh doanh, đăng ký bảo hộ logo, thương hiệu, bản quyền tác giả. Khách hàng chỉ làm việc với một đơn vị tư vấn uy tín như Thiên Di sẽ có được giải pháp toàn diện
- Soạn hồ sơ chuẩn, đúng quy định pháp luật giúp khách hàng an toàn trong suất quá trình kinh doanh, đồng hành cùng khách hàng khi cơ quan chức năng kiểm tra định kỳ, hậu kiểm (hướng dẫn khách hàng chuẩn bị giấy tờ phục vụ đoàn kiểm tra, hỗ trợ phản hồi ý kiến của cơ quan kiểm tra nếu có, hỗ trợ tiếp đoàn kiểm tra đối với các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Thiên Di thường xuyên)
- Miễn phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập chi nhánh, thành lập địa điểm kinh doanh, thay đổi giấy phép kinh doanh (Khách hàng đóng phí nhà nước).
- Đặc biệt, tất cả các Khách Hàng có giao dịch với Công ty Thiên Di đều có cơ hội nhận quà với nhiều phần quà hấp dẫn.
Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí. Chi tiết liên hệ: 028.62939377- 0982020789 – Email: info@luatthiendi.com