Các tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm - Công ty thiên Di

Các tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm - Công ty thiên Di

Các tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm

Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

1. Bối cảnh về yêu cầu an toàn thực phẩm ngày nay.

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, người tiêu dùng không chỉ còn quan tâm đến vị ngon thực phẩm mà còn quan tâm đến thực phẩm họ đang dùng có an toàn cho sức khỏe của họ không? có chứa những chất ảnh hưởng đến sức khỏe của họ không? có hợp vệ sinh không?...

Xu hướng đang trở nên phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt là trong thị trường thương mại tự do như ngày nay, đển đáp ứng nhu cầu về thực phẩm ngày cao, cũng như sự cạnh tranh khốc liêt, ngành công nghiệp thực phẩm đã tập trung vào phát triển nhiều phương cách khác nhau để phát triển những sản phẩm mới, tăng năng xuất, làm cho sản phẩm không chỉ ngon mà đẹp hơn,... ví dụ như là ứng dụng công nghệ biến đổi gen (GMO). Phải thừa nhận rằng, những thay đổi đó giúp đáp ứng nhu cầu xã hội tốt hơn nhưng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, sức khoẻ và an toàn thực phẩm.

công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm

Ngày nay người tiêu dùng ngày càng trở nên hiểu biết hơn, được thông tin tốt hơn và rất quan tâm đến an toàn thực phẩm. Cho dù là về vấn đề giá trị dinh dưỡng, hay thực phẩm biển đổi gen, hay ô nhiễm thực phẩm, người tiêu dùng ngày càng biết nhiều hơn đến những vấn đề này. Điều này rất khác với quá khứ khi mà mối bận tâm của người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất chỉ là việc đóng gói, trình bày, mùi vị, màu sắc, thành phần và tất nhiên là giá cả. Vấn đề sức khoẻ và an toàn thực phẩm đang ngày càng trở nên phức tạp và vì vậy ngày càng có nhiều những tiêu chuẩn quy định về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có thể kể đến các chuẩn như là GMP, HACCP, BRC, ISO 22000, Global Gap, ...

Tìm hiểu thêm: 

2. GMP, HACCP, BRC, IFS, ISO 22000, Global Gap là những tiêu chuẩn gì ?

Tiêu chuẩn GMP, HACCP, BRC, IFS, Global Gap và ISO 22000 là các tiêu chuẩn dựa trên những nguyên tắc cơ bản về kiểm soát sản xuất liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Các tiêu chuẩn này cũng đưa ra những quy định cho những hoạt động khác như kiểm soát lưu trữ, vận chuyển, kiểm tra và phương pháp bán lẻ sản phẩm hiệu quả.

HOTLINE TƯ VẤN MIỄN PHÍ

0982020789

- GMP: Nguyên tắc thực hành sản xuất tốt

Thực hành sản xuất tốt (GMP) là các thực hành bắt buộc để tuân theo các hướng dẫn được khuyến nghị bởi các cơ quan kiểm soát việc cấp phép và cấp phép sản xuất và kinh doanh thực phẩm & đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng, và thiết bị y tế.

- HACCP: Phân tích rủi ro và các điểm kiểm soát tới hạn

Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) là một cách tiếp cận phòng ngừa có hệ thống đối với an toàn thực phẩm khỏi các mối nguy sinh học, hóa học, vật lý và gần đây là các mối nguy phóng xạ trong quá trình sản xuất có thể gây ra thành phẩm không an toàn và thiết kế các biện pháp để giảm thiểu những nguy cơ này rủi ro đến mức an toàn

- ISO 22000: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được chứng nhận. Nó bao gồm giao tiếp tương tác, quản lý hệ thống và kiểm soát mối nguy. Nó có thể được sử dụng bởi bất kỳ tổ chức nào bất kể quy mô hoặc vị trí của nó trong chuỗi thực phẩm.

- BRCGS cho An toàn Thực phẩm: Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu

Tiêu chuẩn toàn cầu của Hiệp hội bán lẻ Anh cho ngành sản xuất, chế biến và đóng gói thành phần thực phẩm và thực phẩm.

- BRCGS đối với vật liệu đóng gói thực phẩm:

Tiêu chuẩn Toàn cầu về Vật liệu đóng gói được thiết kế để bảo vệ người tiêu dùng bằng cách cung cấp cơ sở chung cho việc chứng nhận các công ty cung cấp bao bì cho các nhà sản xuất thực phẩm.

- IFS Food: Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế

Tiêu chuẩn tính năng quốc tế cho tất cả các nhà sản xuất thực phẩm

 - IFS Global Markets - Food

Là một chương trình đánh giá an toàn thực phẩm được tiêu chuẩn hóa dành cho các nhà bán lẻ cũng như các sản phẩm thực phẩm có thương hiệu trong ngành. Chương trình nhằm hỗ trợ “các doanh nghiệp nhỏ và / hoặc kém phát triển” trong việc phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của họ và thực hiện bước đầu tiên hướng tới việc thực hiện Tiêu chuẩn IFS Food.

- Chương trình An toàn Thực phẩm SQF:

Bộ luật SQF đáp ứng nhu cầu của tất cả các nhà cung cấp trong ngành công nghiệp thực phẩm thông qua hệ thống chứng nhận được quốc tế công nhận, nhấn mạnh vào việc áp dụng có hệ thống HACCP để kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm. Việc triển khai hệ thống quản lý SQF giải quyết các yêu cầu về an toàn thực phẩm của người mua và cung cấp giải pháp cho các doanh nghiệp cung cấp thị trường thực phẩm địa phương và toàn cầu

- Gluten free:

Tiêu chuẩn Gluten Free dành cho các nhà sản xuất và các công ty đánh giá đối với sản phẩm thực phẩm không có chứa Gluten.

- GMO free:

Tiêu chuẩn này được thiết kế cùng với đại diện của các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và công nghiệp thực phẩm, các tổ chức chứng nhận, các nhóm lợi ích và đại diện công chúng. Nó hỗ trợ các cơ sở sản xuất trong việc thực hiện các yêu cầu pháp lý về dán nhãn "không có biến đổi gen GMO" và thiết lập các cuộc đánh giá thống nhất cho các tổ chức chứng nhận.

- FSMA:

Tiêu chuẩn của Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm được Tổng thống Obama ký thành luật vào ngày 4 tháng 1 năm 2011 đối với Thức ăn, Thực phẩm, các sản phẩm sản xuất và nhập khẩu vào thị trường Mỹ

- GLOBAL G.A.P IFA:

Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu cho trang trại tích hợp

- Tiêu chuẩn BAP:

Tiêu chuẩn Thực hành Nuôi trồng Thủy sản Tốt nhất

Xem thêm:

3. Điểm khác biệt giữa GMP, HACCP, BRC, IFS và ISO 22000 là gì?

  • GMP dựa trên quá trình thực hành sản xuất
  • HACCP tập trung vào những điểm quan trọng của quá trình sản xuất để giảm thiểu và kiểm soát các rủi ro về mất an toàn và vệ sinh thực phẩm.
  • BRC (do nước Anh ban hành) và IFS (khởi xướng từ Đức và Pháp) là những tiêu chuẩn được phát triển bởi các tập đoàn bán lẻ của Châu Âu, các tiêu chuẩn này cũng bao gồm phần lớn yêu cầu giống như của tiêu chuẩn HACCP và GMP.
  • ISO 22000 là tiêu chuẩn do tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) ban hành, tiêu chuẩn kết hợp 7 nguyên tắc và 12 bước kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm của HACCP với các nguyên tắc quản lý hệ thống.
  • Global Gap: Tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu do tổ chức phi lợi nhuận FoodPlus là đại diện pháp nhân. Tiêu chuẩn GlobalGap ra đời nhằm bổ sung và thay thế cho Eurep Gap bởi phạm vi của EurepGap chỉ trên sản phẩm trồng trọt còn GlobalGap mở rộng ra cả sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Đến nay GlobalGap đã xây dựng các tiêu chuẩn cho rau và quả, cây tổng hợp, hoa và cây cảnh, cà phê, chè, thịt lợn, gia cầm, gia súc và cừu, bơ sữa và cá hồi, tôm, các sản phẩm khác đang được nghiên cứu và xây dựng.

công bố chất lượng thực phẩm

Xem thêm công bố chất lượng thực phẩm tại TP.HCM

>>> CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Chứng nhận HACCP

dịch vụ cấp chứng nhận HACCP

Chứng nhận GMP

4. Lợi ích chủ yếu của các tiêu chuẩn GMP, HACCP, BRC, ISO 22000

  • Nâng cao niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp
  • Các quy trình an toàn thực phẩm được triển khai sẽ giúp tìm ra những vấn đề tiềm ẩn một cách hiệu quả.
  • Việc theo dõi thường xuyên và nghiên cứu cập nhật sẽ giúp cải tiến liên tục độ an toàn của sản phẩm.
  • Giảm bớt tầng suất kiểm định khắt khe từ khách hàng hay tổ chức khác.
  • Giảm thiểu những rào cản thương mại và giúp mở rộng khả năng thâm nhập vào những thị trường khác.
  • Cải tiến những tiêu chuẩn về sản xuất và vấn đề kiểm soát của tổ chức.
  • Xây dựng lực lượng lao động chủ lực có được nhận thức mới về an toàn thực phẩm.
  • Hướng dẫn cho tổ chức theo sát những luật lệ đúng về vệ sinh, sức khoẻ và an toàn thực phẩm.
  • Trong trường hợp các sản phẩm vướng vào những vấn đề về an toàn thực phẩm các tiêu chuẩn này sẽ giúp tổ chức có thể xử lý vấn đề theo cách hiệu quả nhất.

5. Lý do nên lựa chọn dịch vụ của Thiên Di:

”Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.”

- Gồm các chuyên gia, các nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm.

- Luôn được cập nhật các quy định/quy chế mới, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.

- Có khả năng chịu áp lực công việc cao.

- Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.

- Luôn trau dồi bản thân, chuyên môn hướng tới sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Đội ngũ nhân sự

Tiềm lực nhân sự là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Do đó, Thiên Di luôn chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nghiêm túc và luôn thân thiện với khách hàng – đó là kim chỉ nam cho sự thành công của chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Thiên Di cung cấp dịch vụ cấp Chứng nhận GMP xin giấy Chứng nhận GMPChứng nhận Isoxin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng, ... tại Việt Nam, Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ này trên hầu hết các tỉnh thành trong cả Nước, hoàn tất hồ sơ, thủ tục đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà Nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.

Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí. Chi tiết liên hệ:  0982020789 – Email: info@luatthiendi.com

6. Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0982020789

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com

Websiteluatthiendi.com