Các việc cần làm sau khi thành lập công ty - Tư vấn Thiên Di

Các việc cần làm sau khi thành lập công ty - Tư vấn Thiên Di

Các việc cần làm sau khi thành lập công ty

Một doanh nghiệp sau khi thành lập sẽ phải tiến hành các thủ tục nhất định để đảm cho doanh nghiệp đi vào hoạt động đúng theo quy định của pháp luật. Nhằm tránh cho doanh nghiệp gặp phải những rủi ro không đáng có, dưới đây là những việc cần làm sau khi thành lập công ty mà các doanh nghiệp mới thành lập cần chú ý

1. Mở tài khoản ngân hàng sau khi thành lập công ty

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật cần liên hệ với các ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam mở tài khoản thanh toán cho doanh nghiệp của mình.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có tài khoản, doanh nghiệp phải thông báo thông tin tài khoản ngân hàng với phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hồ Chí Minh.

2. Thông báo mẫu con dấu sau khi thành lập công ty

Doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu của doanh nghiệp; trừ trường hợp Điều lệ doanh nghiệp có quy định khác.

Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước. Tức là, doanh nghiệp có bao nhiêu con dấu cũng được, nhưng tất cả chúng đều phải thống nhất theo một mẫu dấu đã đăng ký.

Doanh nghiệp phải thực hiện thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở trước khi sử dụng hay khi có thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

3. Khai, nộp lệ phí môn bài sau khi thành lập công ty

Doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) và thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

4. Bổ nhiệm kế toán trưởng, người phụ trách kế toán

– Tùy vào hoạt động quản lý của công ty mà cần phải bổ nhiệm người phụ trách kế toán trong công ty. Việc bổ nhiệm kế toán sẽ giúp công ty hoạt động hiệu quả khi có doanh thu và đảm bảo việc thực hiện kê khai thuế theo đúng quy định của pháp luật.

5. Đăng ký thuế lần đầu sau khi thành lập công ty

Sau khi DN nhận được Giấy Đăng ký Kinh doanh, DN phải soạn thảo hồ sơ khai thuế ban đầu nộp cho Chi cục thuế quản lý trực tiếp tại nơi đặt trụ sở.

Thông thường, các doanh nghiệp mới thành lập sẽ phải lập một bộ hồ sơ khai thuế lần đầu để gửi lên cơ quan thuế bao gồm giấy tờ sau:

(1) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

(2) Quyết định bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc);

(3) Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng, người phụ trách kế toán;

(4) Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật, của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán;

(5) Công văn đăng ký hình thức kế toán, chế độ kế toán và sử dụng hóa đơn;

(6) Văn bản đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (nếu có tài sản cố định);

(7) Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

6. Treo biển hiệu tại doanh nghiệp

Sau khi thành lập, công ty cần treo biển tại trụ sở công ty, biển công ty phải thể hiện thông tin về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại của công ty. Tránh trường hợp khi cơ quan thuế xuống kiểm tra trụ sở sẽ thông báo doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở và không cho doanh nghiệp đăng ký sử dụng hoá đơn.

Ngoài ra, Đối với hành vi không treo biển tại trụ sở của doanh nghiệp: bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

7. Lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông

Ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các công ty có trách nhiệm lập sổ đăng ký thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên), sổ đăng ký cổ đông (đối với công ty cổ phần) theo quy định tại Luật doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký thành lập công ty tnhh 2 thành viên

8. Cần áp dụng hóa đơn sau khi thành lập công ty

Hóa đơn điện tử thể hiện dữ liệu dưới dạng điện tử do cá nhân, tổ chức ghi nhận thông tin giao dịch, mua bán hàng hóa và được ký bằng chữ ký số. Đây không phải là loại hóa đơn bắt buộc đối với những doanh nghiệp thành lập lâu năm nhưng lại là điều bắt buộc dành cho các doanh nghiệp mới thành lập hoặc thành lập từ năm 2019.

Để có thể thực hiện dịch vụ hóa đơn điện tử, doanh nghiệp có thể liên hệ với một số nhà mạng để được cung cấp thông tin chi tiết và hỗ trợ toàn bộ quá trình. Doanh nghiệp sẽ được phép sử dụng sau khi cơ quan thuế chấp thuận.

9. Khai trình sử dụng lao động lần đầu khi bắt đầu hoạt động

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (nếu doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Số lượng người lao động khai trình không bao gồm những người đang thử việc.

10. Xây dựng và thông báo Thang lương, Bảng lương

Doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng Thang lương, Bảng lương của mình. Đây là cơ sở để thực hiện tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Doanh nghiệp phải căn cứ theo Mức lương tối thiểu vùng hiện hành để quy định mức lương cho từng chức danh, công việc, nhóm công việc sao cho phù hợp với các nguyên tắc mà pháp luật quy định.

11. Tham gia bảo hiểm cho người lao động và các vấn đề về thuế

Doanh nghiệp thực hiện đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho các lao động có hợp đồng trên 1 tháng.

12. Lưu ý về Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Khi thành lập, doanh nghiệp hãy lưu ý đến ngành, nghề kinh doanh của mình, nếu thuộc những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện và phải bảo đảm xuyên suốt trong quá trình kinh doanh của mình.

Đối với một số ngành, nghề chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện trong suốt quá trình kinh doanh. Đối với nhiều ngành, nghề thì phải cần giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện... trước khi kinh doanh.

Thiên Di cung cấp các dịch vụ tư vấn đăng ký thành lập doanh nghiệp, Các việc cần làm sau khi thành lập công ty, thay đổi đăng ký kinh doanh,.... Chúng tôi thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0981317075 để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng.

>>> Tìm hiểu thêm : Dịch vụ thành lập công ty của Thiên Di

13. Vì sao nên chọn dịch vụ tại Thiên Di

- Chúng tôi đã đăng ký thành công cho hơn 2.000 doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức

- Giúp Khách Hàng tiết kiệm thời gian từ 1-2 tháng để tập trung vào công tác chuyên môn

- ”Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.”

- Gồm các chuyên gia, các nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm.

- Luôn được cập nhật các quy định/quy chế mới, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.

- Có khả năng chịu áp lực công việc cao.

- Luôn trau dồi bản thân, chuyên môn hướng tới sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Đội ngũ nhân sự

Tiềm lực nhân sự là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Do đó, Thiên Di luôn chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nghiêm túc và luôn thân thiện với khách hàng – đó là kim chỉ nam cho sự thành công của chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Thiên Di cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh, Dịch vụ đăng ký kinh doanh, ... tại Việt Nam. Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ này trên hầu hết các tỉnh thành trong cả Nước, hoàn tất hồ sơ, thủ tục đăng ký, đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà Nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.

Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0981317075 - 0968 360 760

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com