Có được đặt tên công ty trùng tên với công ty khác không

Một trong những vấn đề quan trọng khi thành lập công ty đó là đặt tên cho doanh nghiệp. Nhưng theo luật doanh nghiệp của Việt Nam, tên của công ty cũng có những quy định riêng cần tuân thủ, một trong số đó là quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn theo pháp luật doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về quy định cũng như cách đặt tên công ty/ doanh nghiệp mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây nhé.

 

 

1. Quy định của pháp luật về đặt tên công ty/ doanh nghiệp

Để chuẩn bị thành lập doanh nghiệp có một công việc rất quan trọng và người thành lập doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng đó là đặt tên doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để khách hàng có thể biết đến thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp và phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Tên doanh nghiệp bao gồm tên tiếng việt, tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên doanh nghiệp viết tắt. Doanh nghiệp có thể không cần có tên nước ngoài và tên viết tắt, tuy nhiên việc có đầy đủ tên bằng 3 yếu tố như trên có thể tạo cho doanh nghiệp một số thuận lợi trong quá trình hoạt động hoặc phát triển giao thương với quốc tế sau này. Mỗi loại hình tên doanh nghiệp được Luật doanh nghiệp quy định rất cụ thể về cách đặt tên để người thành lập doanh nghiệp căn cứ vào quy định tránh việc Tên doanh nghiệp không được chấp nhận khi nộp hồ sơ thành lập.

 

Căn cứ vào quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020

“Điều 37. Tên doanh nghiệp

1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp;

b) Tên riêng.

2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

Điều 39. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp

1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

2. Cách đặt tên doanh nghiệp

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây (Loại hình doanh nghiệp + tên riêng):

- Theo đó, loại hình doanh nghiệp được viết là:

“công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

“công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;

“công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;

“doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN”, hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Như vậy, tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài cũng được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng thuộc hệ chữ La-tinh.

Ví dụ:

- Công ty TNHH TMDV Thiên Di;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Di;

- Công ty TNHH một thành viên Thiên Di;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thiên Di;

- Công ty cổ phần Thiên Di;

- Công ty Hợp danh Thiên Di;

- Doanh nghiệp tư nhân Thiên Di;

>>> XEM THÊM: Dịch vụ đăng ký thành lập công ty tnhh 1 thành viên

                            Dịch vụ đăng ký kinh doanh

3. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

Khi đặt tên cho doanh nghiệp của mình có một số điều sau bị cấm:

  • Đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký, trừ trường hợp doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản;
  • Sử dụng tên cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp… để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Do đó, trước khi đăng ký tên công ty, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để có thể đưa ra một cái tên phù hợp với doanh nghiệp và đúng với qui định của pháp luật.

 

4. Thế nào là tên trùng và tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác?

Mỗi một doanh nghiệp khi được thành lập đều gắn với một cái tên cụ thể. Tên doanh nghiệp thông thường sẽ do chủ doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, một trong những vấn đề khá quan trọng khi thành lập doanh nghiệp đó là lựa chọn tên doanh nghiệp vừa đáp ứng yêu cầu của chủ thể thành lập, vừa tuân thủ quy định của pháp luật. Chỉ khi đó, việc thành lập công ty mới được chấp nhận và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Pháp luật doanh nghiệp năm 2020 được ban hành đã đưa điều luật cụ thể về tên của công ty, các doanh nghiệp khi muốn thành lập và trong quá trình đặt tên doanh nghiệp cũng có những quy định riêng cần tuân thủ, một trong số đó là quy định về tên trùng tên với doanh nghiệp khác.

Theo Điều 41 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn có nội dung cụ thể như sau:

“1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;

e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;

h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

3. Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.”

5. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp là tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng, dùng để xưng danh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Bên cạnh các quy định về cách thức và các lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp thì việc đặt tên tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp được quy định cụ thể lại Điều 39 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

- Nếu doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp Việt Nam những muốn có tên nước ngoài thì theo quy định về đặt tên doanh nghiệp, tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Như vậy có thể hiểu pháp luật không cấm các doanh nghiệp đặt tên nước ngoài cho công ty tuy nhiên tên nước ngoài này phải là tên được dịch từ tiếng Việt qua và tên này khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài, về ý nghĩa của tên doanh nghiệp sẽ không thay đổi.

- Lưu ý khi viết tên doanh nghiệp có tên nước ngoài: sau khi đã dịch qua tên nước ngoài thì tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

- Tên viết tắt thường được lấy từ tên tiếng nước ngoài của doanh nghiệp, một số trường hợp thắc mắc có cần đuôi JSC, CO hay LTD không

JSC là tên viết tắt cho loại hình công ty cổ phần, CO, LTD là tên viết tắt dùng cho loại hình công ty TNHH một thành viên và hai thành viên trở lên.

6. Đặt tên công ty trùng với tên công ty bị giải thể?

Giải thể doanh nghiệp là được hiểu như sau:

  • Chấm dứt hoạt động và xóa tên của doanh nghiệp, hợp tác xã trong sổ đăng ký kinh doanh
  • Bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp;
  • Phân chia tài sản còn lại cho các chủ nợ;
  • Giải quyết quyền lợi cho người làm công.

Như vừa phân tích ở trên việc doanh nghiệp bị giải thể sẽ bị xóa tên của doanh nghiệp, hợp tác xã trong sổ đăng ký kinh doanh do đó sẽ không phù hợp với khái niệm tên trùng vừa nêu tại mục 1 vì không còn thỏa mãn điều kiện “doanh nghiệp đã đăng ký trước đó”.

Hơn nữa, căn cứ theo quy định bởi Khoản 1 Điều 18 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định cụ thể trường hợp này thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đăng ký tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Theo đó, sau khi doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản thì những doanh nghiệp khác có thể dùng tên của những doanh nghiệp này để kinh doanh sản xuất mà không bị pháp luật cấm.

7. Thiên Di cung cấp dịch vụ tư vấn hướng dẫn đặt tên công ty/ doanh nghiệp

Khi quý khách đăng ký thành lập công ty hoặc muốn thay đổi tên công ty hay cho doanh nghiệp. Thiên Di sẽ tư vấn cho quý khách cách đặt tên vừa phù hợp vừa đúng với qui định.

- Bạn có thể đặt tên theo ý thích riêng của mình (nên đặt 2, 3 tên để tránh bị trùng), chúng tôi sẽ giúp bạn đăng ký với cái tên mà bạn đã chọn.

- Sử dụng dịch vụ của Thiên Di khách hàng có thể yên tâm chuẩn bị bước tiếp theo cho việc phát triển kinh doanh mà không bận tâm bất kỳ thủ tục hành chính nào, không mất thời gian đi lại, chờ đợi lâu.

- Thiên Di sẽ thay bạn hoàn tất các khâu đăng ký theo đúng trình tự quy định một cách nhanh chóng và kịp thời.

Thiên Di luôn tự hào cung cấp chất lượng phục vụ tốt, không ngừng nghiên cứu để mang lại những giải pháp tối ưu, làm hài lòng quý khách nhất.

=> XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn thành lập công ty

8. Lý do nên chọn dịch vụ của chúng tôi

- Chúng tôi đã đăng ký thành công cho hơn 2.000 doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức

- Giúp Khách Hàng tiết kiệm thời gian từ 1-2 tháng để tập trung vào công tác chuyên môn

- ”Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.”

- Gồm các chuyên gia, các nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm.

- Luôn được cập nhật các quy định/quy chế mới, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.

- Có khả năng chịu áp lực công việc cao.

- Luôn trau dồi bản thân, chuyên môn hướng tới sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Đội ngũ nhân sự

Tiềm lực nhân sự là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Do đó, Thiên Di luôn chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nghiêm túc và luôn thân thiện với khách hàng – đó là kim chỉ nam cho sự thành công của chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Thiên Di cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh, Dịch vụ đăng ký kinh doanh, ... tại Việt Nam. Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ này trên hầu hết các tỉnh thành trong cả Nước, hoàn tất hồ sơ, thủ tục đăng ký, đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà Nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.

Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0981317075 - 0968 360 760

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com