Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Nghe đọc bài

Đăng ký nhãn hiệu giúp tạo ra quyền độc quyền nhưng việc nộp đơn nhằm tước đi lợi ích của chủ nhãn hiệu đích thực là vi phạm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thường được cho là mặc nhiên mang tính thiện chí và tạo ra quyền độc quyền cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, khi việc nộp đơn nhằm mục đích tước đi lợi ích của nhãn hiệu hiện có của chủ nhãn hiệu đích thực và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, điều đó sẽ phá vỡ các mục tiêu, nguyên tắc căn bản của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với động cơ nêu trên bị coi là có “dụng ý xấu”.

 Luật Thiên Di

1. Cơ sở pháp lý

Quy định về “dụng ý xấu” là cơ sở pháp lý quan trọng để từ chối bảo hộ nhãn hiệu xin đăng ký, phản đối đăng ký nhãn hiệu đang được thẩm định, hoặc hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam. Cụ thể, “dụng ý xấu” là căn cứ pháp lý lần đầu tiên được đưa vào Điều 117.1 (b) và Điều 96.1 (a) Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022. Theo đó:

+ Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cấp Văn bằng bảo hộ cho sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý thông qua thủ tục “phản đối” hoặc “ý kiến của người thứ ba” nếu có cơ sở để khẳng định rằng người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu (Điều 117.1 (b)).

+ Kể cả khi các đối tượng SHCN đó đã được cấp Văn bằng bảo hộ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đích thực vẫn còn cơ hội để thách thức hiệu lực thông qua thủ tục “hủy bỏ hiệu lực” (Điều 96.1 (a)).

2. Tài liệu cần cung cấp

Khi phát hiện việc bên thứ ba nộp đơn đăng ký các đối tượng SHCN với dụng ý xấu, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đích thực cần cung cấp các tài liệu, bằng chứng quy định tại Điều 34.2 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN. Cụ thể, các tài liệu, thông tin sau đây cần cung cấp trong đơn phản đối hoặc đề nghị hủy bỏ hiệu lực:

(a) Tài liệu chứng minh rằng, tại thời điểm nộp đơn, người nộp đơn biết hoặc có cơ sở để biết nhãn hiệu mình đăng ký trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với một nhãn hiệu đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam hoặc nhãn hiệu nổi tiếng tại các nước khác cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự; và

(b) Việc đăng ký này nhằm lợi dụng danh tiếng, uy tín của nhãn hiệu đó để thu lợi; hoặc chủ yếu nhằm mục tiêu bán lại, cấp phép hoặc chuyển giao quyền đăng ký cho người có các nhãn hiệu nêu tại điểm a khoản này; hoặc nhằm mục tiêu ngăn chặn khả năng gia nhập thị trường của người có các nhãn hiệu nêu tại điểm a khoản này để hạn chế cạnh tranh; hoặc các hành vi trái với tập quán thương mại lành mạnh khác.

Chứng minh “dụng ý xấu”: Cần thỏa mãn các tiêu chí nào

Để chứng minh “dụng ý xấu”, căn cứ Điều 34.2 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN, cần thỏa mãn đồng thời cả 2 điều kiện sau đây:

2.1 [i] Biết hoặc có cơ sở để biết

Tiêu chí này nhấn mạnh đến việc người nộp đơn đã “biết” hoặc “có có sở để biết” đến nhãn hiệu của người khác. Ngoài việc “biết” hoặc “có cơ sở để biết”, tiêu chí này chỉ được coi là đáp ứng đầy đủ khi nhãn hiệu của chủ sở hữu đích thực đang được “sử dụng rộng rãi” tại Việt Nam hoặc nhãn hiệu đó đã “nổi tiếng” tại các nước khác cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự.

2.2 [ii] Ý định/động cơ của việc đăng ký nhãn hiệu

Tiêu chí này đòi hỏi phải chứng minh ý định, động cơ gây phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực. Tiêu chí này được coi là đáp ứng khi chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực có cơ sở để chứng minh rằng ý định/động cơ phía sau việc đăng ký nhãn hiệu là nhằm thực hiện một trong số các hành vi như: lợi dụng, bán lại, cấp phép, chuyển giao, ngăn chặn khả năng gia nhập thị trường để hạn chế cạnh tranh, hoặc các hành vi trái với tập quán thương mại lành mạnh khác.

Như vậy, chỉ khi cả hai điều kiện (sự nhận biết và động cơ của người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu) được đáp ứng theo Điều 34.2 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN, mới có đủ cơ sở để kết luận rằng, người nộp đơn đã đăng ký nhãn hiệu với “dụng ý xấu”. Nói cách khác, nếu chỉ chứng minh được một trong hai tiêu chí nêu trên, đơn phản đối hay hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu sẽ bị coi là không đủ cơ sở và bị bác bỏ.

Yêu cầu phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện theo quy định tại Điều 34.2 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN khiến việc chứng minh dụng ý xấu trở nên khó khăn và thách thức hơn, vì chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực phải cung cấp bằng chứng cho thấy người nộp đơn không chỉ “biết” hoặc “có cơ sở để biết” đến nhãn hiệu đã có từ trước, mà còn phải chứng minh rằng động cơ đăng ký nhãn hiệu của người nộp đơn là không đúng đắn. Ngay cả khi rõ ràng rằng người nộp đơn đã biết đến sự tồn tại trước đó của nhãn hiệu của chủ nhãn hiệu đích thực, việc chứng minh động cơ không trung thực của người nộp đơn cũng không hề đơn giản. Quy định này, mặc dù bị cho rằng gây khó khăn cho việc chứng minh “dụng ý xấu”, nhưng nhằm phân biệt giữa việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác một cách đơn thuần, không có chủ ý với trường hợp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu thực sự.

Tài liệu chứng minh “dụng ý xấu”: Cần đáp ứng các yêu cầu nào

+ Hình thức: Các tài liệu, chứng cứ cung cấp để phản đối hay yêu cầu hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu trên cơ sở “dụng ý xấu” phải là các tài liệu, chứng cứ hợp pháp. Thông thường, các tài liệu có thể là bản gốc, hoặc bản sao công chứng hoặc được lập vi bằng tại một văn phòng thừa phát lại tại Việt Nam.

+ Tính liên kết: Các tài liệu phải chứng minh được mối liên kết giữa việc biết đến nhãn hiệu với động cơ phía sau việc đăng ký nhãn hiệu.

+ Sử dụng rộng rãi hoặc nổi tiếng: Chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực cần cung cấp các tài liệu chứng minh đã sử dụng rộng rãi nhãn hiệu của mình tại Việt Nam hoặc đã trở nên nổi tiếng ở nước ngoài.

+ Thời gian: Các tài liệu chứng minh tình trạng sử dụng hay uy tín, danh tiếng… phải được xác lập trước ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

3. Lời kết

Đòi lại nhãn hiệu bị bên thứ ba đăng ký với dụng ý xấu cần áp dụng một chiến lược pháp lý tỉ mỉ và tốn kém nguồn lực. Việc thu thập và sử dụng bằng chứng thuyết phục để thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện: (i) biết hoặc có cơ sở để biết đến nhãn hiệu của chủ sở hữu đích thực và (ii) ý định, động cơ phía sau việc đăng ký nhãn hiệu của người nộp đơn đòi hỏi cách tiếp cận chiến lược. Điều này không chỉ bao gồm việc chứng minh một cách đơn giản về sự tồn tại từ trước và sự công nhận của công chúng đối với nhãn hiệu của chủ sở hữu đích thực, mà còn phải liên kết sự công nhận đó với động cơ không trung thực của người nộp đơn. Do vậy, chiến lược tiếp cận vụ việc phải toàn diện, đảm bảo rằng mọi khía cạnh pháp lý được xem xét cẩn trọng và các bằng chứng cung cấp phải thuyết phục, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong việc chứng minh “dụng ý xấu”.

Nguyễn Vũ Quân

Nguồn: https://congthuong.vn/

4. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Thiên Di

Nhằm giúp quý vị có cái nhìn chi tiết về nội dung công việc chúng tôi thực hiện khi nhận dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền, chúng tôi xin liệt kê nhanh các công việc tiến hành khi đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng mà Công ty Thiên Di sẽ thực hiện:

  • Tư vấn cách chọn tên nhãn hiệu cho hợp lý và có khả năng đăng ký cao;
  • Tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi tiến hành nộp đơn;
  • Thay mặt khách hàng nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ;
  • Theo dõi đơn đăng ký trong các giải đoạn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu từ khi nộp đơn cho đến khi nhận được thông báo cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ Cục SHTT.
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và chuyển cho khách hàng.

Luật Thiên Di

5. Lý do chọn dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Thiên Di

”Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.”

Gồm các chuyên gia, các nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm.

Thiên Di là một đại diện sở hữu trí tuệ đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đại diện sở hữu công nghiệp khẳng định chuyên môn của Thiên Di đã được nhà nước công nhận giúp Khách Hàng yên tâm lựa chọn đối tác có chuyên môn cao như Thiên Di.

Luôn được cập nhật các quy định/quy chế mới, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.

Chúng tôi đã đăng ký thành công cho hơn 3.000 nhãn hàng giúp có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu một cách nhanh chóng.

Thiên Di xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ 5 sao giúp hài lòng tất cả các Khách Hàng khi giao dịch làm việc với Công ty Thiên Di.

Đội ngũ nhân sự

Tiềm lực nhân sự là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Do đó, Thiên Di luôn chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nghiêm túc và luôn thân thiện với khách hàng – đó là kim chỉ nam cho sự thành công của chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Thiên Di cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu quốc tế, đăng ký nhãn hiệu logo, thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo, đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ, đăng ký nhãn mác sản phẩm,...tại Việt Nam, Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ này trên hầu hết các tỉnh thành trong cả Nước, hoàn tất hồ sơ, thủ tục đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà Nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.

Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí.

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 36 đường A4, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline0981 317 075 - 0979 181 949

Điện thoại028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com

Websiteluatthiendi.com