Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm sẽ giúp khách hàng quản lý sản phẩm tốt hơn, thuận tiện trong quá trình kinh doanh. Công ty Thiên Di sẽ tư vấn và hướng dẫn khách hàng đăng ký mã vạch sản phẩm một cách nhanh chóng, chính xác.

Hiện nay, để đưa sản phẩm ra thị trường được thuận tiện cũng như theo đúng trình tự quy định của pháp luật, doanh nghiệp, tổ chức sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký mã vạch hay còn hay được gọi là đăng ký mã vạch sản phẩm; đăng ký mã số mã vạch để hợp pháp hóa quá trình trên. Vậy đăng ký mã vạch là gì? Tại sao lại phải đăng ký mã vạch cho sản phẩm? Cách đăng ký như thế nào? Làm thế nào để chọn được dịch vụ đăng ký đáng tin cậy?… Tất cả đều được trình bày, giải thích trong bài viết sau.

1. Đăng ký mã vạch; đăng ký mã vạch sản phẩm là gì?

Thực tế, định nghĩa đăng ký mã vạch là gì không được đề cập trong bất kỳ văn bản pháp luật nào. Thay vào đó, tại điều 3 quyết định 15/2006/QĐ-BKHCN giải thích, mã số là một dãy các con số được sử dụng nhằm phân định sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức. Trong khi đó mã vạch là một dãy các vạch được sắp xếp song song, chúng sẽ kết hợp cùng với mã số giúp máy quét có thể đọc được thông tin.

Mọi người có thể hiểu đơn giản đăng ký mã vạch cho sản phẩm là việc tổ chức, cá nhân đăng ký với cơ quan nhà nước Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) để được cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch. Từ đó, tổ chức, cá nhân tiến hành đưa mã số mã vạch vào in trên từng sản phẩm để sử dụng.

2. Lợi ích của việc đăng ký mã vạch gồm những gì?

2.1. Mở rộng hoạt động kinh doanh

Đây được xem là lý do hàng đầu thôi thúc mọi người tìm đến dịch vụ đăng ký mã số mã vạch. Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm đều mong muốn có thể bán được hàng, đem về lợi nhuận. Và một trong những cách để làm được điều đó chính là đưa sản phẩm vào siêu thị, nơi tập trung nhiều khách hàng mục tiêu. Vậy phải làm thế nào để đưa sản phẩm của mình vào được siêu thị? Câu trả lời chính là đăng ký mã vạch cho sản phẩm.

2.2. Dễ dàng kiểm soát sản phẩm, dịch vụ

Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm sẽ giúp các cá nhân, tổ chức thuận lợi trong việc quá trình quản lý, sắp xếp, phân loại hàng hóa một cách chính xác. Từ đó kiểm soát và có những điều chỉnh đúng đắn trong chiến lược kinh doanh.

2.3. Thỏa mãn nhu cầu khách hàng

Nếu đóng vai là một khách hàng, bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu phải đứng đợi nhân viên bán hàng nhập (hoặc viết) từng thông tin sản phẩm trong thời gian dài. Dù không quá bận rộn nhưng gặp phải tình cảnh này bạn cũng sẽ cảm thấy không mấy vui vẻ và thầm đánh giá sự thiếu chuyên nghiệp của đơn vị cung cấp. Do vậy, hãy làm thỏa mãn khách hàng của mình bằng sự nhanh chóng và chuyên nghiệp với việc đăng ký mã vạch sản phẩm. Chúng sẽ giúp quá trình thanh toán, kiểm tra tồn kho, báo giá cho khách hàng nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Chưa kể đến việc, hiện nay người tiêu dùng thông thái dành nhiều sự quan tâm cho xuất xứ và đơn vị sản xuất. Họ thường căn cứ vào mã vạch sản phẩm để kiểm tra thông tin. Chính vì thế, đăng ký mã vạch cũng là một phương pháp để bạn chứng minh, tạo dựng niềm tin cho khách hàng.

2.4. Tăng hiệu suất làm việc, tiết kiệm chi phí nhân công

Một tính năng ưu việt nữa mà đăng ký mã số mã vạch đem lại cho doanh nghiệp chính là tiết kiệm chi phí nhân công. Trước đây, để quản lý được số lượng hàng hóa phải cần đến rất nhiều nhân công nhập liệu và xử lý. Thì nay, với các mã số mã vạch và máy quét số lượng nhân công phải sử dụng sẽ ít hơn rất nhiều nhưng vẫn đảm bảo tiến độ công việc.

3. Không đăng ký mã vạch sản phẩm có vi phạm pháp luật?

Mặc dù pháp luật Việt Nam không bắt buộc đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm. Thế nhưng trong một số trường hợp, tổ chức, cá nhân có thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Cụ thể tại Điều 27, Nghị định số 80/2013 nêu rõ.

3.1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây

a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;

b) Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra sản phẩm nhưng không xuất trình được giấy tờ chứng minh mã vạch hợp pháp

c) Không gửi danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;

d) Sử dụng mã vạch nước ngoài cho sản phẩm có xuất xứ Việt Nam nhưng không thông báo kèm tài liệu xác thực.

 

3.2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây

a) Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;

b) Sử dụng trái phép mã số mã vạch của doanh nghiệp khác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;

c) Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch;

d) Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sau:

Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc không được tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi hàng hóa gắn mã số mã vạch vi phạm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.

4. Muốn có mã vạch sản phẩm phải làm thế nào?

Muốn có mã số mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa của mình, các doanh nghiệp, tổ chức phải tiến hành đăng ký mã vạch sản phẩm với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) để được giải quyết.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) sẽ tiến hành cấp mã số cho doanh nghiệp, tổ chức để in lên sản phẩm, hàng hóa theo tiêu chuẩn.

Doanh nghiệp phải nộp phí đăng ký mã vạch và hàng năm để duy trì sử dụng mã số mã vạch theo Thông tư 88/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Dịch vụ đăng ký mã số - mã vạch cho sản phẩm nhanh chóng, tiết kiệm

 

 

Dịch vụ đăng ký mã số – mã vạch cho sản phẩm nhanh chóng, tiết kiệm

5. Quy trình đăng ký mã vạch chuẩn mà bạn nên biết

Sau khi biết được đăng ký mã vạch sản phẩm là gì và lợi ích mà công việc này mang lại bạn sẽ quan tâm đến quy trình thực hiện. Do vậy, nội dung tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn chính là quy trình cấp mã số mã vạch. Thông tin này được trích từ Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch sản phẩm. Vì thế, hoàn toàn đảm bảo tính chính xác. Cụ thể, quy trình đăng ký mã vạch như sau:

– Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

– Gửi hồ sơ đến cơ quan chức năng

– Thẩm định hồ sơ

– Cấp giấy chứng nhận

Trong các nội dung tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn quý khách hàng cách thực hiện chi tiết.

6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã vạch cho sản phẩm

Mọi cá nhân, tổ chức muốn được sử dụng mã số mã vạch sẽ phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo quy định. Đây là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) xem xét, đánh giá và đưa ra quyết định chấp thuận hay không. Vì thế, khâu chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã vạch đòi hỏi độ chính xác cao. Các hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

– 01 Bản đăng ký theo mẫu Bộ Khoa học và Công nghệ

– 01 Bản đăng ký theo mẫu danh mục sản phẩm sử dụng mã số vật phẩm

– 01 Phiếu đăng ký thông tin theo mẫu quy định cho cơ sở dữ liệu GS1

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao) hoặc quyết định thành lập (bản sao) tùy thuộc vào đối tượng đăng ký là doanh nghiệp sản xuất hay tổ chức khác.

Quá trình chuẩn bị hồ sơ, kê khai thông tin không quá khó nhưng khá phức tạp. Nếu trong quá trình thực hiện cần hỗ trợ, tư vấn thêm quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp.

7. Đăng ký mã vạch, đăng ký mã số mã vạch ở đâu?

Khi đã hoàn tất các hồ sơ, tài liệu, câu hỏi mà mọi người hay đặt ra chính là dang ky ma so ma vach sản phẩm ở đâu? Đối với câu hỏi này, chúng tôi hiểu theo hai ý: một là khách hàng muốn tìm hiểu địa chỉ nộp hồ sơ, hai là khách hàng muốn tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ. Chúng tôi sẽ lần lượt trả lời những thắc mắc của khách hàng.

Đầu tiên về địa chỉ nộp hồ sơ, ở thời điểm hiện tại cơ quan duy nhất tiếp nhận, xử lý, cấp giấy chứng nhận mã số mã vạch là Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ (Địa chỉ: 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội). Để nộp hồ sơ, quý khách hàng sẽ đến trực tiếp địa chỉ của TCĐLCL hoặc gửi qua đường bưu điện.

Đối với trường hợp, câu hỏi đăng ký mã vạch sản phẩm ở đâu là để tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ có rất nhiều câu trả lời. Nhưng nếu câu hỏi là để tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch chuyên nghiệp, uy tín, đáng tin cậy lại có khá ít. Có cung ắt sẽ có cầu, đấy là điều hiển nhiên. Cho nên khi nhu cầu sử dụng dịch vụ của mọi người tăng lên, các đơn vị cung cấp cũng vì vậy mà gia tăng theo cấp số nhân. Cũng giống như một sản phẩm, luôn tồn tại hàng thật và hàng giả. Dịch vụ này cũng thế sẽ có đơn vị cung cấp chất lượng và ngược lại. Điều quan trọng là bạn phải tỉnh táo để chọn được đơn vị phù hợp.

8. Thời gian đăng ký mã số mã vạch trong vòng bao lâu?

Trong khoảng thời gian từ 02- 03 ngày làm việc tính từ thời điểm hồ sơ được nộp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, quý khách hàng sẽ được cấp và sử dụng mã số mã vạch nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ. Giấy chứng nhận quyền mã số mã vạch sẽ được cấp cho người đã ký sau 1 tháng. Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, TCĐLCL sẽ nêu rõ nguyên nhân, cá nhân, tổ chức sẽ phải sửa đổi, bổ sung và gửi lại trong thời gian sớm nhất.

9. Cách tính chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm

Tham khảo, tìm hiểu trước chi phí là việc mà các tổ chức, cá nhân có ý định đăng ký sử dụng mã số mã vạch nên làm. Bởi nhờ đó, mọi người sẽ cân đối và có những chuẩn bị chu đáo giúp quá trình đăng ký đúng tiến độ. Về cơ bản, chi phí đăng ký mã vạch sẽ được phân loại thành hai nhóm: sử dụng dịch vụ và không sử dụng dịch vụ. Tất nhiên, hai nhóm này có sự chênh lệch nhau về mức phí.

9.1. Chi phí đăng ký mã số mã vạch không sử dụng dịch vụ

Trường hợp này, cá nhân, tổ chức sẽ chỉ phải đóng phí theo quy định của nhà nước. Thông tin biểu phí nhà nước cụ thể được nêu rõ tại Thông tư 232/2016/TT-BTC, mọi người có thể xem chi tiết ở bảng sau.

 

 

 

9.2. Chi phí đăng ký mã vạch sử dụng dịch vụ

Đối với nhóm này, ngoài khoản phí bắt buộc của nhà nước, cá nhân, tổ chức sẽ phải chi trả thêm cho đơn vị được thuê thực hiện mọi thủ tục liên quan đến việc đăng ký mã số mã vạch một khoản phí theo thỏa thuận của hai bên. Nhược điểm duy nhất của nhóm này chính là tốn kém thêm chi phí. Nhưng đổi lại mọi người nhận được rất nhiều lợi ích.

Mỗi một đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ có những báo giá khác nhau. Tại Thiên Di, chi phí cho việc đăng ký mã vạch sẽ phu thuộc vào số lượng sản phẩm và được chia thành 3 gói:

Gói 1: 3.000.000 VND – Áp dụng cho gói mã vạch 10 số (tối đa 100 sản phẩm)

Gói 2: 3.500.000 VND – Áp dụng cho gói mã vạch 9 số (tối đa 1.000 sản phẩm)

Gói 3: 4.500.000 VND – Áp dụng cho gói mã vạch 8 số (tối đa 10.000 sản phẩm)

Lưu ý: Chi phí nêu trên đã bao gồm phí dịch vụ, phí chính thức nộp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhưng không bao gồm 10% VAT.

10. Cách lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký mã vạch

10.1. Có chuyên môn, có kinh nghiệm

Đây là điều kiện bắt buộc mà các nhà cung cấp dịch vụ cần phải có. Bởi quy trình đăng ký sử dụng mã số mã vạch khá phức tạp nên yêu cầu người thực hiện phải có kiến thức chuyên sâu cùng kinh nghiệm. Các quy định, thông tin về mã số mã vạch dàn trải ở nhiều văn bản pháp luật. Để đảm bảo nắm vững quy định và hiểu rõ cách thức thực hiện bạn nên dành ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ là công ty luật.

10.2. Tư vấn trung thực, rõ ràng

Rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký mã vạch sản phẩm lợi dụng khách hàng không hiểu rõ vấn đề đã nghiêm trọng hóa các yếu tố không cần thiết để tìm kiếm lợi nhuận. Để không gặp phải tình trạng trên, bạn nên tham khảo dịch vụ của ít nhất năm đơn vị cung cấp. Việc làm này tuy hơi mất thời gian nhưng nó sẽ giúp bạn đánh giá được sơ bộ nhà cung cấp thông qua cách tư vấn.

10.3. Nên ký kết hợp đồng dịch vụ

Các khách hàng thường có tâm lý e ngại ký kết hợp đồng dịch vụ. Và vì thế khi không may xảy ra tranh chấp, mâu thuẩn họ không biết phải dựa vào đâu để đòi quyền lợi, đền bù. Hợp đồng chính là cơ sở pháp lý ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ giữa người sử dụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ. Cho nên, khi sử dụng bất kỳ dịch vụ nào không riêng dịch vụ đăng ký mã vạch sản phẩm hãy cụ thể bằng hợp đồng.

11. Dịch vụ đăng ký mã vạch của Thiên Di

Là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đăng ký mã số mã vạch, Thiên Di đã và đang được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Với ưu điểm vượt trội là đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý vững chuyên môn, Thiên Di có kinh nghiệm đăng ký mã vạch cho hơn 3000 cá nhân, tổ chức, tận tình hỗ trợ khách hàng mọi nơi, mọi lúc.

Trong quá trình tư vấn và cung cấp dịch vu đăng ký mã số mã vạch sản phẩm, Thiên Di sẽ thực hiện các công việc sau:

– Tư vấn lựa chọn loại MSMV, số lượng MSMV phù hợp với quy mô, dự định của Doanh nghiệp.

– Tư vấn lựa chọn film master MSMV phù hợp với đặc thù sản phẩm của Doanh nghiệp.

– Tư vấn và hoàn thiện hồ sơ đăng ký MSMV. Hỗ trợ Doanh nghiệp thực hiện Bản mô tả chi tiết sản phẩm được dùng để đăng ký MSMV.

– Nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận MSMV tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ. Nhận film master MSMV và chuyển tới Doanh nghiệp để in ấn và sử dụng.

– Tư vấn doanh nghiệp cách sử dụng film master Mã số mã vạch trong in ấn.

– Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình sử dụng mã số mã vạch.