Đăng ký nhãn hiệu tại THÁI LAN như thế nào?

Đăng ký nhãn hiệu tại THÁI LAN như thế nào?

Đăng ký nhãn hiệu tại THÁI LAN như thế nào?

Nghe đọc bài

Thái Lan là một nước với nền kinh tế phát triển và vị thế quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, là một đích lý tưởng cho việc đăng ký nhãn hiệu nếu quý khách hàng có nhu cầu phát triển doanh nghiệp tại đây. Cùng Thiên Di tìm hiểu quy trình đăng ký nhãn hiệu tại THÁI LAN sau đây nhé.

 1. Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu tại THÁI LAN

Việc đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan, giống như ở nhiều quốc gia khác, mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho các doanh nghiệp và cá nhân sở hữu nhãn hiệu đó. Dưới đây là một số lý do chính để đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan:

Bảo vệ pháp lý: Việc đăng ký sẽ cung cấp cho bạn quyền sở hữu chính thức và bảo vệ pháp lý đối với nhãn hiệu của bạn. Điều này ngăn chặn người khác sao chép, sử dụng trái phép hoặc thương mại hóa nhãn hiệu của bạn.

Tăng giá trị thương hiệu: Một nhãn hiệu được đăng ký giúp tăng giá trị thương hiệu của công ty và tăng tính cạnh tranh trong thị trường.

Quyền lợi thương mại: Có quyền sử dụng nhãn hiệu để kinh doanh và trao đổi thương mại mà không bị can thiệp từ các bên khác.

Đầu tư và xuất khẩu: Nếu bạn dự định đầu tư hoặc xuất khẩu sản phẩm của mình đến Thái Lan, việc có nhãn hiệu đăng ký sẽ giúp bảo vệ quyền lợi kinh doanh của bạn ở đất nước này.

Được công nhận pháp lý: Nhãn hiệu đã đăng ký được công nhận pháp lý và sẽ giúp dễ dàng hơn trong các vụ tranh chấp pháp lý liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

2. Căn cứ pháp lý khi đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan

– Đạo luật nhãn hiệu (số 3) B.E. 2559 (2016) có hiệu lực từ 28/07/2016

– Các văn bản hướng dẫn thi hành của

– Điều ước quốc tế

Có nhiều sửa đổi đã được ghi nhận trong Đạo luật nhãn hiệu (số 3) B.E. 2559 (2016) và trong các quy định về sở hữu trí tuệ so với trước đây, cụ thể:

+ Thái Lan tuân thủ Nghị định thư Madrid, đã thực hiện từ năm 2017;

+ Chấp nhận đơn đa nhóm;

+ Chấp nhận gia hạn thời hạn bảo hộ thêm 06 tháng;

+ Cung cấp cơ chế bảo vệ cho các dấu hiệu âm thanh;

+ Giảm thời hạn phản đối và phản hồi xuống trong vòng sáu mươi (60) ngày, thay vì chín mươi (90) ngày;

+ Thay đổi mức phí đăng ký nhãn hiệu;

3. Những nhãn hiệu có thể được đăng ký tại Thái Lan:

  • Họ, tên cá nhân không dùng theo nghĩa gốc của tên; tên của một pháp nhân/tên doanh nghiệp được thể hiện đặc biệt;
  • Một hay nhiều từ không mô tả trực tiếp thuộc tính hay chất lượng của hàng hóa và không phải là tên địa lý;
  • Tên, các từ không có thuộc tính như trong 2 mục nêu trên sẽ được coi là có thể phân biệt được, nếu được sử dụng làm nhãn hiệu hàng hóa khi hàng hóa được bán hay quảng cáo một cách rộng rãi;
  • Một tổ hợp các màu sắc được thể hiện đặc biệt, chữ cái, con số đã được cách điệu;
  • Chữ ký của người nộp đơn hay của người tiền nhiệm của người đó hay chữ ký của người khác với sự cho phép sử dụng của người đó;
  • Chân dung người nộp đơn hay người khác với sự cho phép sử dụng của người đó;
  • Hình vẽ tự tạo.

4. Những nhãn hiệu không được đăng ký tại Thái Lan

Nhãn hiệu có hoặc bao gồm những biểu tượng sau sẽ không đăng ký được tại Thái Lan:

  • Huy hiệu, dấu hoàng gia, biểu tượng Chakkri, dấu của cơ quan, các bộ các cục, phòng hoặc tỉnh.
  • Cờ quốc gia Thái Lan, cờ hoàng gia.
  • Tên hoàng gia, tên viết tắt.
  • Đại diện của Vua, Hoàng Hậu hoặc thừa kế của ngai vàng.
  • Tên, từ, biểu tượng về nhà vua, nữ hoàng, người thừa kế ngai vàng và những gia đình quý tộc khác.
  • Biểu tượng và cờ của các quốc gia khác, biểu tượng và cờ của các tổ chức thế giới, biểu tượng của lãnh đạo các quốc gia.
  • Biểu tượng của hội chữ thập đỏ hoặc tên gọi “Chữ thập đỏ” hoặc “chữ thập Geneva”
  • Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với huân chương, bằng khen.
  • Nhãn hiệu đi ngược lại với đạo được xã hội.
  • Nhãn hiệu đã đăng ký hoặc không đăng ký mà trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng. Gây nhầm lẫn với chủ sở hữu hoặc nguồn gốc của sản phẩm.

5. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan

5.1. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Thái Lan

Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thái Lan, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những tài liệu sau:

  • Mẫu đơn đăng ký chính thức (TM1, TM2 hoặc TM3) bằng tiếng Thái;
  • Năm bản sao nhãn hiệu đã chọn của không lớn hơn 80mm x 80mm và không nhỏ hơn 50mm x 50mm;
  • Danh sách các danh mục hàng hóa hoặc dịch vụ được dịch sang tiếng Thái: Sử dụng Bảng Phân loại Nice chính thức của WIPO.
  • Giấy ủy quyền: trường hợp nộp đơn thông qua tổ chức đại diện
  • Bản sao lời tuyên thệ của người nộp đơn nước ngoài.
  • Bản sao hộ chiếu có chữ ký của người được ùy quyền.

Lưu ý:

  • Tất cả các tài liệu phải bằng tiếng Thái hoặc đi kèm với bản dịch được chứng thực.
  • Đảm bảo biểu mẫu đăng ký được điền đầy đủ và chính xác.
  • Đáp ứng thời hạn nộp hồ sơ của quý khách cho Cục Sở hữu trí tuệ (DIP).

5.2. Phương thức nộp đơn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Thái Lan

Để nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu tại Thái Lan, quý khách hàng có thể nộp bằng các phương thức nộp đơn sau:

  • Nộp trực tiếp: Quý khách hàng có thể đến trực tiếp tại văn phòng của Cục Sở hữu Trí tuệ Thái Lan để nộp đơn và các tài liệu liên quan tại địa chỉ 563 Nonthaburi Road Bangkrasor Muang Nonthaburi 11000.
  • Gửi Qua Bưu Điện: Quý khách hàng có thể gửi đơn đăng ký và tất cả các tài liệu cần thiết thông qua dịch vụ bưu điện hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh đến địa chỉ của Cục Sở hữu Trí tuệ Thái Lan.
  • Nộp trực tuyến qua website: https://sso.ipthailand.go.th/ (lưu ý cần tạo tài khoản để nộp hồ sơ). Khi nộp đơn trực tuyến quý khách cần chú ý đến việc thanh toán phí liên quan theo hướng dẫn của Cục Sở hữu Trí tuệ Thái Lan.

Thái Lan đã áp dụng nguyên tắc “first-to-file” – nộp đơn đầu tiên, tương tự Việt Nam. Thời điểm nộp đơn là yếu tố quyết định trong trường hợp có nhiều nhãn hiệu tương tự nhau cùng đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan, trừ trường hợp có yêu cầu về quyền ưu tiên. Theo đó, nếu có nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trùng nhau hoặc tương tự với nhau cho hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự thì quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa được cấp cho người nào nộp đơn đăng ký trước tại Bộ Thương mại Thái Lan.

5.3. Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan

Khi đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp, cơ quan đăng ký sẽ gửi thông báo kết quả thẩm định tới người nộp đơn trong thời gian từ 12 đến 18 tháng (thực tế có thể dài hơn một vài tháng). Sau khi nhãn hiệu được cơ quan đăng ký thẩm định, nhãn hiệu sẽ được công bố trên Công báo cho các bên thứ ba có nhu cầu phản đối trong vòng 90 ngày kể từ ngày công bố. Nếu như không có đơn phản đối nào đối với nhãn hiệu đăng ký trong thời gian quy định, nhãn hiệu sẽ được đăng ký và cấp giấy chứng nhận.

6. Thời hạn hiệu lực và gia hạn nhãn hiệu tại Thái Lan

Thời hạn của nhãn hiệu đã được đăng ký tại Thái Lan là mười năm kể từ ngày đăng ký, và có thể được gia hạn 10 năm một lần. Đơn gia hạn phải được nộp trong vòng 90 ngày trước ngày nhãn hiệu hết hạn. Thời hạn này có thể được gia hạn thêm 6 tháng khi trả thêm phụ phí.

7. Lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan

Lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm

  • Số lượng nhóm hàng hóa/dịch vụ: Quý khách hàng có thể đăng ký nhãn hiệu của mình cho tối đa năm nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ trên mỗi đơn đăng ký. Mỗi nhóm hàng hóa/dịch vụ bổ sung sẽ phải trả thêm một khoản phí.
  • Loại nhãn hiệu: Phí sẽ khác nhau một chút tùy thuộc vào loại nhãn hiệu, như nhãn chữ, biểu tượng hoặc âm thanh.
  • Quyền ưu tiên: Nếu quý khách hàng đã có quyền ưu tiên nộp hồ sơ dựa trên đơn đăng ký trước đó tại một quốc gia khác, quý khách sẽ phải thanh toán một khoản phí bổ sung.

Dưới đây là một phân tích chi tiết về các khoản phí xấp xỉ tính bằng Baht Thái (THB)

Luật Thiên Di

8. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan

Thiên Di là đối tác đáng tin cậy trong lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam và cả thị trường quốc tế.

Chúng tôi không chỉ là đơn vị hỗ trợ pháp lý mà còn là đối tác đồng hành, mang lại giá trị lâu dài cho doanh nghiệp của bạn. Đội ngũ chuyên gia pháp lý của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết về quy trình đăng ký nhãn hiệu, giúp bạn hiểu rõ về lợi ích và cam kết chất lượng dịch vụ. Với mối quan hệ lâu bền cơ quan quản lý, chúng tôi cam kết giảm thiểu thời gian xử lý hồ sơ và đảm bảo ổn định trong quá trình triển khai thủ tục bảo hộ, giúp sản phẩm của bạn thiết lập cơ sở pháp lý vững chắc để phát huy giá trị khi thương mại hóa trên thị trường tiêu thụ. Nhãn hiệu đăng ký tại thị trường quốc tế, trong đó có Thái Lan sẽ giúp doanh nghiệp Việt bảo vệ thương hiệu khi kinh doanh thương mại tại nước ngoài, mang lại lợi ích thiết thực trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thiên Di sẽ giúp khách hàng:

  • Thực hiện việc tra cứu và thông báo cho quý khách hàng bằng văn bản kết quả tra cứu nhãn hiệu tại Thái Lan;
  • Tùy theo nhu cầu đăng ký của Khách Hàng chúng tôi sẽ tư vấn cho Khách Hàng đăng ký trực tiếp vào Thái Lan hay đăng ký thông qua hệ thống Marid để có lợi nhất cho khách hàng.
  • Soạn thảo hồ sơ và thay mặt chủ sở hữu nhãn hiệu trực tiếp nộp và theo dõi tình trạng hồ sơ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan;
  • Thông báo, tư vấn và xử lý các thiếu sót/từ chối của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) trong quá trình theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan;
  • Hỗ trợ theo dõi, đại diện giải quyết các phản đối và phản hồi với đại diện sở hữu trí tuệ thực hiện thủ tục tại Thái Lan.
  • Nhận các công văn, Giấy chứng nhận và bàn giao cho khách hàng (nếu có).

Quý khách có nhu cầu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan, vui lòng liên hệ đến Thiên Di để được hỗ trợ hiệu quả nhất.

9. Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 36 Đường A4, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Điện thoại028.6293 9377 - 0982020789

Email: info@luatthiendi.com

Websiteluatthiendi.com