Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất TACN

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất TACN

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất TACN

 Hiện nay, thức ăn cho vật nuôi luôn được các chuyên gia, nhà đầu tư và cả cá nhân quan tâm không chỉ cho vật nuôi để kinh doanh mà cho chính vật nuôi trong gia đình mình. Tuy nhiên, để tham gia sản xuất thức ăn chăn nuôi thì cá nhân, tổ chức cần đáp ứng những điều kiện luật định để được cấp phép sản xuất thức ăn chăn nuôi.

1. Căn cứ pháp lý

Để xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi cần tuân thủ theo các luật - nghị định bên dưới:

- Luật chăn nuôi 2018;

- Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi;

- Và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Thế nào thức ăn chăn nuôi

Căn cứ khoản 25 Điều 2 Luật chăn nuôi 2018: “25. Thức ăn chăn nuôi (Viết tắt TACN) là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống”

3. Phân loại thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi được chia thành các loại sau:

- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống.

- Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.

- Thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi; cải thiện sức khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi.

- Thức ăn truyền thống là sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến được sử dụng phổ biến theo tập quán trong chăn nuôi bao gồm thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và loại sản phẩm tương tự khác.

- Nguyên liệu đơn là các đơn chất ở dạng tự nhiên hoặc tổng hợp được dùng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

- Thức ăn chăn nuôi thương mại là thức ăn chăn nuôi được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường.

4. Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

Căn cứ Điều 38 Luật chăn nuôi 2018:

- Để sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích thương mại, khách hàng cần đáp ứng:

a) Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;

b) Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo;

c) Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi, cụ thể:

Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không gây nhiễm chéo, không thôi nhiễm chất độc hại từ thiết bị sang thức ăn chăn nuôi; khu vực chứa thức ăn chăn nuôi bảo đảm thông thoáng, có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật (khoản 1 Điều 9 Nghị định 13/2020/NĐ-CP).

d) Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp;

đ) Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi, cụ thể:

Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có biện pháp để kiểm soát tạp chất (cát sạn, kim loại, bụi) gây nhiễm bẩn vào sản phẩm; có biện pháp kiểm soát, phòng, chống động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, khu lưu trữ sản phẩm; có biện pháp phòng, chống mối mọt; có biện pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và bảo đảm vệ sinh môi trường; có biện pháp bảo hộ, vệ sinh cho người lao động và khách tham quan khu vực sản xuất. (khoản 2 Điều 9 Nghị định 13/2020/NĐ-CP)

e) Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;

g) Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;

h) Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch;

i) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh;

k) Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Trường hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích tiêu thụ nội bộ, thì chỉ cần đáp ứng mục a, b, d, đ, e, g, i và k ở trên.

5. Trình tự thực hiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

Yêu cầu đối với thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường, còn cần đáp ứng các điều kiện sau (căn cứ điều 32 Luật chăn nuôi 2018):

- Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

- Sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận cở sơ đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Công bố thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Nhãn hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 46 của Luật này.

Vì vậy, để có thể tiến hành sản xuất, khách hàng còn cần phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, với các bước thực hiện như sau:

5.1. Hồ sơ để được cấp phép sản xuất thức ăn chăn nuôi(khoản 2 Điều 10 Nghị định 13/2020/NĐ-CP)

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (Mẫu số 01.TACN Phụ lục I của Nghị định trên);

- Bản thuyết minh điều kiện sản xuất (Mẫu số 02.TACN Phụ lục I của Nghị định trên);

- Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất (Mẫu số 03.TACN Phụ lục I của Nghị định trên);

- Bản tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi (đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn)

5.2. Thủ tục liên quan

CƠ QUAN CẤP PHÉP (KHOẢN 1 ĐIỀU 10 NGHỊ ĐỊNH 13/2020/NĐ-CP)

- Cục Chăn nuôi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung; cơ sở sản xuất đồng thời thức ăn bổ sung và thức ăn chăn nuôi khác; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi xuất khẩu theo đề nghị của bên nhập khẩu;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN (KHOẢN 3 ĐIỀU 10 NGHỊ ĐỊNH 13/2020/NĐ-CP)

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền;

b) Đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi và lập Biên bản.

Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết).

Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

c) Đối với cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đặt hàng:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ; trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

d) Trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu phải đánh giá điều kiện thực tế để cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại điểm b ở trên.

XEM THÊM: Các loại mã số mã vạch tại Việt Nam theo quy định 2021

 QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ MÃ SỐ MÃ VẠCH ONLINE

5.3. Công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi

THỨC ĂN CHĂN NUÔI NÓI CHUNG VÀ CHO THÚ CƯNG NÓI RIÊNG (THÔNG TƯ 04/2020/TT-BNNPTNT)

Bước 1: Căn cứ vào quy chuẩn thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản thì (Điều 1 Thông tư 04/2020/TT-BNNPTNT):

- Thức ăn chăn nuôi - Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản; Ký hiệu: QCVN 01-190: 2020/BNNPTNT

  • Đối với thức ăn truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho vật nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản: Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được lựa chọn 01 trong 03 hình thức sau:
  • Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân;
  • Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc thừa nhận theo quy định pháp luật;
  • Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định pháp luật.
  • Đối với thức ăn bổ sung: Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định theo quy định pháp luật.

Bước 2: Đăng ký công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại địa phương (thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc). Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

- Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định:

  • Bản công bố hợp quy thức ăn thủy sản (Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN);
  • Bản sao chứng chỉ chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
  • Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

- Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết qủa tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:

  • Bản công bố hợp quy thức ăn thủy sản theo mẫu quy định (Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN);
  • Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy ;
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL quy định tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN) và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;
  • Bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký;
  • Báo cáo đánh giá hợp quy (theo Mẫu 5. BCĐG quy định tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN) kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan.

6. Hướng dẫn quy trình nộp hồ sơ, xin giấy đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đến cơ quan có thẩm quyền:

Thức ăn bổ sung: Cục Chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi khác: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện.

6.1. Đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung:

Cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết).

Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

6.2. Đối với cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ

Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

6.3. Đối với trường hợp xuất khẩu

Nếu nước nhập khẩu yêu cầu phải đánh giá điều kiện thực tế để cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quy định.

* Lưu ý về thời hạn:

Thời hạn phải có giấy đủ điều kiện từ 05/03/2021. Riêng đối với Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được cấp Giấy chứng nhận hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi theo QCVN 01–77:2011/BNNPTNT được tiếp tục sản xuất cho đến khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy.

7. Thời hạn giải quyết hồ sơ đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

Thời hạn giải quyết hồ sơ đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi là không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

8. Dịch vụ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi của Thiên Di

Với mục tiêu mang đến hiệu quả tốt nhất cho khách hàng, Thiên Di cung cấp các dịch vụ cần thiết để đưa thức ăn chăn nuôi ra ngoài thị trường, trong đó có Dịch vụ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Lựa chọn Thiên Di , quý doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm quy trình làm việc chuyên nghiệp với sự phục vụ tận tình của đội ngũ chuyên gia, hỗ trợ giàu kinh nghiệm:

Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết theo đúng quy định pháp luật.

Hỗ trợ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, đánh giá điều kiện thực tế cơ sở, khắc phục các vấn đề còn tồn tại… cho đến khi nhận được giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất.

Xem thêm: Đăng Ký Thương Hiệu Sản Phẩm Năm 2021 Như Thế Nào?

9. Lý do nên lựa chọn dịch vụ của Thiên Di

”Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.”

- Gồm các chuyên gia, các nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm.

- Luôn được cập nhật các quy định/quy chế mới, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.

- Có khả năng chịu áp lực công việc cao.

- Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.

- Luôn trau dồi bản thân, chuyên môn hướng tới sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

9.1. Đội ngũ nhân sự

Tiềm lực nhân sự là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Do đó, Thiên Di luôn chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nghiêm túc và luôn thân thiện với khách hàng – đó là kim chỉ nam cho sự thành công của chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Thiên Di cung cấp dịch vụ xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, Chung nhan co so du dieu kien san xuat TACN,Chung nhan co so du dieu kien san xuat thuc an thuy san , chứng nhận hợp quy TACN...tại Việt Nam, Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ này trên hầu hết các tỉnh thành trong cả Nước, hoàn tất hồ sơ, thủ tục đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà Nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.

9.2. Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo thêm một số dịch vụ của Thiên Di như

– Dịch vụ cấp Chứng nhận GMP

– Dịch vụ cấp chứng nhận HACCP

– Dịch vụ cấp Chứng nhận Iso

– Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

– Công bố thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ hải sản

– Tư vấn đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả

– Tư vấn hồ sơ thủ tục công bố các chế phẩm, đồ dùng gia đình (bột giặt, nước rửa chén, nước lau sàn, …)

– Tư vấn và xin Mã số mã vạch

– Hỗ trợ đăng ký mã số mã vạch cho các sản phẩm.

– Tư vấn và tiến hành xin Giấy phép quảng cáo

– Tư vấn và xin Chứng nhận lưu hành tự do – Certificate of Free Sale (CFS)

– Tư vấn xin cấp giấy chứng nhận sức khoẻ

đăng ký độc quyền thương hiệu

Đăng ký độc quyền thương hiệu

Gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 36 đường A4, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0981 317 075

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com

Website: luatthiendi.com

 

Đăng ký để được tư vấn