Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh là giấy tờ pháp lý bắt buộc phải có khi bạn kinh doanh, sản xuất thực phẩm theo hình thức hộ kinh doanh. Giấy tờ này chứng minh cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với quy định của pháp luật. Vậy những ngành nghề nào cần phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận VSATTP, không có giấy chứng nhận VSATTP thì có bị phạt hành chính không? Thiên Di sẽ giải đáp thắc mắc trên.

 

 

1. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh là gì?

Là giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh những sản phẩm về thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ về ăn uống nhằm chứng nhận cho một cơ sở nào đó có đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm để kinh doanh hay không. Đây là điều kiện cần có để hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất thực phẩm cam kết cung cấp sản phẩm thực phẩm vệ sinh, an toàn đến với người tiêu dùng.

2. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được áp dụng cho những ngành nghề nào?

Khách hàng nên xác định rõ mình đang kinh doanh ở lĩnh vực, ngành nghề nào để tiến hành công việc làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận VSATTP đúng cách. Những ngành nghề dưới đây cần phải xin cấp giấy chứng nhận VSATTP để có đủ điều kiện kinh doanh hợp pháp theo hình thức hộ kinh doanh:

  • Cơ sở sản xuất thực phẩm
  • Cửa hàng, quán ăn kinh doanh dịch vụ ăn uống
  • Quán cafe, nước giải khát
  • Các hệ thống cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thức ăn nhanh
  • Các dịch vụ thực phẩm liên quan khác

3. Lưu ý về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hộ kinh doanh

3.1. Thời hạn của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo điều 37 của luật An toàn thực phẩm số hiệu: 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 quy định thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP như sau:

  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng 03 năm;
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh trước 06 tháng tính đến ngày giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn.

3.2. Mức phạt đối với không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hộ kinh doanh

Nếu hộ kinh doanh của bạn hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận VSATTP thì sẽ bị xử phạt theo Điều 18, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm: 
  • Phạt 20-30 triệu đồng đối với hộ kinh doanh kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Phạt 30-40 triệu đồng đối với hộ kinh doanh  sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có giấy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.3. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hộ kinh doanh

Tùy theo từng địa phương mà sẽ có quy định tương đối khác nhau do quy định còn chồng chéo, chưa thống nhất giữa các cơ quan quản lý. Cơ quan có thẩm quyền giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh là:
  • Sở Y tế, Sở Công Thương, hoặc Sở Nông nghiệp tỉnh, thành phố cấp giấy phép tùy lĩnh vực;
  • Ban An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh.
Công ty Thiên Di đã cung cấp dịch vụ xin giấy phép trọn gói các ngành trên hầu hết các tỉnh thành trên cả nước với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và tận tâm đã giúp cho hơn 1.000 doanh nghiệp có giấy phép xâm nhập và phát triển thị trường nhanh chóng. 

Nếu như doanh nghiệp còn thắc mắc, không hiểu các vấn đề liên quan đến từ hồ sơ, quy trình, chi phí… hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau: hotline 0981 317 075 - 028.6293 9377 hoặc để lại thông tin tại website của Thiên Di.