Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm năm 2022 cần chuẩn bị gì?

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm năm 2022 cần chuẩn bị gì?

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm năm 2022 cần chuẩn bị gì?

Nghe đọc bài

Quảng cáo là một trong những công cụ giúp người tiêu dùng biết đến sản phẩm nhanh nhất. Tuy nhiên, trước khi thực hiện quảng cáo, các doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm hay còn gọi là giấy xác nhận nội dung quảng cáo để được quảng bá sản phẩm của mình trên truyền hình, phát thanh hay các phương tiện khác như poster, áp phích, các bài báo,...

 

1. Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm

1. Giấy đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (Theo phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 08/2013/TT-BYT);

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

3. Giấy đăng ký công bố sản phẩm phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật);

4. Giấy ủy quyền của đơn vị sở hữu bản công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm đối với đơn vị thực hiện quảng cáo (trong trường hợp đơn vị quảng cáo không phải là đơn vị công bố chất lượng sản phẩm);

5. Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;

6. Mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;

7. Sản phẩm quảng cáo thực phẩm:

  • Quảng cáo trên truyền hình, điện ảnh, phát thanh: 01 đĩa hình, đĩa âm thanh ghi nội dung quảng cáo dự kiến kèm theo 02 bản kịch bản.
  • Quảng cáo trên báo viết, tờ rơi, poster, áp phích hoặc in ấn trên vật dụng khác, quảng cáo trên báo điện tử, cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng thông tin điện tử của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo, internet: 01 đĩa ghi nội dung đăng ký quảng cáo dự kiến kèm theo 01 bản maket nội dung dự kiến quảng cáo.

8. Tài liệu tham khảo, tài liệu khoa học chứng minh cho thông tin quảng cáo trong trường hợp nội dung quảng cáo không có trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

  • Trong trường hợp tài liệu chứng minh được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang Tiếng Việt.
  • Toàn bộ tài liệu phải đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo.

2. Hiệu lực sử dụng của giấy phép quảng cáo thực phẩm

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm hết giá trị trong các trường hợp sau:

  • Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy đăng ký công bố sản phẩm hết hiệu lực.
  • Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Sản phẩm có những thay đổi về thành phần hoặc công dụng.

Công ty Thiên Di đã cung cấp dịch vụ xin giấy phép trọn gói các ngành thực phẩm trên hầu hết các tỉnh thành trên cả nước với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và tận tâm đã giúp cho hơn 1.000 doanh nghiệp có giấy phép xâm nhập và phát triển thị trường nhanh chóng.

Nếu như doanh nghiệp còn thắc mắc, không hiểu các vấn đề liên quan đến từ hồ sơ, quy trình, chi phí… hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau: hotline 0981 317 075 - 028.6293 9377 hoặc để lại thông tin tại website của Thiên Di.

 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0981317075 - 0968 360 760

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com