Những điều cần biết về giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa 2022

Những điều cần biết về giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa 2022

Những điều cần biết về giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa 2022

Nghe đọc bài

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

 

 

1. Vì sao cần cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do?

 Dựa vào CFS, nước nhập khẩu sẽ nắm bắt được chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào nước họ, đồng thời doanh nghiệp xuất khẩu sẽ dễ dàng xuất khẩu hàng hóa vào nước khác hơn.

Sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải có CFS để làm cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp các giấy chứng nhận khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải có CFS do cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể.

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp CFS tại Việt Nam

  • Bộ Y tế: có thẩm quyền cấp CFS cho thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên; thuốc lá điếu; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; Thuốc, mỹ phẩm; Trang thiết bị y tế.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý CFS đối với các sản phẩm: Giống cây trồng, giống vật nuôi; nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; gia súc, gia cầm, vật nuôi; Vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; phân bón; thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; Sản phẩm trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản, thủy sản, muối…được quy định cụ thể tại Thông tư 63/2010/TT-BNNPTNT.
  • Bộ Công Thương: Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo quy định của pháp luật; Sản phẩm, hàng hóa khác không thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, cơ quan.

3. Các bước xin giấy phép lưu hành sản phẩm theo qui định của nhà nước Việt Nam

Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân tại cơ quan cấp giấy chứng nhận lưu hành (áp dụng cho trường hợp xin lần đầu).

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ sau đây:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (theo mẫu)
  • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa (bản sao công chứng)
  • Bản chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa (bản sao công chứng)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng)
  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao công chứng)
  • Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân tại Việt Nam (theo mẫu)
  • Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp giấy và con dấu của thương nhân (theo mẫu).

Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chờ đợi kết quả. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sau 5 ngày sẽ có kết quả. Giấy chứng nhận lưu hành có hiệu lực 2 năm kể từ ngày cấp.

 

Công ty Thiên Di đã cung cấp dịch vụ xin giấy phép trọn gói các ngành nghề trên hầu hết các tỉnh thành trên cả nước với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và tận tâm đã giúp cho hơn 1.000 doanh nghiệp có giấy phép xâm nhập và phát triển thị trường nhanh chóng.
Nếu như doanh nghiệp còn thắc mắc, không hiểu các vấn đề liên quan đến việc thủ tục giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, từ hồ sơ, quy trình, chi phí… hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau: hotline 0981 317 075 - 028.6293 9377 hoặc để lại thông tin tại website của Thiên Di.

 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 36 đường A4, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0981317075 - 0968 360 760

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com