Những điều cần biết về nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ 22/2018/NĐ-CP

Những năm gần đây, chúng ta đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới vấn đề sở hữu trí tuệ bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa vụ của chính mỗi chúng ta. Nhất là gần đây Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 100/2006/NĐ-CP và Nghị định số 85/2011/NĐ-CP Do đó, hôm nay, Thiên Di sẽ trích toàn văn chi tiết nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ tới các bạn.

Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về việc xác lập, chủ thể, nội dung, giới hạn quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, đại diện sở hữu công nghiệp và các biện pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu công nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác của pháp luật dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân).
  2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện hưởng sự bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Các điều ước quốc tế quy định tại khoản này bao gồm:

  • a) Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883, sửa đổi năm 1967 (sau đây gọi tắt là “Công ước Paris”);
  • b) Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000;
  • c) Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Việt Nam – Thụy Sĩ năm 1999;
  • d) Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) năm 1994, kể từ thời điểm Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới;
  • đ) Các điều ước quốc tế khác liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà Việt Nam là thành viên.

Điều 3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp

Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm sau đây trong quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp:

  • a) Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
  • b) Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu công nghiệp;
  • c) Tổ chức hệ thống cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp;
  • d) Hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu công nghiệp;
  • đ) Tổ chức thực hiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
  • e) Thực hiện quyền bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quy định tại Điều 147 của Luật Sở hữu trí tuệ;
  • g) Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Nhà nước và xã hội về sở hữu công nghiệp;
  • h) Quản lý hoạt động giám định sở hữu công nghiệp; cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp;
  • i) Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu công nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp;
  • k) Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu công nghiệp; 
  • l) Tổ chức thực hiện giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách, pháp luật về sở hữu công nghiệp;
  • m) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, pháp luật về sở hữu công nghiệp;
  • n) Quản lý hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp; cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
  • o) Hợp tác quốc tế về sở hữu công nghiệp; đề xuất xử lý các vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và các quốc gia khác về sở hữu công nghiệp.

Xem thêm:

Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Sở hữu trí tuệ.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm sau đây trong quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp tại địa phương:

  • a) Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về sở hữu công nghiệp;
  • b) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy định của địa phương về sở hữu công nghiệp;
  • c) Tổ chức hệ thống quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp tại địa phương và thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả của hệ thống đó;
  • d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách, pháp luật về sở hữu công nghiệp, thực hiện các biện pháp đẩy mạnh hoạt động sở hữu công nghiệp;
  • đ) Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiến hành các thủ tục về sở hữu công nghiệp;
  • e) Phối hợp với các cơ quan liên quan trong hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp;
  • g) Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu công nghiệp, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp tại địa phương;
  • h) Quản lý chỉ dẫn địa lý thuộc địa phương;
  • i) Hợp tác quốc tế về sở hữu công nghiệp tại địa phương.

Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp tại địa phương. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Khoa học và Công nghệ.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật về sở hữu công nghiệp và quản lý các đối tượng sở hữu công nghiệp do cơ quan mình quản lý.

những điều cần biết về luật sở hưu trí tuệĐiều 4. Cách tính thời hạn

Cách tính thời hạn trong hoạt động sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định về thời hạn tại Chương VIII, Phần thứ nhất của Bộ luật Dân sự.

Điều 5. Phí, lệ phí sở hữu công nghiệp

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định và hướng dẫn thi hành chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về sở hữu công nghiệp.

Các văn bản hướng dẫn thi hành

  • Nghị định 100/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Bộ luật của Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
  • Nghị định 85/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 100/2006/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
  • Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
  • Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
  • Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
  • Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
  • Nghị định 88/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi về quyền đối với giống cây trồng
  • Quyết định 69/2006/QĐ-BNN Quy định bảo mật dữ liệu thử nghiệm nông hoá phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
  • Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Toà án nhân dân do Tòa án nhân dân tối cao – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Bộ Khoa học và Công nghệ – Bộ Tư pháp ban hành
  • Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
  • Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
Những điều cần biết về nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ 2018

Những điều cần biết về nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ 2018 cập nhật mới nhất

Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 100/2006/NĐ-CP và Nghị định số 85/2011/NĐ-CP

Ngày 23 tháng 02 năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2015 và Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giảm quyền liên quan (sau đây gọi tắt là Nghị định), Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2018.

Nghị định 22/2018/NĐ-CP có 06 chương, 51 điều.

Chương I 22/2018/NĐ-CP

Những quy định chung, có 05 điều (từ Điều 1 đến Điều 5), bao gồm những nội dung sau: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Chính sách của Nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan; Trách nhiệm và nội dung quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.

Chương II 22/2018/NĐ-CP

Quyền tác giả, có 23 điều (từ Điều 6 đến Điều 28), bao gồm những nội dung sau: Tác giả, đồng tác giả; Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác; Quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí; Tác phẩm âm nhạc; Quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu; Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh; Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; Tác phẩm nhiếp ảnh; Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc; Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ; Quyền tác giả đối với chương trình máy tính; Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả; Quyền nhân thân; Quyền tài sản; Sao chép tác phẩm; Trích dẫn hợp lý tác phẩm; Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm di cảo; Chủ sở hữu quyền tác giả; Chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh; Sử dụng tác phẩm thuộc về Nhà nước; Sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng.

Chương III 22/2018/NĐ-CP

Quyền liên quan, có 05 điều (từ Điều 29 đến Điều 33), bao gồm những nội dung sau: Quyền của người biểu diễn; Trích dẫn hợp lý cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng; Bản sao tạm thời; Sử dụng bản ghi âm, ghi hình; Sử dụng chương trình phát sóng.

Chương IV 22/2018/NĐ-CP

Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, có 08 điều (từ Điều 34 đến Điều 41), bao gồm những nội dung sau: Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan; Cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; Hồ sơ cấp, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; Thời hạn cấp, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả, bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan; Hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; Phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan; Hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

Chương V 22/2018/NĐ-CP

Tổ chức đại diện tập thể, tổ chức tư vấn dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan, có 07 điều (từ Điều 42 đến Điều 48), bao gồm những nội dung sau: Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan; Biểu mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất; Thu, phân chia tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất; Khai thác, sử dụng bản ghi âm, ghi hình; Thông tin quản lý quyền tác giả, quyền liên quan; Thực hiện chế độ báo cáo; Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan.

Chương VI 22/2018/NĐ-CP

Điều khoản thi hành, có 03 điều (từ Điều 49 đến Điều 51), bao gồm những nội dung sau: Bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan; Hiệu lực thi hành; Trách nhiệm thi hành.

Kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành, Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan sẽ hết hiệu lực thi hành.

Link: Download Nghị định số 85/2011/NĐ-CP bản chi tiết

Hi vọng với những nội dung chi tiết nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ ở trên bạn đã có những cái nhìn khái quát nhất và luật này. Nếu có bất cứ vấn đề gì thắc mắc hay chưa hiểu rõ, bạn hãy liên hệ ngay với Thiên Di để được giải đáp.

Tin khác: