Những vấn đề thường gặp về cấp giấy phép kinh doanh đầu tư

Những vấn đề thường gặp về cấp giấy phép kinh doanh đầu tư

Những vấn đề thường gặp về cấp giấy phép kinh doanh đầu tư

Hiện nay thành lập doanh nghiệp mới là vấn đề rất phổ biến cho các cá nhân, tổ chức muốn tự mình kinh doanh, đặt biệt là các nhà đầu tư nước ngoài họ không rành về pháp luật Việt Nam, đặc biệt là luật quản lý cho các doanh nghiệp nước ngoài là hết sức chặt chẽ nên thủ tục pháp lý càng trở nên phức tạp, hơn thế nữa là các quốc gia phải có tuân thủ pháp lý của mỗi quốc gia khi công chứng, hợp thức hóa lãnh sự đòi hỏi thời gian là yếu tố quan trọng, vì vậy cần lưu ý để tránh sai sót.

 

1. Ngành nghề kinh doanh: 

Tốt nhất nên đầu tư trong các lĩnh vực/ngành nghề đã được Việt Nam cam kết rõ ràng trong các Điều ước quốc tế song phương hoặc/và đa phương để tránh gặp rủi ro bị từ chối khi đăng ký các ngành nghề, lĩnh vực chưa được mở cửa thị trường. Mỗi lĩnh vực đầu tư/ngành nghề kinh doanh lại gắn liền với yêu cầu về lượng vốn đầu tư khả thi tương ứng phục vụ thực hiện, các điều kiện đầu tư/Giấy phép kinh doanh cụ thể tương ứng nếu thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, việc loại bỏ không đăng ký các ngành nghề kinh doanh chưa hoặc không thực sự cần thiết sẽ giúp các Nhà đầu tư tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí để thực hiện các thủ tục pháp lý phát sinh cũng như có được thuận lợi nhất khi đăng ký và triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

2. Nhà đầu tư:

Có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện đặc biệt có các yêu cầu đầu tư cụ thể về tư cách đầu tư phải là cá nhân hay là công ty, có thể xác định qua tổng hợp các điều kiện đầu tư đối với toàn bộ các lĩnh vực/ngành nghề đăng ký đầu tư trên cơ sở phạm vi cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và các quy định của pháp luật Việt Nam nếu có.

3. Vốn đầu tư, vốn điều lệ để thành lập:

Việt Nam chỉ quy định các điều kiện hạn mức đầu tư của dự án lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định như giáo dục, kinh doanh bất động sản, lữ hành, trung gian thanh toán, … vì vậy việc xác định vốn sao cho có lợi cho nhà đầu tư nhất khi có tranh chấp xảy ra là điều hết sức quan trọng.

4. Góp vốn đầu tư, vốn điều lệ sau khi thành lập:

Việc góp vốn đầu tư và vốn điều lệ cần thực hiện đúng theo thời hạn đã đăng ký thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các Nhà đầu tư đăng ký thời hạn song không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các Nhà đầu tư sẽ phải góp vốn đầu tư qua chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư được mở bởi Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo yêu cầu/hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

5. Địa điểm đầu tư và thành lập công ty:

Có địa chỉ rõ ràng; chọn Bên cho thuê có đủ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc/và quyền cho thuê/quyền cho thuê lại nếu có; địa điểm/văn phòng cho thuê thuộc diện được phép cho thuê, được thiết kế và xây dựng đúng quy định của pháp luật Việt Nam, không đang trong tình trạng có tranh chấp. Văn phòng thuê cần thuộc khu vực được thiết kế và xây dựng phục vụ chức năng văn phòng trên cơ sở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam đã cấp phép xây dựng.

6. Con dấu của công ty:

Có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu, có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau. Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu, Công ty phải gửi thông báo đến Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi công ty đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành thủ tục thông báo và được đăng tải mẫu dấu lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, con dấu có thể được sử dụng từ ngày có hiệu lực đã được ghi nhận trong thông báo đã được đăng tải.

7. Sử dụng lao động:

Nếu có sử dụng lao động là người nước ngoài, Công ty phải thực hiện các thủ tục xin cấp Visa, xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài, Giấy phép lao động, Thẻ tạm trú theo các điều kiện, thủ tục được pháp luật Việt Nam quy định.

8. Người đại diện theo pháp luật:

Công ty phải đảm bảo luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp Công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

9. Nghĩa vụ thuế:

Công ty tại Việt Nam sẽ phải nộp Lệ phí môn bài; phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi có lợi nhuận; kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng. Tùy vào ngành nghề đầu tư kinh doanh, công ty tại Việt Nam còn có thể phải nộp các loại thuế như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, ….

Việt Nam cũng có nhiều quy định ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp khi đầu tư trong các ngành nghề được ưu đãi đầu tư hoặc đầu tư tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. “

10. Báo cáo dự án đầu tư:

Công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam được lập theo dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện đúng và đầy đủ chế độ báo cáo dự án đầu tư, phải đăng ký tài khoản và thực hiện chế độ báo cáo dự án thông qua Cổng thông tin quốc gia về đầu tư.

 

Công ty Thiên Di đã cung cấp dịch vụ xin giấy phép trọn gói các ngành trang thiết bị y tế, mỹ phẩm, thực phẩm trên hầu hết các tỉnh thành trên cả nước với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và tận tâm đã giúp cho hơn 3.000 doanh nghiệp có giấy phép xâm nhập và phát triển thị trường nhanh chóng.

Nếu như doanh nghiệp còn thắc mắc, không hiểu các vấn đề liên quan đến từ hồ sơ, quy trình, chi phí… hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau: hotline 0981 317 075 - 028.6293 9377 hoặc để lại thông tin tại website của Thiên Di.

 

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0981317075 - 0968 360 760

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com