Quy trình đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Quy trình đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Quy trình đăng ký nhãn hiệu năm 2021

Nhãn hiệu hay nhiều “người” quen gọi là thương hiệu, logo….ngày càng thể hiện được sự quan trọng đối với doanh nghiệp. Đặc biệt là khi các chế tài xử lý vi phạm ngày càng củng cố và quy định chặt chẽ hơn. Theo đó việc đăng ký nhãn hiệu ngày càng trở thành một công việc quan trọng mà cá nhân/doanh nghiệp không thể không quan tâm.

Vậy làm thế nào để đăng ký độc quyền thương hiệu và quy trình đăng ký nhãn hiệu năm 2021 quy định như thế nào ?

Các bước tiến hành tra cứu và đăng ký nhãn hiệu

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân xác lập quyền đối với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình trước khi ra thị trường một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Luật Thiên Di hướng dẫn quy trình tra cứu và đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trong năm 2020 như sau:

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu

Quý Khách hàng gửi mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu cho Luật Thiên Di để Luật Thiên Di tra cứu sơ bộ và đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu.

Tra cứu sơ bộ miễn phí: Luật Thiên Di sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ miễn phí cho khách hàng để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu trong vòng 01 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp thông tin.

Sau khi tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu không có khả năng đăng ký Luật Thiên Di sẽ tư vấn và đưa ra các đối chứng liên quan để tìm giải pháp cho nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng sau này.

Tra cứu chuyên sâu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Trường hợp sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu có khả năng đăng ký thì tra cứu chuyên sâu qua dữ liệu Việt Nam và quốc tế để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký nhãn hiệu và tiết kiệm thời gian.

Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Tuy nhiên, nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước đầu tiên và quan trọng để đánh giá sơ bộ một nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không?

Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng (một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký nhãn hiệu như đã trình bày mục trên).

Hồ sơ tra cứu nhãn hiệu khách hàng cần chuẩn bị: 03 mẫu nhãn hiệu có kích thước lớn hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm.

Thủ tục tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu thông qua Luật Thiên Di thời gian từ 1-3 ngày làm việc.

Kết quả tra cứu nhãn hiệu: Bản thông báo kết quả tra cứu nhãn hiệu

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và theo dõi quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Giai đoạn 1: Nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu (nộp đơn đăng ký nhãn hiệu):

Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký Luật Thiên Di sẽ tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ cho đơn đăng ký của Quý khách hàng.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu khách hàng cần chuẩn bị

  • Giấy uỷ quyền (mẫu gửi kèm)
  • 01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm)
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu.
  • Luật Thiên Di sẽ chuẩn bị các hồ sơ còn lại theo quy định cho đơn đăng ký nhãn hiệu.

Ngoài các tài liệu cần thiết nêu trên khi khách hàng đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hồ sơ cần cung cấp thêm cho Luật Thiên Di như sau:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
  • Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Kết quả giai đoạn 1: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Giai đoạn 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

  • Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.

Kết quả giai đoạn 2 của đơn đăng ký nhãn hiệu: Chấp nhận đơn hợp lệ

Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu:

Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

  • Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

Kết quả giai đoạn 3: Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và nộp lệ phí cấp bằng

Giai đoạn 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và bàn giao cho khách hàng

Kết quả giai đoạn 4: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Luật Thiên Di thông báo tới Quý Doanh nghiệp để tiến hành nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu giao lại cho khách hàng.

Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Theo kinh nghiệm của Luật Thiên Di thì thời gian đăng ký nhãn hiệu thông thường sẽ kéo dài khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN LOGO, THƯƠNG HIỆU, NHÃN HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ

HOTLINE: 0982020789

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Lưu ý về việc đăng ký nhãn hiệu với việc đăng ký tên thương mại, tên miền, đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng đối với logo (nhãn hiệu hình)

Sự đồng nhất giữa việc đăng ký nhãn hiệu và tên thương mại của doanh nghiệp

Khi Quý khách hàng đăng ký độc quyền nhãn hiệu nên song song đăng ký tên công ty có một phần nhãn hiệu đã đăng ký: Ví dụ Công ty đăng ký nhãn hiệu Thiên Di thì cũng nên đặt tên công ty là: Công ty…. Thiên Di … để tránh trường hợp sau khoảng hơn 1 năm khi nhãn hiệu được cấp văn bằng thì từ khi nộp đơn đến khi cấp văn bằng có đối thủ cạnh tranh đăng ký tên thương mại có phần chữ nhãn hiệu của mình dẫn tới trường hợp dù nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ rồi nhưng chủ nhãn hiệu không thể thực hiện xử lý vi phạm hoặc yêu cầu đối thủ chấm dứt hành vi xử dụng tên thương mại do đối thủ đã đăng ký tên thương mại trước ngày mình được cấp bằng nhãn hiệu. Đây là quy định đang bất hợp lý của pháp luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật Doanh nghiệp mà bản thân người nộp đơn cần lưu ý để tránh được rủi ro không cần thiết.

Sự đồng nhất giữa việc đăng ký nhãn hiệu và tên miền

Trường hợp nếu Quý khách hàng đăng ký nhãn hiệu mà tên công ty (tên thương mại) của công ty không đồng nhất với nhãn hiệu đã đăng ký có thể lựa chọn thêm phương án đăng ký tên miền (đặc biệt là tên miền do Nhà nước Việt Nam quản lý có đuôi “.vn” để chứng minh việc đăng ký nhãn hiệu cùng với tên miền. Sở dĩ hiện nay, việc đăng ký nhãn hiệu đang kéo dài nên để được xác lập quyền chủ đơn cần có thời gian từ trên 01 năm trở lên. Cũng để tránh rủi ro như phân tích ở trên, sau này nhãn hiệu được cấp bằng chủ sở hữu nhãn hiệu có thể yêu cầu đối thủ đăng ký tên thương mại sau thời điểm đăng ký nhãn hiệu và tên miền chấm dứt hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ.

Sự đồng nhất giữa việc đăng ký nhãn hiệu và đăng ký bản quyền tác giả mỹ thuật ứng dụng đối với nhãn hiệu có phần hình và phần chữ

Đối với nhãn hiệu hình (Tức logo) khi đăng ký có cùng thông tin nhãn hiệu chữ, Quý khách hàng không đăng ký tên thương mại công ty, hoặc chưa có nhu cầu đăng ký tên miền có thêm lựa chọn khi đăng ký nhãn hiệu cũng đồng thời đăng ký luôn bản quyền đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cho nhãn hiệu có cả phần chữ và phần hình. Việc đăng ký này cũng tương tự như việc đăng ký tên thương mại, tên miền là để tránh trường hợp sau khi nhãn hiệu được cấp văn bằng có đối thủ đã đăng ký tên công ty, tên miền trước ngày nhãn hiệu được cấp văn bằng thì chủ sở hữu nhãn hiệu có đủ cơ sở để yêu cầu đối thủ cạnh tranh không lành mạnh chấm dứt hành vi vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan đăng ký doanh nghiệp thu hồi phần tên có dấu hiệu xâm phạm quyền.

Lưu ý về màu sắc khi đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam không có các quy định cụ thể về phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đen – trắng và nhãn hiệu màu, cũng như đăng ký nhãn hiệu đen – trắng hay đăng ký nhãn hiệu màu tuyệt đối quyền cho chủ sở hữu đơn. Tuy nhiên, thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam cho phép một nhãn hiệu đăng ký ở dạng đen-trắng có thể được sử dụng ở các dạng màu sắc khác nhau, miễn là vẫn giữ nguyên được các nội dung chữ/hình của nhãn hiệu và không xâm phạm quyền đối với một nhãn hiệu đen-trắng hoặc màu của người khác đã được đăng ký.

Do vậy, quan điểm của Luật Thiên Di là đối với các cá nhân và doanh nghiệp thực hiện đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam muốn tiết kiệm chi phí trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hoặc lựa chọn giữa đăng ký nhãn hiệu màu hay đen – trắng thì nên ưu tiên đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đen – trắng sẽ là tối ưu hơn.

Lưu ý về đăng ký nhãn hiệu hình (hay còn gọi là logo), nhãn hiệu chữ, câu định vị (slogan) khi đăng ký nhãn hiệu:

Nhãn hiệu hình (hay còn gọi là logo): Có thể đăng ký độc lập bảo hộ với tư cách là một nhãn hiệu hoặc kết hợp với phần chữ của nhãn hiệu, câu định vị khi đăng ký nhãn hiệu.

Nhãn hiệu chữ: Khi đăng ký nhãn hiệu chữ chủ đơn đăng ký có thể lựa chọn hình thức của chữ nhãn hiệu đăng ký theo các dạng sau:

Dạng đăng ký nhãn hiệu chữ thứ nhất: Chỉ đơn thuần cấu tạo từ các chữ in hoặc chữ số dạng tiêu chuẩn và chỉ ở dạng màu đen – trắng, đơn giản. Chủ nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn có được quyền sử dụng khá rộng đối với nhãn hiệu đã đăng ký, đó là quyền sử dụng nhãn hiệu trong các dạng chữ hoặc màu sắc bất kỳ mà mình muốn miễn là không xâm phạm quyền của một nhãn hiệu khác đang được bảo hộ. Việc sử dụng như vậy sẽ không phương hại đến nội dung được bảo hộ của nhãn hiệu.

  • Hạn chế của dạng đăng ký nhãn hiệu chữ thứ nhất này cần lưu ý là khi sử dụng tùy ý như vậy, chỉ nội dung của nhãn hiệu là được bảo hộ còn kiểu chữ hay cách trình thức trình bày độc đáo cũng như màu sắc của nhãn hiệu sẽ không thuộc phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn đã đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ.

Dạng đăng ký nhãn hiệu chữ thứ hai: Cấu tạo từ các chữ cái, từ ngữ, chữ số được cách điệu hoặc hình họa hóa hoặc chứa màu sắc. Nhãn hiệu được đăng ký ở dạng này hiển nhiên vẫn được bảo hộ cả về mặt nội dung cốt lõi của nhãn hiệu đó là kết cấu chữ cái, phát âm và ý nghĩa của từ (nếu có) như nhãn hiệu chữ in tiêu chuẩn. Tuy nhiên, do nhãn hiệu còn được bảo hộ thêm cách trình bày (kiểu chữ hoặc kiểu trình bày đặc biệt) nên hiệu lực bảo hộ của nó được tăng cường mạnh hơn chống lại được các ý đồ của đối thủ cạnh tranh tiếp cận nhãn hiệu không chỉ về nội dung mà còn cả về cách thể hiện của nhãn hiệu.

  • Hạn chế của dạng đăng ký nhãn hiệu thứ hai này là khi đăng ký nhãn hiệu chữ cách điệu thì quyền sử dụng nhãn hiệu chữ cách điệu lại bị hạn chế bởi chủ chỉ được sử dụng nhãn hiệu đúng như mẫu đã đăng ký mà không được tùy ý sử dụng nhãn hiệu trong các dạng chữ khác hoặc cách thức khác.

Lưu ý về quyền ưu tiên ảnh hưởng đến đơn đăng ký nhãn hiệu

Quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu ảnh hưởng đến việc cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ cho đơn đăng ký nhãn hiệu của chủ thể khác. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế liên quan thì trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt Nam mà có chủ thể khác nộp đơn cho cùng đối tượng trong đơn đầu tiên thì đơn của người nộp đầu tiên vẫn được coi là có cùng ngày nộp đơn với ngày nộp đơn đầu tiên và được ưu tiên bảo hộ. Chính vì lẽ đó mà không ai dám khẳng định nhãn hiệu cứ nộp đơn và đã tra cứu tình trạng đăng ký nhãn hiệu sẽ đảm bảo chắc chắn sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.

Một số lưu ý khi thiết kế, lựa chọn đăng ký nhãn hiệu

  • Để đảm bảo có khả năng được bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp mình, doanh nghiệp cần thiết kế nhãn hiệu đảm bảo được tính độc đáo, phản ánh nét riêng biệt cho hàng hóa, dịch vụ của bên mình đồng thời phải có sự khác biệt với nhãn hiệu của đơn vị khác.
  • Nhãn hiệu có thể kết hợp giữa chữ và hình. Trong trường hợp nhãn hiệu chỉ là chữ nên có sự cách điệu để có thể được cấp văn bằng bảo hộ khi đăng ký.
  • Một số yếu tố không được cấp văn bằng bảo hộ (tức các dấu hiệu loại trừ không nên sử dụng làm nhãn hiệu) bao gồm:

o Nhãn hiệu không nên thiết kế là hình, hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng,

o Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào (như dịch sang tiếng Anh, tiếng Nhật, Tiếng Tàu, tiếng La tinh…)

o Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ;

o Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh;

o Nhãn hiệu không nên thiết kế là các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ;

o Cách tốt nhất để đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu là tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Luật Thiên Di sẵn sàng tra cứu sơ bộ miễn phí cho Quý khách hàng trước khi thực hiện các công việc tiếp theo trong quy trình đăng ký nhãn hiệu.

Các câu hỏi thường gặp

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam?

  • Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam;
  • Cá nhân, tổ chức nước ngoài. (Đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam buộc phải tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các công ty đại diện Sở hữu trí tuệ như Luật Thiên Di).

Phân nhóm sản phẩm, hàng hóa của nhãn hiệu là gì?

Phân nhóm nhãn hiệu đăng ký được dựa theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ) được cả thế giới áp dụng. Tất cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có rất nhiều loại nhưng theo Bảng phân loại nhãn hiệu cũng chỉ có tất cả 45 nhóm. Trong đó, có 34 nhóm cho hàng hóa và 11 nhóm cho dịch vụ. Tại Việt Nam, tính phí đăng ký nhãn hiệu căn cứ theo nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký bản quyền nhãn hiệu.

Tại sao cần tra cứu nhãn hiệu?

Tra cứu nhãn hiệu để xác định nhãn hiệu dự định nộp đơn có tương tự với các nhãn hiệu của các chủ thể khác đã đăng ký trước đó hay không? Đồng thời đánh giá khả năng nhãn hiệu nộp đơn có được cấp bằng bảo hộ hay không?

Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu?

Đăng ký nhãn hiệu đối với chủ thể mới sử dụng trước tiên là để tránh không vi phạm nhãn hiệu của người khác. Nhưng quan trọng nữa là việc đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp bên cạnh việc thúc đầy hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với khách hàng mà doanh nghiệp còn có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.

Nhãn hiệu được bảo hộ trong thời hạn bao lâu?

Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

Dịch vụ đăng ký quyền thương hiệu của luật Thiên Di gồm có:

- Là đơn vị được đào tạo chuyên sâu của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Và Đại Học Luật TP.HCM, đã được cấp chứng chỉ đào tạo và chúng tôi đã đăng ký thành công cho gần 300 tổ chức, cá nhân có được bản quyền tác giả cho mình

- Chúng tôi tư vấn hoàn chỉnh từ khi trước khi thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép kinh doanh, đăng ký bản quyền logo, đăng ký bảo hộ thương hiệu, bản quyền tác giả. Khách hàng chỉ làm việc với một đơn vị tư vấn uy tín như Thiên Di sẽ có được giải pháp toàn diện

- Soạn hồ sơ chuẩn, đúng quy định pháp luật giúp khách hàng an toàn trong suất quá trình kinh doanh, đồng hành cùng khách hàng khi cơ quan chức năng kiểm tra định kỳ, hậu kiểm (hướng dẫn khách hàng chuẩn bị giấy tờ phục vụ đoàn kiểm tra, hỗ trợ phản hồi ý kiến của cơ quan kiểm tra nếu có, hỗ trợ tiếp đoàn kiểm tra đối với các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Thiên Di thường xuyên)

- Miễn phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập chi nhánh, thành lập địa điểm kinh doanh, thay đổi giấy phép kinh doanh (Khách hàng đóng phí nhà nước).

- Đặc biệt, tất cả các Khách Hàng có giao dịch với Công ty Thiên Di đều có cơ hội nhận quà với nhiều phần quà hấp dẫn.

Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí. Chi tiết liên hệ: 028.62939377- 0982020789 – Email: info@luatthiendi.com