Quy trình thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Quy trình thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Quy trình thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Nghe đọc bài

Quy trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp phải trải qua nhiều giai đoạn thẩm định kỹ càng với những yêu cầu khắt khe về thành phần hồ sơ và điều kiện đăng ký. Cùng Thiên Di tìm hiểu quy trình thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở bài viết sau đây nhé

 

Quy trình thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

1. Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Trình tự đăng ký kiểu dáng công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện qua 07 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và phân loại kiểu dáng công nghiệp

Đối với doanh nghiệp muốn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, quan trọng nhất là phải đảm bảo rằng kiểu dáng công nghiệp đó chưa được sử dụng hoặc công bố trước đó trên bất kỳ phương tiện nào, điều này đảm bảo tính mới của kiểu dáng khi thực hiện đăng ký.

Kiểu dáng công nghiệp có thể đăng ký ở một hoặc nhiều phương án và có thể được đăng ký bằng một hoặc nhiều hình ảnh chụp dưới nhiều góc độ khác nhau. Số lượng phương án và hình ảnh đăng ký càng nhiều thì lệ phí nộp đơn càng cao.

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần được phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp, trong trường hợp người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không đúng, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ tự tiến hành phân loại và yêu cầu người nộp đơn nộp phí phân loại theo quy định (100.000 đồng/01 phân loại).

Bước 2: Tra cứu kiểu dáng công nghiệp

Trước khi nộp đơn đăng ký, việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp là quan trọng để đánh giá khả năng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí của chủ đơn. Việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp này có thể đánh giá được khoảng 80% khả năng bảo hộ của kiểu dáng trước khi tiến hành nộp đơn. Kết quả từ việc tra cứu này sẽ giúp doanh nghiệp ước lượng được khả năng đăng ký thành công và đưa ra quyết định phù hợp.

Bước 3: Nộp đơn Đăng ký Kiểu dáng Công nghiệp

Hồ sơ đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những tài liệu sau đây:

  • 1) Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp (Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP).
  • (2) 01 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (bao gồm cả hình vẽ, nếu có).
  • (3) 04 bộ ảnh chụp/Bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.
  • (4) Giấy ủy quyền (nếu đơn nộp thông qua đại diện).
  • (Tham khảo tại mẫu Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho cá nhân hoặc mẫu Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho tổ chức).
  • (5) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu doanh nghiệp tư nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác.
  • (6) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên bao gồm:
  • - Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên.
  • - Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.
  • (7) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
  • Lưu ý: Yêu cầu cụ thể đối với hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp được quy định tại Điều 21 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN.

Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp như sau:

  • Theo quy định tại khoản 33 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, tài liệu xác định kiểu dáng công nghiệp cần bảo hộ trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp và bản mô tả kiểu dáng công nghiệp được thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ.
  • Bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ đến mức căn cứ vào đó, người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng có thể xác định được kiểu dáng công nghiệp đó.
  • Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp được thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ phải liệt kê thứ tự các ảnh chụp, bản vẽ trong bộ ảnh chụp, bản vẽ và các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

+ 01 tháng kể từ ngày nộp đơn trong trường hợp đơn hợp lệ;

+ 01 tháng 10 ngày trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thống báo thẩm định hình thức đơn;

+ 03 tháng 10 ngày trong trường hợp đơn không hợp lệ và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định;

+ 03 tháng 20 ngày trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thống báo thẩm định hình thức đơn nhưng đơn vẫn không hợp lệ và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định.

Bước 5: Công bố đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ hoặc vào thời điểm muộn hơn theo yêu cầu của người nộp đơn nhưng không quá bảy tháng kể từ ngày nộp đơn;

Bước 6: Thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

+ 07 tháng kể từ ngày công bố đơn;

+ 09 tháng 10 ngày kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo thẩm định nội dung đơn;

+ 10 tháng 15 ngày kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ/thiếu sót và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định;

+ 12 tháng 25 ngày kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo thẩm định nội dung đơn và đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ/thiếu sót và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định.

Thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Bước 7: Cấp văn bằng bảo hộ

Cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp: 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn yêu cầu nộp phí, lệ phí;

- Công bố Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp: 60 ngày kể từ ngày ra quyết định cấp.

2. Lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Để tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì cần nộp những loại lệ phí như sau:

  • Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 75.000 đồng.
  • Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn): 60.000 đồng.
  • Mức lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp online áp dụng kể từ ngày 01/01/2026 như sau:
  • Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 150.000 đồng.
  • Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn): 120.000 đồng.
  • Ngoài các phí trên còn có phí thẩm định đơn phụ thuộc vào số trang và số hình vẽ thể hiện trong đơn đăng ký.

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần được phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp (Phân loại Locarno), trường hợp Người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000 đồng/01 phân loại).

Lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp

3. Thời hạn xử lý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xem xét theo trình tự sau:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn;
  • Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Tuy nhiên, thời gian xử lý hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ lâu hơn đáng kể do khối lượng hồ sơ Cục Sở hữu trí tuệ xử lý là rất lớn, có thể từ 18-25 tháng từ ngày nộp đơn.

4. Đối tượng nào không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Theo Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
  • Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng.

5. Lý do phải đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Có độc quyền kiểu dáng công nghiệp là một lợi thế vô cùng quan trọng trong kinh doanh một sản phẩm cụ thể. Vì vậy, để đảm bảo độc quyền khai thác hình dáng bên ngoài của sản phẩm, chủ sở hữu phải nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Một số lý do tại sao phải đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như sau:

  • Kiểu dáng công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp thị thành công sản phẩm, giúp xác định hình ảnh thương hiệu của công ty. Việc bảo hộ các kiểu dáng công nghiệp đảm bảo tính độc quyền của việc sử dụng chúng và tạo thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược tiếp thị của công ty.
  • Kiểu dáng công nghiệp chỉ có thể được cấp văn bằng bảo hộ nếu nó bảo đảm tính mới so với các kiểu dáng công nghiệp và sản phẩm cũng lĩnh vực trên phạm vi toàn thế giới. Như vậy, trước khi đưa kiểu dáng công nghiệp, kiểu dáng của sản phẩm ra thị trường, chủ sở hữu phải nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp vì nếu sản phẩm đã được đưa ra thị trường thì kể cả khi kiểu dáng đó đã đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ thì nó cũng đã mất đi tính mới thì kiểu dáng công nghiệp đó sẽ không được cấp văn bằng bảo hộ sau đó.
  • Kiểu dáng bên ngoài của sản phẩm thường là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn hay lôi cuốn đối với khách hàng, và sự hấp dẫn hữu hình là yếu tố then chốt trong quyết định của khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm này thay vì sản phẩm khác. Điều này đặc biệt đúng đối với những danh mục có nhiều sản phẩm có cùng chức năng như bàn chải tóc, dao, đèn hay thậm chí là ô tô và máy tính, điện thoại, chai lọ, các vật dụng cá nhân khác… Do tầm quan trọng về mặt thương mại của kiểu dáng công nghiệp đối với sự thành công của sản phẩm và nhằm đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu, việc bảo vệ thiết kế khỏi bị đối thủ cạnh tranh sao chép và bắt chước là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ nhà thiết kế hoặc nhà sản xuất nào.
  • Kiểu dáng công nghiệp đẹp là tài sản của công ty, có thể làm tăng giá trị thương mại của công ty và sản phẩm của công ty. Kiểu dáng công nghiệp càng tốt thì càng có giá trị đối với công ty nên phải được quản lý, kiểm soát và bảo vệ đầy đủ.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực 05 năm và được gia hạn tối đa 02 lần (tức được bảo hộ tối đa 15 năm) có thể tạo thêm doanh thu cho doanh nghiệp của bạn thông qua việc thu tiền bản quyền, tiền chuyển giao quyền sử dụng đối tượng kiểu dáng công nghiệp để cấp phép thiết kế cho bên thứ ba sử dụng.

6. Lưu ý khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng bản chất của kiểu dáng công nghiệp, phải phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bộ hình vẽ và bao gồm các nội dung như sau:

  • Tên sản phẩm hoặc bộ sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp
  • Chỉ số phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp (theo Thỏa ước Locarno)
  • Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp
  • Các Kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết
  • Liệt kê ảnh hoặc hình vẽ
  • Bản chất của kiểu dáng công nghiệp. Trong đó, cần chỉ rõ những đặc điểm cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ khác biệt với những kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.

Bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ phải thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp như được mô tả để xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp đó. Ảnh chụp hoặc hình vẽ phải rõ ràng và sắc nét. Không được gây nhầm lẫn sản phẩm khác với các sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được yêu cầu bảo hộ.

Tất cả các ảnh chụp hoặc hình vẽ phải theo cùng một tỉ lệ. Kích thước mỗi ảnh hoặc hình vẽ không được nhỏ hơn ( 90 x 120 ) mm và không được lớn hơn ( 210 x 297 ) mm.

7. Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Thiên Di

Thiên Di là công ty dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp với kinh nghiệm, sự am hiểu sâu sắc về pháp luật và văn hoá Việt Nam. Bằng sự thấu hiểu và gắn bó sâu sắc với khách hàng của mình trong mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày, chúng tôi biết những gì họ muốn, cung cấp những gì họ cần và giúp khách hàng đạt được lợi ích mà mình mong muốn.

Tùy thuộc vào nhu cầu, mong muốn và khả năng của từng đối tượng khách hàng mà chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp khác nhau. Do đó, điều quan trọng là khi liên hệ trao đổi dịch vụ, mọi người cần nói rõ các vướng mắc, vấn đề đang gặp phải hoặc quan tâm. Bởi chỉ như vậy, các chuyên gia của chúng tôi mới có thể tư vấn, hướng dẫn và đưa ra các báo giá hợp lý nhất.

Thông thường, khách hàng khi sử dụng dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của chúng tôi sẽ được các chuyên gia cung cấp những kiến thức cơ bản từ khái niệm theo Luật Sở hữu trí tuệ, điều kiện, tài liệu cần thiết để đăng ký, thời gian và chi phí. Nhờ đó, mọi người sẽ hiểu hơn về việc đăng ký bảo hộ độc quyền cho hình dáng bên ngoài của sản phẩm.

Vậy quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp của Thiên Di như thế nào?

  • Tư vấn trước khi tiến hành đăng ký về mọi vấn đề liên quan
  • Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết cho việc đăng ký
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp và chuyển cho khách hàng tham khảo
  • Nộp hồ sơ công bố và tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại Cục Sở hữu trí tuệ
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ
  • Tư vấn các vấn đề phát sinh liên quan (nếu có) sau khi hoàn thành công việc

Chúng tôi đã giúp cho hơn 500 chủ sở hữu kiểu dáng có giấy chứng nhận đăng ký KDCN để nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường nắm bắt thời cơ

Chúng tôi tư vấn hoàn chỉnh từ khi thành lập doanh nghiệp, công bố chất lượng sản phẩm, đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký kiểu dáng công nghiệp, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, hỗ trợ xử lý vi phạm kiểu dáng giúp Khách Hàng yên tâm tập trung công tác kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.

Gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 36 đường A4, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline0981 317 075 - 0868 083686

Điện thoại028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com

Websitehttps://luatthiendi.com/

FanpageCông Ty Thiên Di - Công Bố Sản Phẩm