Quy trình thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu, nhãn hiệu

Quy trình thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu, nhãn hiệu

Quy trình thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu, nhãn hiệu

Thực tế, quá trình đăng ký khách hàng phải thực hiện bao gồm các bước sau:

 1. Tra cứu thương hiệu, nhãn hiệu

Tra cứu và đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo nhãn hiệu không bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó, tránh việc mất thời gian đăng ký, chờ đợi mà lại bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bằng bảo hộ).

Khách hàng chỉ cần gửi mẫu nhãn hiệu kèm danh mục sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu bảo hộ cho Thiên Di để được tra cứu sơ bộ (miễn phí). Ngoài ra, khách hàng có thể tra cứu chuyên sâu (có trả phí) tại dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ để đảm bảo khả năng được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cao nhất.

tra cứu thương hiệu

2. Phân nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

Việc phân nhóm khi đăng ký nhãn hiệu quyết định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Đăng ký càng nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thì phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu càng rộng.

Phân nhóm nhãn hiệu đăng ký được dựa theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ) được cả thế giới áp dụng.

Hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có rất nhiều loại nhưng theo Bảng phân loại nhãn hiệu cũng chỉ có tất cả 45 nhóm. Trong đó, có 34 nhóm cho hàng hóa và 11 nhóm cho dịch vụ.

Tiêu chí tính phí đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cũng căn cứ theo nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Theo đó, một đơn đăng ký nhãn hiệu càng nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thì phí đăng ký sẽ càng cao.

3. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Thành phần hồ sơ gồm có:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (02 bản).
  • Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ - 5 mẫu (có thể dạng in màu, đen trắng hoặc file mềm).
  • Giấy uỷ quyền cho đại diện SHCN (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện).
  • Danh mục sản phẩm/dịch vụ đã phân nhóm theo bảng phân loại hàng hóa Nice.
  • Tài liệu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có).
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu (đối với nhãn hiệu tập thể, chứng nhận).
  • Các tài liệu chứng minh quyền đăng ký (uỷ quyền từ nhà sản xuất, công văn chấp thuận…).
  • Thông tin tên, địa chỉ của chủ sở hữu (hoặc/và các đồng chủ sở hữu).

đăng ký nhãn hiệu

Xem thêm: Hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký thương hiệu logo

4. Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu lên Cục Sở hữu trí tuệ

Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam).

  • Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam: 384-386 Nguyễn Trãi, Q.Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
  • VPĐD Cục SHTT tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, P. Khuê Mỹ, Q. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.
  • VPĐD Cục SHTT tại TP.HCM: 31 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận và thẩm định đơn

➥ Thẩm định hình thức: 1 tháng kể từ ngày nộp đơn (Theo luật quy định thì 1 tháng nhưng hiện nay Cục đang thay đổi quy trình nên thời gian thực tế là dài hơn, thường là 3-6 tháng )

Nếu đơn đáp ứng các quy định liên quan đến hình thức, Cục SHTT sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

Nếu đơn chưa đáp ứng quy định liên quan đến hình thức, Cục SHTT sẽ ra Thông báo thiếu sót đề nghị chủ đơn sửa đổi/bổ sung để hoàn chỉnh về mặt hình thức.

➥ Công bố đơn: 2 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận đơn.

Nhãn hiệu sau khi có Quyết định chấp nhận đơn sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Trong thời gian này bên thứ 3 nếu có ý kiến phản đối việc bảo hộ nhãn hiệu công bố, có thể có ý kiến với Cục SHTT để xem xét;

➥ Thẩm định nội dung đơn: 9 tháng kể từ ngày đơn được công bố (luật quy định là 9 tháng nhưng trên thực tế hiện nay là khoảng 2 năm)

Sau khi đơn được công bố, Cục SHTT đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu.

Nếu nhãn hiệu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và thông báo đề nghị chủ đơn đóng phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Sau khi phí được chủ đơn đóng, Cục SHTT sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sau 1 tháng.

Nếu nhãn hiệu không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra Thông báo kết quả thẩm định nội dung và đưa các lý do, căn cứ từ chối và chủ đơn sẽ có một khoảng thời gian là 3 tháng để trả lời Thông báo này.

Lưu ý:

Theo quy định sau 12 tháng Cục SHTT sẽ hoàn tất việc thẩm định đơn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, nhưng thực tế có thể kéo dài từ 16-30 tháng kể từ ngày nộp đơn tại Cục SHTT.

Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Doanh nghiệp có thể gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nhiều lần, mỗi lần có thời hạn sử dụng là 10 năm.

Nhãn hiệu đã được bảo hộ nếu không được sử dụng trong 5 năm liên tục thì chủ thể khác có quyền yêu cầu chấm dứt hiệu lực.

Quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, vui lòng liên hệ Công ty Thiên Di theo hotline 0981 317 075 - 0868 083 683 để được tư vấn chi tiết.

Xem thêm: Những điều cần phải biết khi đăng ký thương hiệu kinh doanh