Quy trình xử lý vi phạm bản quyền kiểu dáng công nghiệp

Quy trình xử lý vi phạm bản quyền kiểu dáng công nghiệp

Quy trình xử lý vi phạm bản quyền kiểu dáng công nghiệp

Vi phạm kiểu dáng công nghiệp đang là một vấn nạn trong xã hội hiện nay. Đặc biệt, khi đất nước đang trong quá trình hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vậy quy trình xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp như thế nào? Cùng Thiên Di tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

1. Quy trình xử lý vi phạm bản quyền kiểu dáng công nghiệp

Quy trình xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Điều tra xác minh và thu thập thông tin xâm phạm kiểu dáng

Bước này là bước quan trọng để xác định đối tượng xâm phạm kiểu dáng công nghiệp là đối tượng nào? Hình thức xâm phạm như thế nào? Địa chỉ bên xâm phạm ở đâu,...từ đó sẽ có phương án xử lý hành vi xâm phạm tốt nhất.

Bước 2: Giám định hành vi xâm phạm tại Viện khoa học sở hữu trí tuệ

Mục đích của việc giám định như sau:

+ Tra cứu, xác định chính xác đối tượng giám định, nội dung giám định.

+ Để chắc chắn rằng kiểu dáng công nghiệp của bạn đã bị xâm phạm, đạo nhái thật sự bởi những người có chuyên môn. Từ đó có cơ sở chắc chắn để buộc tội người vi phạm và chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

Bước 3: Gửi thư khuyến cáo (cảnh báo) hành vi xâm đối với bên vi phạm

Sau khi chúng ta đã có kết quả giám định từ Viện khoa học sở hữu trí tuệ và chắc chắn rằng kiểu dáng công nghiệp của chúng ta đã bị xâm phạm thì bước đầu tiên chúng ta sẽ không yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết luôn mà chúng ta sẽ gửi thư cảnh cáo tới người vi phạm với mục đích là thương lượng giữa hai bên.

Bởi vì thương lượng thường là lựa chọn tốt nhất khi có tranh chấp. Bên cạnh đó, nếu yêu cầu nhà nước có thẩm quyền giải quyết thì sẽ mất thời gian hơn.

Bước 4: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm xâm phạm kiểu dáng

Khi không thể thương lượng được thì chúng ta có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của đơn vị vi phạm bằng biện pháp hành chính.

2. Hình thức xử phạt vi phạm kiểu dáng công nghiệp?

Việc vi phạm bản quyền kiểu dáng công nghiệp sẽ bị xử lý dưới các hình thức sau:

– Cảnh cáo;

– Phạt tiền;

– Các biện pháp khắc phục hậu quả khác như tịch thu tang vật, đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mức phạt cụ thể được quy định tại điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

3. Thẩm quyền xử phạt hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp

Các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ giải quyết bao gồm:

– Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ các cấp;

– Cơ quan Quản lý thị trường các cấp;

– Cơ quan Hải quan các cấp;

– Cơ quan Công an các cấp;

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc huyện.

Công ty Thiên Di đã cung cấp dịch vụ xin giấy phép trọn gói các ngành trên hầu hết các tỉnh thành trên cả nước với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và tận tâm đã giúp cho hơn 1.000 doanh nghiệp có giấy phép xâm nhập và phát triển thị trường nhanh chóng.
Nếu như doanh nghiệp còn thắc mắc, không hiểu các vấn đề liên quan đến từ hồ sơ, quy trình, chi phí… hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau: hotline 0981 317 075 - 028.6293 9377 hoặc để lại thông tin tại website của Thiên Di.