Thủ tục cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018

Thủ tục cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018

Thủ tục cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018

Để tăng khả năng cạnh tranh, tạo niềm tin đối với khách hàng, đối tác về khả năng quản lý hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế các thủ tục liên quan, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành thực hiện xây dựng hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 22000.

 

1. Chứng nhận ISO 22000 là gì?

Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn mới nhất về vấn đề quản lý an toàn thực phẩm. Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm.

Về cơ bản, tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng dựa trên cơ sở là nền tảng thực hiện của những nguyên tắc trong GMP và HACCP của chuỗi thực phẩm. Tiêu chuẩn này hướng vào tất cả tổ chức hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi thuộc những lĩnh vực, quy mô khác nhau.

2. Tại sao phải xin chứng nhận ISO 22000?

- Đối với Doanh nghiệp:

+ Cải thiện và nâng cao mức độ tin cậy và hình ảnh cho sản phẩm của doanh nghiệp

+ Cải tiến quy trình, dây chuyền sản xuất

+ Nâng cao khả năng quyết định dựa trên dữ liệu

+ Tạo ra văn hóa cải tiến cho tổ chức

- Đối với khách hàng và người tiêu dùng

+ Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng

+Tạo sự yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Doanh nghiệp đã được chứng nhận ISO

- Đối với cơ quan nhà nước

+ Dễ quản lý chất lượng và tiêu chuẩn đối với các sản phẩm

3. Thủ tục cấp chứng nhận ISO 22000 như thế nào?

Bước 1: Tiếp xúc ban đầu

Cuộc tiếp xúc diễn ra nhằm mục đích trao đổi thông tin giữa cơ quan chứng nhận và khách hàng. Các thông tin chính cần thống nhất bao gồm:

– Các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận

– Các bước của thủ tục chứng nhận

– Tiêu chuẩn ứng dụng

– Các chi phí dự tính

– Chương trình kế hoạch làm việc

Bước 2: Chuẩn bị cho việc kiểm tra chứng nhận (đánh giá sơ bộ)

– Doanh nghiệp gửi tới cơ quan chứng nhận: Đơn đăng ký chứng nhận, các kế hoạch ISO 22000:2018, các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc áp dụng ISO 22000:2018.

– Cơ quan chứng nhận cử chuyên gia phân tích đánh giá tình trạng thực tế về hồ sơ ISO 22000:2018 nhằm phát hiện ra những điểm yếu của văn bản tài liệu và việc áp dụng hệ thống ISO 22000:2018 tại thực địa. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, các chuyên gia phải chỉ ra được những vấn đề về hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng ISO 22000:2018 cần chấn chỉnh để doanh nghiệp sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này rất có lời cho doanh nghiệp vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.

Bước 3: Kiểm tra các tài liệu về ISO 22000

Các tài liệu này đã được hiệu chỉnh, sau đánh giá sơ bộ (bước 2), gồm:

– Kế hoạch ISO 22000:2018, tài liệu liên quan ISO 22000:2018 (Sổ tay ISO 22000:2018)

– Thủ tục và chỉ dẫn công việc

– Mô tả sản phẩm

– Các tài liệu về giám sát, kiểm tra, thử nghiệm,, sửa chữa…

– Bảng hỏi kiểm định ISO 22000:2018

Bước 4: Đánh giá chính thức các tài liệu

– Các văn bản tài liệu ISO 22000:2018 sẽ được đánh giá tính phù hợp của hệ thống ISO 22000:2018 với các luật lệ, tiêu chuẩn liên quan được xác định, cụ thể là:   

  • Xem xét sự phù hợp với các yêu cầu vệ sinh
  • Việc thẩm tra và xác nhận các CCP
  • Các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan

– Sau khi xem xét, đánh giá chính thức các tài liệu, hồ sơ, chuyên gia đánh giá phải làm báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu và gửi cho doanh nghiệp 1 bản.

– Doanh nghiệp nhận được bản báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu, có trách nhiệm rà soát và sửa chữa.

Bước 5 : Đánh giá chính thức. Kiểm tra, thẩm định tại thực địa

– Đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp.

– Trong khi kiểm tra chứng nhận tại thực địa, sẽ xác định hiệu quả của hệ thống ISO 22000:2018.

– Vai trò của doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra là trình bày các ứng dụng thực tế của các thủ tục chương trình ISO 22000:2018.

– Kết thúc kiểm tra tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra.

Bước 6: Cấp chứng nhận ISO 22000:2018

– Cơ sở được cấp chứng nhận ISO 22000:2018 nếu toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa thỏa đáng, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.

– Cơ quan chứng nhận sẽ cấp chứng nhận ISO 22000:2018 cho khách hàng. Chứng nhận ISO 22000:2018 có giá trị 3 năm, đánh giá giám sát định kỳ sau mỗi năm (2 kỳ đánh giá định kỳ trong 3 năm).

 

Công ty Thiên Di đã cung cấp dịch vụ xin giấy phép trọn gói các ngành thực phẩm trên hầu hết các tỉnh thành trên cả nước với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và tận tâm đã giúp cho hơn 1.000 doanh nghiệp có giấy phép xâm nhập và phát triển thị trường nhanh chóng.
Nếu như doanh nghiệp còn thắc mắc, không hiểu các vấn đề liên quan đến từ hồ sơ, quy trình, chi phí… hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau: hotline 0981 317 075 - 028.6293 9377 hoặc để lại thông tin tại website của Thiên Di.

 

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0981317075 - 0968 360 760

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com