Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả

Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả

Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả

Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như thế nào?

Khi mà vai trò của sức sáng tạo, sản phẩm trí tuệ trong cuộc sống không ngừng gia tăng, nhận thức của các tổ chức, cá nhân đối với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng ngày càng được nâng cao. Do đó, các tổ chức, cá nhân ngày càng quan tâm đến việc sử dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh việc bị các chủ thể khác xâm phạm đến sản phẩm trí tuệ do mình tạo ra, trong đó, có biện pháp đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan là cơ sở bảo vệ bằng pháp luật. Với kinh nghiệm làm việc tại các cơ quan Nhà nước, cũng như hiểu biết về pháp luật điều chỉnh nội dung này, trong khuôn khổ bài viết dưới đây, Luật Thiên Di sẽ hướng dẫn quý Khách thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành.

Xem thêm: Đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì?

I. Căn cứ pháp lý

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009;

Nghị định số 100/2006/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan;

Nghị định số 85/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 100/2006/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;

Thông tư số 29/2009/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

II. Quy định của pháp luật về chủ thể và đối tượng bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

1. Chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ:

Tổ chức, cá nhân được đăng ký bảo hộ quyền tác giả bao gồm: (1) Người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm; (2) Chủ sở hữu quyền tác giả: tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ sáng tác cho tác giả là người thuộc tổ chức mình/thông qua giao kết hợp đồng; được thừa kế hoặc được chuyển giao quyền.

Đối với quyền liên quan, tổ chức cá nhân được bảo hộ quyền liên quan gồm có:

“1. Diễn viên, ca sỹ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn).

2. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).

4. Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng)” (Điều 16 Luật Sở hữu tri tuệ).

Xem thêm: Đăng ký bảo hộ logo

2. Loại hình các phẩm được đăng ký bảo hộ quyền liên quan:

Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ quy định loại hình các phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm: (1) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; (2) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; (3) Tác phẩm báo chí; (4) Tác phẩm âm nhạc; (5) Tác phẩm sân khấu; (6) Tác phẩm điện ảnh; (7) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; (8) Tác phẩm nhiếp ảnh; (9) Tác phẩm kiến trúc; (10) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; (11) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; (12) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Không bao gồm nhiều loại hình được bảo hộ quyền tác giả, đối tượng được bảo hộ quyền liên quan gồm có: cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Và chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả.

III. Thành phần hồ sơ

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm những giấy tờ, tài liệu sau:

1. Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (01 bản);

2. 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả/bản định hình đăng ký quyền liên quan

Đối với những tác phẩm như tranh, tượng, phù điêu… có kích thước quá lớn, thì bản sao tác phẩm có thể thay bằng bản chụp không gia ba chiều.

1. Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ (nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền do được thừa kế, chuyển giao hoặc kế thừa);

2. Văn bản đồng ý của đồng tác giả/đồng chủ sở hữu (nếu có);

Lưu ý: Trường hợp ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ thì phải có giấy ủy quyền của người được ủy quyền.

 TRUNG TÂM HỖ TRỢ TƯ VẤN LUẬT THIÊN DI

Công bố lưu hành mỹ phẩm & Vệ sinh an toàn thực phẩm:

Holine: 0968.360.760

Công bố chất lượng thức ăn thuỷ sản:

Holine: 098 20 20 789

Đăng ký mã số mã vạch:

Holine: 0868 083 683

Sở hữu trí tuệ:

Holine: 098 2020789

Tư vấn chung: 098.20.20.789

IV. Quy trình thực hiện thủ tục và thời gian xử lý hồ sơ

  • Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ, người nộp hồ sơ nộp hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả tại Hà Nội, trường hợp ở tp.Hồ Chí Minh hoặc tp.Đà Nẵng, có thể nộp hồ sơ tại Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả hoặc Sở văn hóa, thể thao và du lịch tại các tỉnh, thành phố khác.

Khi đó, những cơ quan nêu trên sẽ tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

  • Thời hạn xử lý hồ sơ: 15 ngày

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục bản quyền sẽ xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan cho người nộp hồ sơ trong thời hạn 15 ngày. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ không hợp lệ, không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận, Cục bản quyền sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

V. Lệ phí nhà nước

Mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan được quy định cụ thể tại Thông tư số 29/2009/TT-BTC, theo đó, lệ phí Nhà nước có thể dao động trong khoảng từ 100.000 đồng – 600.000 đồng đối với từng loại hình tác phẩm đăng ký bao hộ thương hiệu quyền tác giả, quyền liên quan.

VI. Dịch vụ của Thiên Di bao gồm:

  • Tư vấn cho quý Khách quy định của pháp luật hiện hành về Sở hữu trí tuệ và chi tiết về thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các loại giấy tờ liên quan.
  • Tư vấn sửa đổi, bổ sung các tài liệu không chính xác để đáp ứng được yêu cầu của pháp luật hiện hành.
  • Soạn hồ sơ đầy đủ và hợp lệ phục vụ cho việc thực hiện thủ tục;
  • Đại diện cho quý Khách thực hiện thủ tục tại Cục Bản quyền tác giả;
  • Theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ.
  • Thay mặt quý Khách nhận kết quả và bàn giao lại cho quý Khách.

VII. Lý do nên lựa chọn dịch vụ của Thiên Di:

”Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.”

- Gồm các chuyên gia, các nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm.

- Luôn được cập nhật các quy định/quy chế mới, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.

- Có khả năng chịu áp lực công việc cao.

- Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.

- Luôn trau dồi bản thân, chuyên môn hướng tới sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

VIII. Đội ngũ nhân sự

Tiềm lực nhân sự là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Do đó, Thiên Di luôn chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nghiêm túc và luôn thân thiện với khách hàng – đó là kim chỉ nam cho sự thành công của chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Thiên Di cung cấp dịch vụ công bố mỹ phẩm, đăng ký bảo hộ logocông bố mỹ phẩm nhập khẩucông bố lưu hành mỹ phẩm,...tại Việt Nam, Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ này trên hầu hết các tỉnh thành trong cả Nước, hoàn tất hồ sơ, thủ tục đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà Nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.

Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí. Chi tiết liên hệ:  0982020789 – Email: info@luatthiendi.com

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0982020789

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com

Websiteluatthiendi.com