Thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi, thủy sản

Thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi, thủy sản

Thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi, thủy sản

Tại Việt Nam việc lưu thông thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên thị trường bắt buộc phải thực hiện giấy chứng đăng ký lưu hành. Thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu và sản xuất trong nước được thực hiện như thế nào. THIÊN DI sẽ giải đáp ngay sau đây.

 1. Tại sao thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải đăng ký xin giấy phép lưu hành

- Theo quy định tại Nghị định 13/2020/ NĐ-CP trước khi muốn lưu hành thức ăn chăn nuôi thì phải thực hiện thủ tục công bố lưu hành (công bố thông tin) thức ăn chăn nuôi.

- Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi (công bố thông tin thức ăn chăn nuôi) là bắt buộc đối với tất cả các nhà sản xuất hay kinh doanh trước khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho sản phẩm lẫn chất lượng.

- Đối với hành vi lưu hành thức ăn chăn nuôi mà chưa có công bố thông tin thức ăn chăn nuôi trên cổng thông tin điện tử thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 14 và khoản 2 Điều 5,Nghị định 14/2021/NĐ-CƠ với mức xử phạt là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân và 20.000.000 đồng đến 30.000.000đ đối với tổ chức .

2. Các loại thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam

Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam là thức ăn chăn nuôi, thủy sản có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có) và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm:

1. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán

2. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới

3. Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh

4. Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp

5. Thức ăn bổ sung

6. Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản

thức ăn chăn nuôi thủy sản

3. Thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất trong nước

3.1. Thành phần hồ sơ

– Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao chứng thực, chỉ nộp lần đầu);

– Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng (bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của nhà sản xuất);

– Phiếu kết quả thử nghiệm (bản chính hoặc bản sao chứng thực) các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận (đối với các chỉ tiêu công bố chưa có phương pháp thử được chỉ định). Kết quả khảo nghiệm đối với thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh. - - -Bản tiếp nhận công bố hợp chuẩn hoặc tiếp nhận công bố hợp quy theo quy định của pháp luật hoặc quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới.

– Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).

-Chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (thức ăn thủy sản)

3.2. Trình tự thủ tục đăng ký thức ăn chăn nuôi bổ sung sản xuất trong nước

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân (bao gồm cả trường hợp đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành trở lại tại Việt Nam đối với trường hợp đã có thông báo ngừng lưu hành sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại) gửi hồ sơ (trừ trường hợp thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, đậm đặc) về Cục Chăn nuôi .

- Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Cục Chăn nuôi/Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện.

Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Chăn nuôi/Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ và ban hành văn bản xác nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp không ban hành văn bản xác nhận, Cục Chăn nuôi/Tổng cục Thủy sản phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy thì sau 25 ngày làm việc thì có kết quả ( đồng ý hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ) đối với thức ăn chăn nuôi bổ sung. Tuy nhiên, hiện nay Cục Chăn Nuôi bị tồn khá nhiều hồ sơ chưa giải quyết kịp nên thời gina xử lý kéo dài hơn so với luật quy định khá nhiều. Để có thể hỗ trợ đăng ký một cách nhanh nhất hãy liên hệ với Công ty Thiên Di để có giải pháp tốt nhất theo số điện thoại: 0868 083 683 - 0981 317 075.

3.3. Quy trình đăng ký thức ăn thủy sản xuất trong nước

Bước 1: Xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm

Bước 2: Làm giấy đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản

Bước 3: Kiểm nghiệm, Công bố hợp quy cho thức ăn thủy sản

Bước 4: Đăng ký thông tin thức ăn thủy sản với tổng cục thủy sản.

4. Thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi , thủy sản nhập khẩu

4.1. Thành phần hồ sơ

- Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017).

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) hoặc văn bản có giá trị tương đương của thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp theo quy định.

- Bản sao một trong các giấy chứng nhận ISO, GMP, HACCP hoặc tương đương của cơ sở sản xuất.

- Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: Tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng.

- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam; nhãn phụ sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định.

Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế, tổ chức công nhận khu vực hoặc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định, thừa nhận.

Mẫu nhãn của sản phẩm (có xác nhận của nhà cung cấp hoặc nhà nhập khẩu).

Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu. Nếu bản chính không phải là tiếng Anh thì bản dịch tiếng Việt phải có dịch thuật và chứng thực.

Riêng đối với thức ăn thủy sản khi đăng ký thông tin thức ăn thủy sản phải có thêm giấy xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu đối với lô hàng nhập đầu tiên.

4.2. Trình tự thủ tục đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu

- Bước 1:Tổ chức, cá nhân(bao gồm cả trường hợp đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành trở lại tại Việt Nam đối với trường hợp đã có thông báo ngừng lưu hành sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại) gửi hồ sơ về Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn chăn nuôi)hoặc Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản).

- Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Cục Chăn nuôi có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện.

Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Chăn nuôi có trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ và ban hành văn bản xác nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp không ban hành văn bản xác nhận, Cục Chăn nuôi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Đây là thời gian theo quy định, tuy nhiên thực tế hiện nay Cục chăn nuôi bị tồn khá nhiều hồ sơ nên thời gian thực tế bị kéo dài hơn so với quy định trong luật.

Riêng đối với hồ sơ thức ăn thủy sản, sau khi nộp đầy đủ hồ sơ sẽ có số tự động nên số đăng ký thông tin thức ăn thủy sản sẽ có ngay lập tức sau khi nộp.

5. Dịch vụ đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại THIÊN DI

Với mục tiêu mang đến hiệu quả tốt nhất cho khách hàng, Thiên Di cung cấp các dịch vụ cần thiết để đưa thức ăn chăn nuôi ra ngoài thị trường, trong đó có dịch vụ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, chất xử lý môi trường thủy sản,đăng ký thông tin thức ăn nuôi,thức ăn thủy sản là bước đầu tiên trong quy trình đưa sản phẩm thức ăn thủy sản lưu hành trên thị trường. Thế nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ các quy định, hồ sơ, thủ tục liên quan. Chính vì vậy, Thiên Di đã cung cấp dịch vụ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi,đăng ký thông tin thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp, chính xác tránh rủi rõ - Hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành hồ sơ và có số đăng ký nhanh nhất để xâm nhập thị trường theo đúng kế hoạch.

Lựa chọn Thiên Di, Quý doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm quy trình làm việc chuyên nghiệp với sự phục vụ tận tình của đội ngũ chuyên gia, hỗ trợ giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, thời gian và nâng cao hiệu suất làm việc, đạt được kết quả tối ưu.

6. THIÊN DI sẽ giúp khách hàng những công việc trong đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản

Khách hàng làm Thủ tục Công bố tiêu chuẩn sản phẩm tại Thiên Di sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí của công ty như:

6.1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động đăng ký lưu hành sản phẩm như

– Tư vấn những quy định của pháp luật về việc đăng kí lưu hành thức ăn chăn nuôi;

– Tư vấn thủ tục đăng kí lưu hành thức ăn chăn nuôi;

– Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chuẩn cho việc đăng kí lưu hành thức ăn chăn nuôi;

– Tư vấn các vấn đề khác có liên quan.

6.2. Đại diện hoàn tất các Thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi cho khách hàng, cụ thể

– Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Thiên Di sẽ tiến hành soạn hồ sơ đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi cho khách hàng;

– Đại diện trên cơ quan nhà nước đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi cho khách hàng

– Đại diện nhận kết quả là quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam cho khách hàng

– Khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (Nếu có)

Nếu quý khách hàng đang gặp khó khăn trong vấn đề đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi, thủy sản, các chuyên gia THIÊN DIsẵn sàng tư vấn và hỗ trợ quý khách.

7. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: 36 Đường A4, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Điện thoại: 028.6293 9377- 0981 317 075- 0868 083 683

Email: info@luatthiendi.com

Website: luatthiendi.com