Thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm 2021
Làm giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là thủ tục bắt buộc theo quy định pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Cách làm giấy an toàn thực phẩm, hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là việc đầu tiên bạn nên tìm hiểu. Điều này sẽ giúp bạn biết thêm về thủ tục đăng ký an toàn thực phẩm ở đâu, làm giấy vsattp (hay còn gọi là xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm hay thủ tục làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm hay giấy chứng nhận atvstp)
Căn cứ pháp lý
Để xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cần tuân thủ theo các luật - nghị định bên dưới:
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
- Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
- Nghị định 115/20218/NĐ – CP.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy phép vsattp) là gì?
Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (giấy chứng nhận vsattp hoặc giấy vsattp) là giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực phẩm, sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn uống để đảm bảo cơ sở đủ điều kiện vệ sinh attp theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, hồ sơ vệ sinh an toàn thực phẩm
Mẫu hồ sơ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm bạn có thể tải trên mạng; hoặc lấy mẫu tại cơ quan cấp phép. Đây là khâu rất quan trọng; và mất nhiều thời gian trong thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm nếu bạn không chuẩn bị kỹ. Nên lưu ý kiểm tra rà soát thật kỹ; trước khi nộp hồ sơ thủ tục cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì khi thành phần hồ sơ theo quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không chuẩn thì bạn sẽ mất nhiều công sức.
Hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về vật chất, trang thiết bị; dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm (chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm)
Thiên Di soạn hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận đơn vị kinh doanh)
- Bản thuyết minh về vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của đơn vị kinh doanh), bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng và khu vực xung quanh;
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về vật chất, trang thiết bị, dụng cụ.
- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm (giấy xác nhận an toàn thực phẩm):
- Đối với dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận
- Đối với từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Đối với dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận
- Đối với từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khỏe, xét nghiệm phân của chủ và người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Hiện tại theo thông tư 14/2013/tt-byt hướng dẫn khám sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Theo đó Bộ y tế quy định “Danh sách cơ sở y tế đủ điều kiện khám sức khỏe theo Thông tư 14/2013/TT-BYT”
Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ?
Xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ở đâu? Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ai cấp? Thẩm quyền cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm?
Trong thủ tục xin giấy an toàn vệ sinh thực phẩm, việc xác định nơi đăng ký giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng, bao gồm:
Đây sẽ là 03 cơ quan trả lời cho câu hỏi làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ở đâu. Tùy theo từng ngành nghề mà chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đăng ký thì việc xin giấy vsattp cũng sẽ thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của các cơ quan trên.
Quy trình thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Để cơ sở kinh doanh của bạn có thể tự do hoạt động, thì việc trang bị kiến thức về cách làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là không thể thiếu. Sau đây là cụ thể các bước để có được giấy xác nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mà bạn cần nắm rõ:
– Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm
– Bước 2: Nộp lệ phí
- Chi phí cấp giấy chứng nhận lần đầu: 150.000 đồng.
- Ngoài ra còn cần nộp phí xét hồ sơ, phí kiểm tra thực tế địa điểm sản xuất kinh doanh khi xin được cấp phép và phí kiểm tra định kỳ sau khi đã có giấy phép: 700.000 – 3.000.000 đồng
– Bước 3: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn kiểm tra thực tế. Kết quả ghi vào Biên bản kiểm tra thực tế
– Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa điểm kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Bước 5: Trường hợp kết quả thực tế không đạt, trong biên bản phải ghi rõ thời hạn kiểm tra thực tế lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả vẫn không đạt thì đoàn lập biên bản và đề xuất đình chỉ hoạt động
Điều kiện đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm
- Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật an toàn thực phẩm 2010;
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Trường hợp nào sẽ được cấp lại? Bạn sẽ được cấp lại mà không phải làm thủ tục lại từ đầu trong trường hợp đơn vị ĐỔI TÊN, ĐỔI CHỦ, ĐỔI ĐỊA CHỈ NHƯNG KHÔNG VỊ TRÍ CŨ HOẶC THAY ĐỔI QUY TRÌNH KINH DOANH.
Đơn vị cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ an toàn thực phẩm sau:
- Đơn đề nghị cấp đổi (Thông tư 47/2014)
- Bản gốc giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bản sao y công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh; hoặc giấy xác nhận về việc thay đổi tên, thay đổi chủ…
- Bản sao giấy khám sức khỏe; giấy xác nhận kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ đơn vị mới (nếu đổi chủ) đóng dấu công ty.
Trong vòng 7 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ xin cấp đổi Giấy phép; đơn vị chức năng có trách nhiệm cấp đổi Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm mới cho đơn vị; nếu từ chối phải phản hồi cho đơn vị lý do không cấp đổi Giấy phép.
Bạn cần phân biệt rõ trường hợp được cấp lại giấy chứng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc và trường hợp hết hạn sau 3 năm kể từ ngày được cấp.
Mức phạt không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Căn cứ Điều 18 Nghị Định 115/2018/NĐ-CP về Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ có các mức xử phạt không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
- Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
Đối tượng phải phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định là bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
- Cơ sở dịch vụ ăn uống là các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
- Cơ sở bán thực phẩm là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
- Cửa hàng ăn hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).
- Nhà hàng ăn uống là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
- Quán ăn là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, địa điểm công cộng.
- Căng tin là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ.
- Chợ là địa điểm để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
- Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
- Siêu thị là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại.
- Hội chợ là địa điểm tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hoá.
Những lưu ý cơ bản về thủ tục cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm
- Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, ban quản lý an toàn thực phẩm, phòng y tế sẽ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt, nếu phát hiện thiếu hay sai sót; sẽ có văn bản bổ sung cho doanh nghiệp trong vòng 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
- Trong 60 ngày kể từ ngày nhận được phản hồi từ cục vệ sinh an toàn thực phẩm; nếu doanh nghiệp không thực hiện thì sẽ bị hủy.
- Khi hồ sơ đủ điều kiện trong vòng 10 ngày tiếp theo đoàn kiểm tra thực tế từ 3 tới 5 người; sẽ tiến hành xuống cơ sở.
- Doanh nghiệp sẽ được nhận giấy chứng nhận trong vòng 15 ngày khi cơ sở đạt đủ điều kiện; và trong 60 ngày để khắc phụ nếu hồ sơ không đủ.
Hậu quả khi không xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; thì sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật; mức phạt từ cảnh cáo đến phạt hành chính; thậm chí đóng cửa cơ sở theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung; như tịch thu các loại giấy tờ giả, giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc các giấy tờ không hợp lệ.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu có vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
- Nhận thấy được tầm quan trọng của Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; mỗi doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh cần tự chuẩn bị cho cơ sở mình đủ điều kiện; và tiến hành việc xin giấy chứng nhận để đảm bảo hoạt động kinh doanh của sơ sở được thuận lợi và phát triển.
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thời hạn bao lâu?
Nhiều cá nhân, doanh nghiệp nghĩ rằng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn vĩnh viễn và họ không bao giờ xin cấp lại. Đây là một sai lầm rất thường gặp trong việc chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hậu quả của việc này là nhiều cơ sở kinh doanh bị xử phạt ngoài ý muốn.
Vậy đây là một điều bạn phải ghi nhớ kĩ là loại giấy phép này có thời hạn 3 năm kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp. Trong thời gian này, cơ quan chức năng vẫn sẽ đi kiểm tra và đánh giá xác nhận cơ sở kinh doanh của bạn đủ kiền kiện an toàn vệ an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp của bạn có thể hoàn toàn tự do hoạt động theo đúng cam kết và thoả thuận theo quy định của cơ quan cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Thiên Di
- Tư vấn cho khách hàng điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ;
- Tiến hành soạn thảo hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Trao đổi, cập nhật thông tin cho khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục;
- Nhận và trao lại cho khách hàng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Lý do nên lựa chọn dịch vụ của Thiên Di
”Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.”
- Gồm các chuyên gia, các nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm.
- Luôn được cập nhật các quy định/quy chế mới, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.
- Có khả năng chịu áp lực công việc cao.
- Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.
- Luôn trau dồi bản thân, chuyên môn hướng tới sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
Đội ngũ nhân sự
Tiềm lực nhân sự là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Do đó, Thiên Di luôn chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nghiêm túc và luôn thân thiện với khách hàng – đó là kim chỉ nam cho sự thành công của chúng tôi trong suốt thời gian qua.
Thiên Di cung cấp dịch vụ xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, đăng ký lưu hành thực phẩm chức năng, xin giấy phép an toàn thực phẩm, xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng, công bố thực phẩm,...tại Việt Nam, Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ này trên hầu hết các tỉnh thành trong cả Nước, hoàn tất hồ sơ, thủ tục đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà Nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.
Một số dịch vụ khác của Thiên Di
đăng ký tên thương hiệu
thủ tục đăng ký tên thương hiệu
đăng ký sản phẩm độc quyền
đăng ký độc quyền sản phẩm
đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu
đăng ký nhãn hiệu và logo
đăng ký nhãn hiệu cục sở hữu trí tuệ
đăng ký nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ
đăng ký thương hiệu thực phẩm
đăng ký mỹ phẩm
đăng ký kiểu dáng công nghiệp
đăng ký quyền tác giả
dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế
giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế
thủ tục nhập khẩu trang thiết bị y tế
xin giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế
……
Gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI
Địa chỉ: Số 36 đường A4, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0981317075
Điện thoại: 028.6293 9377
Email: info@luatthiendi.com
Website: luatthiendi.com