Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng là gì

Có nhiều cách giải thích khác nhau để định nghĩa thực phẩm chức năng là gì?

Để thống nhất, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam đề xuất định nghĩa như sau: Thực phẩm chức năng có nhiều tên gọi nhưng tựu chung theo quy định của Luật An toàn thực phẩm là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.

Các sản phẩm TPCN trên thế giới và Việt Nam hiện đang có xu hướng quay về với các hợp chất thiên nhiên có trong động vật và cây cỏ, khai thác kinh nghiệm y học cổ truyền và nền văn minh ẩm thực của các dân tộc phương Đông, hạn chế tối đa việc đưa hóa chất vào cơ thể – thủ phạm của các phản ứng phụ, quen thuốc, nhờn thuốc.

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực y học cổ truyền, cộng thêm những tiềm năng to lớn của đề tài nguyên sinh học là những cơ sở quan trọng để Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất các loại TPCN từ cây cỏ thiên nhiên- một lĩnh vực có nhiều triển vọng.

Đặc điểm chung của Thực phẩm chức năng

Đặc điểm chung của Thực phẩm chức năng

  1. Sản xuất, chế biến dựa theo công thức.
  2. (Có thể) loại bỏ chất bất lợi và bổ sung chất có lợi.
  3. Có tác dụng tới một (hay nhiều) chức năng của cơ thể.
  4. Có lợi ích với sức khỏe nhiều hơn lợi ích dinh dưỡng cơ bản.
  5. Có nguồn gốc từ tự nhiên như: động vật, thực vật, khoáng vật.
  6. Được đánh giá đầy đủ về: tính chất lượng, tính an toàn, tính hiệu quả.
  7. Sử dụng được thường xuyên, liên tục, không có tai biến cũng như tác dụng phụ.
  8. Nhãn sản phẩm được ghi theo quy định ghi nhãn.

Một số tên thường gọi của thực phẩm chức năng:

  • Thực phẩm chức năng
  • Thực phẩm bổ sung (khoáng chất – vi ta min) – Food Supplement, Dietary Supplement.
  • Sản phẩm bảo vệ sức khỏe – Health Produce
  • Thực phẩm đặc biệt – Food for Special Use.
  • Sản phẩm dinh dưỡng Y học – Medical Food.
  • Thực phẩm thuốc – Food – Drug

Phân biệt thực phẩm chức năng và thực phẩm truyền thống

Phân biệt thực phẩm chức năng và thực phẩm truyền thống

Thực phẩm chức năng được hiểu như là khoảng giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, nên còn gọi là thực phẩm thuốc (Food- Drug).

Nguồn gốc của thực phẩm chức năng: từ sản phẩm cây cỏ và sản phẩm động vật tự nhiên, do đó có cùng nguồn gốc với thuốc y học cổ truyền dân tộc.  Đối với các nước không có nền Y học cổ truyền (còn gọi là Đông y) thì tất cả các dạng sản phẩm Y học cổ truyền được sản xuất hiện đại hơn và đổi thành (gọi là) thực phẩm chức năng, sản phẩm chức năng với hàm lượng hoạt chất, vi chất ở mức xấp xỉ nhu cầu của cơ thể hàng ngày.

Hiệp hội Thưc phẩm Chức năng Việt Nam đã đưa ra các tiêu chí so sánh cụ thể như sau:

TT Tiêu chí Thực phẩm Truyền thống Thực phẩm chức năng
1 Chức năng
  1. Cung cấp các chất dinh dưỡng.
  2. Thỏa mãn về nhu cầu cảm quan.
  1. Cung cấp các chất dinh dưỡng.
  2. Chức năng cảm quan.
  3. Lợi ích vượt trội về sức khỏe (giảm cholesterol, giảm HA, chống táo bón, cải thiện hệ VSV đường ruột…)
2 Chế biến Chế biến theo công thức thô (không loại bỏ được chất bất lợi) Chế biến theo công thức tinh (bổ sung thành phần có lợi, loại bỏ thành phần bất lợi) được chứng minh khoa học và cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
3 Tác dụng tạo năng lượng Tạo ra năng lượng cao Ít tạo ra năng lượng
4 Liều dùng Số lượng lớn Số lượng rất nhỏ
5 Đối tượng sử dụng Mọi đối tượng Mọi đối tượng;Có định hướng cho các đối tượng: người già, trẻ em, phụ nữ mãn kinh…
6 Nguồn gốc nguyên liệu Nguyên liệu thô từ thực vật, động vật (rau, củ, quả, thịt, cá, trứng…) có nguồn gốc tự nhiên – Hoạt chất, chất chiết từ thực vật, động vật (nguồn gốc tự nhiên)
7 Thời gian & phương thức dùng Thường xuyên, suốt đời.Khó sử dụng cho người ốm, già, bệnh lý đặc biệt Thường xuyên, suốt đời.Có sản phẩm cho các đối tượng đặc biệt.

Phân biệt thực phẩm chức năng và thuốc

Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cũng đã có những so sách hết sức cụ thể giữa thực phẩm chức năng và thuốc như sau:

TT Tiêu chí Thực phẩm chức năng Thuốc
1 Định nghĩa Là sản phẩm dùng để hỗ trợ (phục hồi, tăng cường và duy trì) các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng cường đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật. Là chất hoặc hỗn hợp chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chuẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể, bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế trừ TPCN.
2 Công bố trên nhãn của nhà SX Là TPCN (sản xuất theo luật TP) Là thuốc (vì SX theo luật dược)
3 Hàm lượng chất, hoạt chất Không quá 3 lần mức nhu cầu hàng ngày của cơ thể Cao
4 Ghi nhãn – Là TPCN- Hỗ trợ các chức năng của các bộ phận cơ thể. – Là thuốc;- Có chỉ định, liều dùng, chống chỉ định
5 Điều kiện sử dụng Người tiêu dùng tự mua ở chợ, siêu thị Phải có chỉ định, kê đơn của bác sĩ
6 Đối tượng dùng – Người bệnh- Người khỏe – Người bệnh
7 Điều kiện phân phối Bán lẻ, siêu thị, trực tiếp, đa cấp – Tại hiệu thuốc có dược sĩ- Cấm bán hàng đa cấp
8 Cách dùng – Thường xuyên, liên tục.- Không biến chứng, không hạn chế – Từng đợt,- Nguy cơ biến chứng, tai biến
9 Nguồn gốc, nguyên liệu Nguồn gốc tự nhiên – Nguồn gốc tự nhiên,- Nguồn gốc tổng hợp.
10 Tác dụng Tác dụng lan tỏa, hiệu quả toảlan.Không có tác dụng âm tính Tác dụng chữa 1 chứng bệnh,bệnh cụ thể.Có tác dụng âm tính

Với những nội dung trên, hy vọng độc giả đã có cái nhìn tường minh hơn về thực phẩm chức năng.

Điều kiện để được kinh doanh thực phẩm chức năng

Theo Nghị định số 67/2016/NĐ-CP của Chính Phủ quy định điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, nước ngoài (tại Việt Nam) tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế.

Theo đó, để được kinh doanh doanh nghiệp cần trình xuất các giấy tờ chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng sau:

  • Giấy phép đăng kí kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế.
  • Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với thực phẩm chức năng được kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012

Đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu vào Việt Nam thì phải được kiểm tra tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được công bố chất lượng thực phẩm chức năng nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012.

Trong trường hợp muốn dán poster quảng cáo thực phẩm chức năng tại cơ sở kinh doanh, bán lẻ của mình thì phải xin phép thẩm định nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng của cơ quan Y tế và chỉ được phép quảng cáo đúng với nội dung đã được thẩm định.

Ngoài những giấy tờ bắt buộc trên, Pháp luật Việt Nam cũng quy định ở Điều 15 Thông tư 43/2014/TT-BYT về điều kiện bán lẻ thực phẩm chức năng như sau:

  1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp kinh doanh phải thực hiện theo quy định tại các điều 4, 5 và 6 Thông tư số 16/2012/TT-BYT ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
  2. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được bày bán riêng biệt với khu vực bày bán các loại thực phẩm khác. Nhà thuốc phải có khu bày bán riêng cho sản phẩm thực phẩm chức năng.

Các nhà quản lý đang hy vọng đến năm 2030, đa phần người dân sẽ “Hiểu đúng – Làm đúng – Dùng đúng” TPCN. Người tiêu dùng cũng sẽ đủ kiến thức để lựa chọn sản phẩm bổ sung phù hợp cho mình và gia đình, góp phần đẩy lùi các sản phẩm kém chất lượng, đưa đến cái nhìn đúng đắn về thị trường sản phẩm TPCN nói chung và các sản phẩm TPCN cần thiết nói riêng.