Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch cho sản phẩm

Đăng ký mã số mã vạch là thủ tục cần thiết để các doanh nghiệp có đủ điều kiện phân phối hàng hóa vào các hệ thống siêu thị hay xuất khẩu. Hoặc đơn giản chỉ là giúp doanh nghiệp tự quản lý sản phẩm của mình thông qua mã số, hay là tăng niềm tin của khách hàng vào sản phẩm

 Hướng dẫn thủ tục và hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

Đăng ký mã số mã vạch là thủ tục cần thiết để các doanh nghiệp có đủ điều kiện phân phối hàng hóa vào các hệ thống siêu thị hay xuất khẩu. Hoặc đơn giản chỉ là giúp doanh nghiệp tự quản lý sản phẩm của mình thông qua mã số, hay là tăng niềm tin của khách hàng vào sản phẩm. Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá; Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính về việc "Qui định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch”. Thủ tục đăng ký mã số mã vạch và mức phí cụ thể như sau:

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch:

1. Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch đã điền đầy đủ thông tin, thủ trưởng ký tên, đóng dấu (02 bản) theo mẫu;

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doang thương mại hoặc quyết định thành lập đối với các tổ chức khác (01 bản);

3. Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN, theo mẫu (02 bản) theo mẫu;

Nơi nộp hồ sơ:

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch gửi về: Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Số 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

a. Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch

b. Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài

c. Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí)

Những lưu ý sau khi đăng ký sử dụng mã số mã vạch:

- Khi đăng khí sử dụng số mã vạch doanh nghiệp phải đóng lệ phí và phí duy trì cho năm đầu tiên. Nếu doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30/6 thì mức phí duy trì chỉ phải nộp trong năm đăng ký bằng 50% mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch.

- Sau khi quá trình đăng ký mã số mã vạch thành công từ năm thứ 2 trở đi phí duy trì hàng năm doanh nghiệp phải nộp trước ngày 30/6 hàng năm.

- Khi công ty thay đổi tên công ty, địa chỉ hoặc thất lạc giấy chứng nhận mã số mã vạch đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục để thay đổi

- Khi doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dung mã số mã vạch nữa, đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục ngừng sử dụng MSMV.

- Doanh nghiêp phải thường xuyên cập nhật sự thay đổi về các mã sản phẩm trên trang quản lý của GS1 Việt Nam khi có sự thay đổi các sản phẩm kinh doanh.

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Hướng dẫn kê khai hồ sơ theo mẫu đăng ký

1. Trong bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch:

Mục Tên tổ chức/doanh nghiệp: ghi đúng theo Giấy phép kinh doanh (GPKD). Đối với các cơ sở, nếu trên GPKD không ghi tên biển hiệu thì ghi trong hồ sơ là “Hộ kinh doanh cá thể” chỉ doanh nghiệp kê khai theo đúng trên giấy phép. Mục Phân ngành: ghi theo mã phân ngành của GS1 theo bảng dưới đây:

BẢN ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG MÃ SỐ MÃ VẠCH CHO SẢN PHẨM

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký mã vạch cho sản phẩm nhập khẩu

Mục Tổng chủng loại sản phẩm, dịch vụ đăng ký sử dụng MSMV:

Doanh nghiệp dự kiến số chủng loại sản phẩm hiện tại và trong tương lai c ó thể đạt tới (đây là cơ sở để GS1 Việt Nam xác định mã số doanh nghiệp sẽ cấp cho doanh nghiệp), chủng loại sản phẩm ở đây được hiểu là các sản phẩm có trọng lượng, dung tích, bao gói khác nhau – VD nước uống đóng bình dung tích 500ml, 1l, 19l... được coi là chủng loại sản phẩm khác nhau). Doanh nghiệp có thể lựa chọn 3 mức: < 100 loại sản phẩm ; <1.000 loại sản phẩm hoặc <10.000 loại sản phẩm.

Lưu ý: Khi DN đăng ký sử dụng mã doanh nghiệp cấp cho 10.000 hoặc 100.000 loại sản phẩm thì yêu cầu thêm công văn đề nghị cấp mã DN phân bổ được cho 10.000 hoặc 100.000 loại sản phẩm (nêu lý do cần sử dụng loại mã này). Công văn đề nghị gửi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Mục đăng ký loại mã:

Mã doanh nghiệp: là mã Tổng cục TCĐLCL cấp cho doanh nghiệp đ ể từ đó DN phân bổ cho các sản phẩm của mình

+ Mã DN 7 chữ số: khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 10.000 dưới 100.000 loại sản phẩm;

+ Mã DN 8 chữ số: khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 1000 dưới 10.000 loại sản phẩm;

+ Mã DN 9 chữ số: khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 100 dưới 1000 loại sản phẩm;

+ Mã DN 10 chữ số: khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm dưới 100 loại sản phẩm;

Mã số địa điểm toàn cầu GLN: dùng để phần định địa điểm công ty, chi nhánh, kho hàng.. của DN. (Lưu ý: mã GLN không dùng để phân định cho sản phẩm).

Mã số rút gọn GTIN-8: được sử dụng trên các sản phẩm có kích thước rất nhỏ. Mã này cầp riêng cho từng sản phẩm. Mục Lãnh đạo Tổ chức/Doanh nghiệp:

+ Đại diện có thẩm quyền: Giám đốc, chủ cơ sở

+ Người liên lạc: Cán bộ của Doanh nghiệp sẽ quản lý về mã số mã vạch của công ty sau này.

2. Trong bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN:

- Mục tên DN kê khai theo bản đăng ký sử dụng MSMV.

- Mục Mã doanh nghiệp và số GCN: để trống.

- Mục Bảng kê danh mục sản phẩm: liệt kê các sản phẩm hiện tại và sắp tới có nhu cầu gán mã vạch. Cột Tên sản phẩm: ghi tên và nhãn hiệu sản phẩm. Cột Mô tả sản phẩm: ghi đặc điểm của sản phẩm như mầu sắc, mùi vị, loai bao gói (túi ni long, chai nhựa, hộp sắt, hộp giấy), đo lường (trọng lượng, dung tích). Lưu ý: Mỗi loại sản phẩm có đặc điểm khác nhau như dung tích, quy cách đóng gói, trọng lượng hoặc chủngloại sản phẩm... khác nhau thì kê thành từng dòng riêng. Nếu sản phẩm có đóng thùng chứa nhiều sản phẩm và gán mã vạch lên thì kê khai dưới sản phẩm chứa trong thùng. Hai cột về mã (Mã vật phẩm /thùng và Mã GTIN) bỏ trống. Ví dụ:

(Đính kèm mẫu đăng ký)

Xem thêm: Đăng Ký mã số Mã Vạch Sản Phẩm Mới Nhất 2021?

Dịch vụ của Thiên Di:

– Xin Giấy phép kinh doanh, giấy phép đầu tư:

giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Dịch vụ Công bố thực phẩm:

Dịch vụ Công bố mỹ phẩm:

– Công bố thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ hải sản:

– Tư vấn đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả

– Tư vấn hồ sơ thủ tục công bố các chế phẩm, đồ dùng gia đình (bột giặt, nước rửa chén, nước lau sàn,…)

– Tư vấn và xin Mã số mã vạch

– Hỗ trợ đăng ký mã số mã vạch cho các sản phẩm.

– Tư vấn và tiến hành xin Giấy phép quảng cáo

– Tư vấn và xin Chứng nhận lưu hành tự do – Certificate of Free Sale (CFS)

– Tư vấn xin cấp giấy chứng nhận sức khoẻ

Lý do nên lựa chọn dịch vụ của Thiên Di:

”Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.”

- Gồm các chuyên gia, các nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm.

- Luôn được cập nhật các quy định/quy chế mới, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.

- Có khả năng chịu áp lực công việc cao.

- Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.

- Luôn trau dồi bản thân, chuyên môn hướng tới sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Đội ngũ nhân sự

Tiềm lực nhân sự là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Do đó, Thiên Di luôn chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nghiêm túc và luôn thân thiện với khách hàng – đó là kim chỉ nam cho sự thành công của chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Thiên Di cung cấp dịch vụ công bố mỹ phẩm, đăng ký bảo hộ logo, công bố mỹ phẩm nhập khẩu, công bố lưu hành mỹ phẩm,...tại Việt Nam, Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ này trên hầu hết các tỉnh thành trong cả Nước, hoàn tất hồ sơ, thủ tục đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà Nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.

Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí. Chi tiết liên hệ: 0982020789 – Email: info@luatthiendi.com

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0982020789

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com

Website: luatthiendi.com