Cần tập trung đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xúc tiến thương mại, tìm thị trường cho nông sản
Đồng chí Hoàng Trường Sơn phát biểu tại hội thảo.
Chủ trì hội thảo có các đồng chí: Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường - Bộ NN&PTNT; Trần Thị Bé Bảy, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Tiền Giang; Nguyễn Tuấn Phong, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Tiền Giang; Hoàng Trường Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế. Tham dự hội thảo có đại diện các sở, ban, ngành tỉnh Tiền Giang; đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT của các tỉnh, thành: Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Phú Yên, Nghệ An, Phú Thọ, Hà Nội; Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN.
Trong thành tựu xuất khẩu của cả nước, ngành Nông nghiệp đã góp phần rất lớn; năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản (gọi tắt là nông sản) đạt trên 53,01 tỷ USD, xuất siêu đạt mức kỷ lục 12,07 tỷ USD, tăng 43,7%, chiếm trên 42,5% xuất siêu của cả nước, đóng góp trên 15% giá trị xuất khẩu của Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản, có 6 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD là rau quả, gạo, hạt điều, cà phê, tôm, gỗ và sản phẩm gỗ.
Đồng chí Nguyễn Tuấn Phong phát biểu tại hội thảo.
Tại buổi hội thảo, đồng chí Nguyễn Tuấn Phong trình bày tình hình xây dựng thương hiệu nông sản tại tỉnh Tiền Giang. Thông qua các chương trình phát triển tài sản trí tuệ, Sở KH&CN đã tham mưu cho UBND tỉnh Tiền Giang hỗ trợ cho các cá nhân, đơn vị đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế..., đặc biệt là các nhãn hiệu nông sản. Tiền Giang với lợi thế mỗi địa phương đều có nông sản đặc trưng riêng; đến thời điểm tháng 7-2024, Tiền Giang có 29 sản phẩm đặc sản, nông sản mang tên địa danh đã được cấp các văn bằng bảo hộ.
Bên cạnh những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng thương hiệu nông sản đã được bảo hộ, đồng chí Nguyễn Tuấn Phong nêu ra các giải pháp trong thời gian tới như sau: Tăng cường nhận thức về nhãn hiệu, về phát triển thương hiệu nông sản ở các địa phương cho đối tượng là các cán bộ quản lý nhà nước, hợp tác xã, cán bộ quản lý hợp tác xã, làng nghề, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, người sản xuất… thông qua các buổi tập huấn, hội thảo, hội nghị.
Kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu trên thị trường bằng cách đẩy mạnh hoạt động thực thi như thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu.
Nhân rộng các mô hình quản lý, sử dụng các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đạt hiệu quả tốt để tạo hiệu ứng lan tỏa trong xã hội; khi đề xuất xây dựng nhãn hiệu cần lưu ý đến tiềm năng phát triển của sản phẩm và lựa chọn chủ sở hữu quản lý phù hợp; tổ chức cho các chủ sở hữu tham quan học tập các mô hình chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có hiệu quả trong và ngoài tỉnh.
Đồng chí Lê Thanh Hòa phát biểu tại hội thảo.
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường ghi nhận các ý kiến đóng góp của các đại biểu; đồng thời, đề ra các nhiệm vụ cần tập trung trong thời gian tới. Theo đó, ngành Nông nghiệp và KH&CN cần tập trung bảo vệ giống cây trồng, nhất là đối với các giống cây trồng tiềm năng, lợi thế của Việt Nam. Song song đó là cần tập trung cho công tác đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; xúc tiến thương mại, tìm thị trường cho sản phẩm nông nghiệp…
H. THÔNG
Nguồn: https://baoapbac.vn/
Có thể bạn quan
Đăng ký nhãn hiệu ở đâu? Báo giá chi phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền 2024
Quy trình đăng ký một nhãn hiệu sản phẩm
Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu