1. Lợi ích của việc đăng ký thương hiệu cá nhân
1.1. Xác lập quyền sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu
Thông qua việc đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ kiểm tra được nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ mình đang sử dụng có bị trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký bảo hộ hay không để tránh vướng phải kiện tụng và đáng buồn hơn là những sản phẩm của bạn lại bị thu hồi, thương hiệu biến mất.
Khi đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ được pháp luật bảo vệ. Không một cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng nhãn hiệu tương tự nhãn hiệu của bạn trong cùng lĩnh vực. Đồng nghĩa với việc sản phẩm của bạn là độc quyền.
1.2. Bảo vệ nhãn hiệu khỏi các hành vi xâm phạm
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký, Nhãn hiệu, thương hiệu của bạn sẽ được pháp luật bảo hộ trước mọi hành vi xâm phạm của tổ chức, cá nhân khác.
Khi nhãn hiệu của bạn đã đăng ký bảo hộ, mà có người khác sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự với nhãn hiệu của bạn cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn kinh doanh, bạn có thể nhờ pháp luật can thiệp để đình chỉ việc sản xuất, phân phối lưu thông, tịch thu, tiêu huỷ hàng hoá vi phạm… và xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đối với người xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình tại cơ quan Toà án.
1.3. Gia tăng niềm tin và độ nhận diện thương hiệu, nhãn hiệu với khách hàng
Đăng ký nhãn hiệu là một phương thức giúp công bố nhãn hiệu tới công chúng. Khi nhãn hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với nhãn hiệu. Qua đó khách hàng có thể nhận diện được nhãn hiệu của bạn với những nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác.
1.4. Khai thác các lợi ích thương mại từ nhãn hiệu
Sau khi đăng ký nhãn hiệu, bạn có thể khai được lợi ích thương mại từ nhãn hiệu của mình như: sử dụng nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm, dịch vụ của mình; chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu nhãn hiệu... Mọi cá nhân tổ chức chỉ được sử dụng nhãn hiệu đó khi có sự cho phép của bạn.
Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu không chỉ mang lại những giá trị thương mại cho doanh nghiệp mà còn góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, thu hút đầu tư và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền là thực sự cần thiết đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, do thời gian thẩm định kéo dài nên nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình. Nếu bạn ngại phải đăng ký và theo dõi đơn trong thời gian dài, bạn có thể tham khảo dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Thiên Di.
2. Quyền nộp đơn đăng ký thương hiệu cá nhân
Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ có quy định về quyền nộp đơn đăng ký thương hiệu cá nhân như sau:
– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, logo dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
– Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
– Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
– Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
3. Hồ sơ đăng ký thương hiệu cá nhân như thế nào?
Hồ sơ đăng ký thương hiệu cá nhân cần phải có các bao gồm các tài liệu sau:
+ Tờ khai đăng ký thương hiệu cá nhân: Nội dung của tờ khai đăng ký logo độc quyền, nhãn hiệu (hay còn gọi là đơn đăng ký logo, nhãn hiệu) cần phải có các thông tin như:
- Mẫu nhãn hiệu
- Mô tả mẫu nhãn hiệu
- Thông tin chủ đơn đăng ký
- Thông tin tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp (nếu nộp thông qua đại diện)
- Thông tin về số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký
- Thông tin về chi phí đăng ký…
Về thông tin chủ đơn đăng ký, chủ sở hữu cần cung cấp các thông tin về tên chủ đơn, địa chỉ chủ đơn:
(i) Đối với chủ đơn là công ty, tên và địa chỉ chủ đơn được liệt kê theo Giấy đăng ký kinh doanh được cập nhật gần đây nhất
(ii) Đối với chủ đơn là cá nhân, tên và địa chỉ chủ đơn theo Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của chủ đơn còn thời hạn sử dụng.
+ Mẫu nhãn hiệu, logo, thương hiệu (5 mẫu – 2 mẫu nhãn đi kèm với 2 đơn đăng ký, 5 mẫu nhãn nộp cùng với hồ sơ đăng ký);
– Giấy ủy quyền cho việc đăng ký logo cá nhân (nếu nộp thông qua Đại diện sở hữu công nghiệp thì chủ sở hữu cần ủy quyền cho cơ quan đại diện đó để họ thay mặt mình tiến hành tất cả các thủ tục liên quan đến việc đăng ký, bao gồm cả việc nhận hồ sơ, giấy tờ và trả lời công văn thẩm định từ Cục Sở hữu trí tuệ)
4. Hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu cá nhân bao lâu?
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong thời hạn 10 năm, có thể được gia hạn liên tiếp 10 năm 1 lần, không giới hạn số lần gia hạn.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị chấm dứt hiệu lực theo yêu cầu của người khác trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu chấm dứt tồn tại mà không có người kế thừa hợp pháp hoặc không sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký trong 5 năm liên tục
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị hủy bỏ hiệu lực theo yêu cầu của người khác trong trường hợp Giấy chứng nhận được cấp cho người không có quyền đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ.
5. Cách tra cứu đăng ký thương hiệu cá nhân
Bước 1: Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.
Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm: Ví dụ nhập chữ VINFAST (đối với nhãn hiệu chữ).
Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).
Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12) và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: Xe ô tô).
Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.
Kết quả sẽ được trả về để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không.
Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức này chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả chỉ chính xác được từ 50% do dữ liệu trực tuyến nêu trên sẽ không được áp dụng đầy đủ theo thời gian nộp đơn.
6. Chi phí đăng ký thương hiệu cá nhân
Chi phí đăng ký thương hiệu cá nhân sẽ bao gồm những loại chi phí nào? Chi tiết quý khách hàng có thể xem TẠI ĐÂY
7. Dịch vụ đăng ký thương hiệu cá nhân tại Thiên Di
Nhằm giúp quý vị có cái nhìn chi tiết về nội dung công việc chúng tôi thực hiện khi nhận dịch vụ đăng ký thương hiệu cá nhân, chúng tôi xin liệt kê nhanh các công việc tiến hành khi đăng ký thương hiệu cá nhân cho khách hàng mà Công ty Thiên Di sẽ thực hiện:
- Tư vấn cách chọn tên nhãn hiệu cho hợp lý và có khả năng đăng ký cao;
- Tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi tiến hành nộp đơn;
- Thay mặt khách hàng nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ;
- Theo dõi đơn đăng ký trong các giải đoạn thẩm định đơn đăng ký thương hiệu từ khi nộp đơn cho đến khi nhận được thông báo cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ Cục SHTT.
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu và chuyển cho khách hàng.
8. Tại sao nên lựa chọn dịch vụ đăng ký thương hiệu cá nhân của Thiên Di
”Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.”
- Gồm các chuyên gia, các nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm.
- Luôn được cập nhật các quy định/quy chế mới, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.
- Có khả năng chịu áp lực công việc cao.
- Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.
- Luôn trau dồi bản thân, chuyên môn hướng tới sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI
Địa chỉ: Số 36 đường A4, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0981 317 075
Điện thoại: 028.6293 9377
Email: info@luatthiendi.com
Website: luatthiendi.com