Đăng ký thương hiệu hàng hóa sản phẩm độc quyền tại cục sở hữu trí tuệ

Đăng ký thương hiệu hàng hóa sản phẩm độc quyền tại cục sở hữu trí tuệ

Đăng ký thương hiệu hàng hóa sản phẩm - thương hiệu quốc tế - thương hiệu độc quyền tại cục sở hữu trí tuệ

Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì, hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức.

1. Thương hiệu là gì? Đăng ký thương hiệu là gì?

1.1. Thương hiệu là gì?

Hiện nay trong các văn bản pháp lý của Việt Nam không có khái niệm thương hiệu. Vì vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thương hiệu.

Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì, hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức.

Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WPIO): là môt dấu hiệu (hữu hình hoặc vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay tổ chức.

Chúng ta vẫn thường gọi nhãn hiệu, logo hay tên công ty là thương hiệu. Vì vậy để bảo hộ được thương hiệu, chúng ta phải bảo hộ được nhãn hiệu, logo hay tên công ty của mình.

1.2. Đăng ký thương hiệu là gì?

Đăng ký thương hiệu là thủ tục hành chính do cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu thương hiệu tiến hành nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ, đơn đăng ký thương hiệu sẽ qua các bước thẩm định (i) hình thức (ii) công bố đơn (iii) thẩm định nội dung (iv) cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu

Việc đăng ký thương hiệu là một việc làm quan trọng và cấp bách với chủ sở hữu để có thể bảo hộ độc quyền thương hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi sẽ nêu 1 số lý do tại sao khách hàng cần tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu.

– Đăng ký thương hiệu để chứng minh được quyền sở hữu của chủ sở hữu với bên khác;

– Quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu chỉ phát sinh khi thương hiệu đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký;

– Được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký;

– Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu đã đăng ký;

– Tạo lợi thế cạnh tranh và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với sản phẩm mang thương hiệu của người khác;

– Khi thương hiệu trở lên nổi tiếng, chủ sở hữu có thể cho phép bên khác sử dụng hoặc chuyển nhượng thương hiệu, từ đó sẽ thu được 1 khoản lợi nhuận;

2. Tại sao phải đăng ký sở hữu thương hiệu?

Tại sao phải đăng ký thương hiệu là bởi vì mỗi sản phẩm được đưa ra ngoài thị trường đều có tên gọi riêng cho từng sản phẩm mà chúng ta thường hay gọi là “thương hiệu” hoặc “tên thương hiệu”.

Việc gắn thương hiệu lên 1 sản phẩm hoặc 1 dịch vụ cụ thể nào đó sẽ giúp khách hàng, người sử dụng sản phẩm dễ dàng phân biệt được đâu là sản phẩm của Công ty A hoặc đâu là sản phẩm của Công ty B.

Khi sản phẩm trở thành phổ biến với người tiêu dùng, đó cũng là lúc sẽ có thể xuất hiện sản phẩm tương tự với thương hiệu, dẫn đến việc khách hàng dễ nhầm lẫn hoặc không thể phân biệt được đâu là sản phẩm “chính hãng”. Điều này sẽ gây tâm lý hoang mang cho khách hàng và dẫn đến việc khách hàng dừng sử dụng sản phẩm.

Do đó, để bảo vệ được thương hiệu sản phẩm của mình, tránh việc bị bên khác làm “nhái” hoặc làm “giả”, chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm do mình sản xuất ra.

Với mỗi thương hiệu đã được đăng ký sẽ được pháp luật bảo hộ độc quyền trong thời gian 10 năm và có thể gia hạn dễ dàng. Do đó, tạo điều kiện tốt nhất về thời gian cho chủ sở hữu có đủ thời gian để phát triển sản phẩm và xây dựng chiến lược lâu dài cho sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

3. Thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm như thế nào?

Bước 1: Thiết kế và lựa chọn thương hiệu cần đăng ký thương hiệu

Để đăng ký thương hiệu, khách hàng cần thiết kế thương hiệu theo ý tưởng cho sản phẩm mà thương hiệu sẽ gắn lên. Lưu ý: Trước khi thiết kế thương hiệu theo hướng cách điệu, khách hàng nên tiến hành thực hiện bước 2 trước.

Ví dụ: Khách hàng dự định đăng ký thương hiệu “TOÀN MỸ” cho sản phẩm bình nước và dự định sẽ thiết kế chữ “TOÀN MỸ” theo hướng cách điệu, khách hàng cần tiến hành tra cứu (theo bước 2) xem chữ “TOÀN MỸ” có bị trùng hoặc tương tự với thương hiệu nào khác đã được đăng ký trước đó hay chưa? Trong trường hợp không trùng hoặc tương tự cao, khách hàng mới tiến hành thiết kế để tránh trường hợp thiết kế xong chữ “TOÀN MỸ” khi tra cứu mới biết đã có người đăng ký rồi.

Bước 2: Tra cứu thương hiệu sau khi thiết kế xong để đánh giá khả năng đăng ký

Sau khi đã tiến hành thiết kế thương hiệu, khách hàng sẽ tra cứu xem thương hiệu có khả năng đăng ký hay không. Trong trường hợp kết quả cho thấy rằng thương hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi tra cứu và xác nhận thương hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu thương hiệu cần sớm nhất tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ để lấy ngàu ưu tiên sớm nhất.

Bước 4: Theo dõi các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký thương hiệu sau khi nộp

Đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng. Do đó, khách hàng cần theo dõi khả năng đăng ký thương hiệu để tránh phát sinh những thiếu xót không cần thiết.

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu từ Cục Sở hữu trí tuệ

Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn thành, Cục SHTT sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không?

Trong trường hợp đáp ứng, khách hàng sẽ nộp 1 khoản chi phí để có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sản phẩm hoặc có thể khiếu hại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký (trong trường hợp đơn không đáp ứng yêu cầu bảo hộ)

Bước 6: Sử dụng thương hiệu và tiến hành thủ tục gia hạn giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sẽ có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần

4. Hiệu quả khi đăng ký thương hiệu kinh doanh thành công?

4.1. Giúp người tiêu dùng nhận diện hàng hóa, dịch vụ

Không có sản phẩm, dịch vụ nào lại không mang trên mình một thương hiệu. Thương hiệu là yếu tố để kích thích hành vi tiêu dùng sản phẩm, sử dụng dịch vụ của khách hàng. Thương hiệu được quảng bá và xây dựng tốt thì sức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa cũng được gia tăng. Như vậy, lợi ích đầu tiên của việc đăng ký thương hiệu đó chính là giúp người tiêu dụng nhận diện hàng hóa, dịch vụ, xây dựng lòng tin của người tiêu dùng.

4.2. Tránh những tranh chấp không đáng có

Thông qua đăng ký thương hiệu, doanh nghiệp sẽ biết được nhãn hiệu mình đang sử dụng có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khác hay không dựa trên kết quả tra cứu và đánh giá sơ bộ khả năng bảo hộ nhãn hiệu hoặc kết quả thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ. Từ việc xác định này, doanh nghiệp sẽ tránh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu đang được bảo hộ của người khác.

4.3. Thể hiện thái độ tôn trọng với doanh nghiệp khác

Việc tiến hành đăng ký thương hiệu thành công gián tiếp thể hiện thương hiệu của bạn không bị trùng lặp, xâm phạm của bất cứ thương hiệu nào trong cùng lĩnh vực sản phẩm kinh doanh. Cũng từ đây bạn có thể tự do quảng bá thương hiệu, khai thác tối đa nguồn lực thương hiệu của mình để có nguồn doanh thu lớn và ổn định.

4.4. Đăng ký thương hiệu là tự bảo vệ thương hiệu của chính mình

Thị trường thương mại phức tạp, nhiều rủi ro, không cho phép bất cứ doanh nghiệp và công ty nào chủ quan và thực tế đã có rất nhiều trường hợp đau đớn bị mất trắng thương hiệu mình đã giày công gây dựng, tạo lập uy tín.

Khi đã đăng ký thành công, thương hiệu của bạn được bảo vệ trước pháp luật, ngăn cản mọi hành vi xâm phạm và được bồi thường xứng đáng nếu có hành vi ăn cắp thương hiệu.

4.5. Khẳng định thương hiệu uy tín, sự chuyên nghiệp trong kinh doanh

Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp lớn trước khi ra mắt thị trường sản phẩm/dịch vụ mới đều ủy quyền cho một đối tác uy tín cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu. Chính bởi vậy toàn bộ thời gian 10 năm sau họ hoàn toàn không phải lo lắng các vụ kiện tụng, xâm phạm thương hiệu vô cùng rắc rối, tốn kém và ảnh hưởng uy tín của mình. Với các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập rất nên tham khảo quan điểm và cách làm việc này để tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình kinh doanh.

Việc đăng ký thương hiệu còn giúp khách hàng có niềm tin về sản phẩm/dịch vụ của bạn, tăng uy tín và như vậy gián tiếp tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Ngoài ra, đăng ký thương hiệu còn mang lại các lợi ích khác như: được sử dụng độc quyền thương hiệu, được chuyển giao, chuyển nhượng thương hiệu cho người khác; được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

5. Chi phí đăng ký thương hiệu như thế nào?

Đăng ký thương hiệu bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khi tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu như (i) số lượng thương hiệu mà khách hàng muốn nộp đơn đăng ký (ii) nhóm sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu muốn độc quyền (iii) Tiến hành thủ tục đăng ký nhanh (xin thẩm định nhanh) hay làm bình thường theo quy định và thực tế.

So với chi phí của thủ tục hành chính khác, phí đăng ký thương hiệu có đặc thù riêng. Do đó, trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra mức phí tổi thiểu để nộp đơn đăng ký cho 1 nhãn hiệu/02 nhóm sản phẩm/dịch vụ

Ví dụ: Khách hàng nộp 1 thương hiệu sẽ tương ứng với 1 đơn đăng ký

Ví dụ: Thương hiệu ABC chỉ nộp đơn đăng ký để gắn lên 1 sản phầm trà sữa (1 nhóm) nhưng nhãn hiệu CDX lại nộp đơn đăng ký cho nhóm trà sữa và kinh doanh khách sạn (2 nhóm);

Thiên Di sẽ liệt kê các khoản chi phí đăng ký thương hiệu cho quý khách hàng tham khảo.

5.1. Lệ phí đăng ký thương hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ

Chi phí nhà nước cho việc đăng ký thương hiệu được tính như sau:

a. Chi phí cho việc tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu: Mục đích của việc tra cứu thương hiệu để giúp chúng ta đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu trước khi quyết định nộp đơn đăng ký (kết quả tra cứu sẽ cho ta thấy trước thời điểm ta nộp đơn đăng ký đã có ai đăng ký thương hiệu mà chúng ta muốn đăng ký hay chưa?)

Lưu ý: Chi phí chính thức cho việc tra cứu thương hiệu áp dụng theo nhóm sản phẩm/dịch vụ bao gồm tối thiểu 01 nhóm/01 nhãn hiệu là: 500.000 VND (Năm trăm nghìn đồng), đối với mỗi nhóm tăng thêm chi phí cho từng nhóm tăng thêm là 500.000 VND (Năm trăm nghìn đồng)

b. Chi phí nộp đơn đăng ký thương hiệu: Chi phí nộp đơn cho 01 nhóm/01 thương hiệu là: 1.000.000 VND (Một triệu đồng)

c. Chi phí cấp văn bằng bảo hộ cho việc Đăng ký thương hiệu cho 01 nhóm/01 thương hiệu: 360.000 VND (ba trăm sáu mươi nghìn đồng)

Như vậy, Tổng chi phí chính thức cho việc đăng ký nộp đơn đăng ký thương hiệu sẽ là 1.860.000 VND (một triệu tám trăm sáu mươi nghìn đồng)

5.2. Phí dịch vụ cho việc đăng ký thương hiệu

Chi phí dịch vụ cho việc Đăng ký thương hiệu phụ thuộc vào từng công ty dịch vụ dựa trên yêu cầu công việc và yêu cầu của khách hàng, sơ bộ chúng tôi báo phí như sau:

– Phí tra cứu: 400.000 VND

– Phí nộp đơn đăng ký tại Cục SHTT: 1.300.000 VND

– Phí cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền: Miễn phí dịch vụ

Để có thể biết thêm hoặc tính phí đăng ký chính xác nhất, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

6. Vì sao cá nhân, tổ chức nên đăng ký thương hiệu độc quyền?

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu giúp cho công ty bạn có thể độc quyền sử dụng nhãn hiệu. Hay nói cách khác bạn được pháp luật đảm bảo tất cả các quyền liên quan đến quá trình sử dụng và khai thác thương hiệu.

Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào sao chép, đạo nhái hoặc bất kỳ hành vi nào gây ra các trường hợp tương tự đến mức gây nhầm lẫn với thương hiệu của bạn đều bị xử lý. Pháp luật có những quy định và chế tài đối với những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như vậy. Đồng thời bận có thể yêu cầu những chủ thể xâm phạm nêu trên bồi thường thiệt hại nếu phát sinh.

6.2. Giúp phân biệt thương hiệu của bạn với các đối thủ khác

Lý do quan trọng phải đăng ký bảo hộ thương hiệu là tăng khả năng phân biệt thương hiệu của bạn với các đối thủ khác

Hẳn là bạn không muốn thương hiệu sản phẩm mà mình tạo ra lại tương tự với một thương hiệu nào khác. Hoặc trường hợp người tiêu dùng không nhận ra và không phân biệt được thương hiệu của mình.

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu chính là cách hạn chế các cá nhân, tổ chức khác sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho sản phẩm của họ. Hành vi như vậy ít nhiều gì cũng gây ảnh hưởng đến uy tín của bạn. Chưa kể việc gây nhầm lẫn thương hiệu cho khách hàng còn tai hại hơn nếu các sản phẩm giả danh kém chất lượng, khiến doanh nghiệp bạn bị mất niềm tin của khách hàng.

6.3. Tăng giá trị thương mại và quảng bá thương hiệu

Một khi bạn đã được cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu của mình thì bạn cũng là lúc bạn được độc quyền sử dụng thương hiệu. Ngoài ngăn cản người khác sử dụng thương hiệu của mình để trục lợi. Bạn cũng có thể khai thác giá trị thương mại của thương hiệu bằng cách chuyển giao quyền sử dụng hoặc nhượng quyền để tạo thêm thu nhập cho doanh nghiệp mình. Chưa kể nếu xây dựng được một thương hiệu uy tín thì giá trị thương mại sẽ tăng lên nhiều lần.

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cũng giúp thương hiệu của bạn được nhận diện tốt hơn trên thị trường. Khách hàng sẽ công nhận và nhanh chóng giúp thương hiệu của bạn được biết đến rộng rãi.

7. Hồ sơ đăng ký thương hiệu gồm những gì?

Hồ sơ chung để tiến hành đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ bao gồm:

– Mẫu thương hiệu hiệu với kích thước 8 x 8 cm (05 mẫu);

– Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu. Ví dụ: Thương hiệu VINFAST sẽ đăng ký cho sản phẩm xe ô tô (và sẽ được gọi là 1 nhóm)

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp ủy quyền cho Luật Hoàng Phi thì tờ khai sẽ do chúng tôi ký);

– Trường hợp có ủy quyền thì cần các giấy tờ liên quan đến việc ủy quyền;

– Tài liệu về quyền ưu tiên hoặc quyền được thừa kế, tặng cho (nếu có)

– Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp, Quý khách hàng sẽ phải cung cấp thêm các giấy tờ liên quan khác.

Lưu ý về hồ sơ đăng ký thương hiệu:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hiệu sẽ bao gồm 02 bản giống nhau, 1 bản sẽ được Cục SHTT trả lại cho chủ đơn đăng ký để lưu;

– Mỗi hồ sơ đăng ký sẽ được cấp 1 văn bằng bảo hộ (giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu);

– Ngôn ngữ dùng trong hồ sơ phải là tiếng Việt, các tài liệu sử dụng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Việt khi nộp bắt buộc phải được dịch sang tiếng Việt;

– Nội dung ngôn ngữ trình bày trong hồ sơ là tiếng Việt nhưng phải là từ phổ thông, không sử dụng từ ngữ địa phương để sử dụng trong hồ sơ;

– Hồ sơ có từ 02 trang trở lên cần được đánh số từng trang theo thứ tự 1-2-3-4….;

– Bố cục trình bày trong hồ sơ đăng ký thương hiệu theo chiều dọc từ trên xuống dưới và từ trái sang phải;

8. Những lưu ý giúp việc đăng ký thương hiệu và thương hiệu thực phẩm đạt kết quả cao

Thứ nhất: Nắm vững danh mục đối tượng không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu (thương hiệu) để thiết kế và lựa chọn thương hiệu bảo hộ cho phù hợp. Nếu như chẳng may thương hiệu của quý khách hàng sử dụng hình quốc kỳ, quốc huy của Việt Nam hay của quốc gia khác thì chắc chắn thương hiệu đó sẽ không được bảo hộ. Nếu không biết điều này, quý khách hàng vẫn chuẩn bị và nộp hồ sơ sẽ mất thời gian, tốn kém tiền bạc và công sức.

Thứ hai: Phải thiết kế thương hiệu sao cho có khả năng phân biệt: dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ.

Thứ ba: Cần tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật về thành phần hồ sơ, cách khai hồ sơ, các yêu cầu riêng về giấy tờ, tài liệu trong đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm để hồ sơ được chấp thuận ngay lần đầu tiên nộp.

Thứ tư: Cần tìm hiểu kỹ thời gian, thời hạn Cục sở hữu trí tuệ xử lý từng bước đơn đăng ký thương hiệu để kịp thời đưa ra những phúc đáp khi cơ quan Nhà nước có yêu cầu. Khi trả lời, cần có lý lẽ, dẫn chứng, đầy đủ cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn để đảm bảo tính thuyết phục cao.

Trên đây là các mẹo để quý khách hàng tìm ra cách đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm thời gian.

9. Trình tự và thời gian đăng ký Thương hiệu cục sở hữu trí tuệ

9.1. Trình tự đăng ký Thương hiệu cục sở hữu trí tuệ

Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu, người nộp đơn có thể tiến hành tra cứu trên dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu (nhãn hiệu) cần đăng ký.

Sau khi tra cứu đánh giá thương hiệu có khả năng cấp Văn bằng bảo hộ, người nộp đơn tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu theo các bước như sau:

Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Người nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.

Sau khi nộp đơn đăng ký thương hiệu Cục sẽ cấp số nhận đơn và đồng thời ghi nhận ngày nộp đơn của thương hiệu, đây cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định đơn hợp lệ và ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn sẽ theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn cho đến khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu

Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức trong thời gian từ 01 đến 02 tháng Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo xét nghiệm hình thức của đơn. Xét nghiệm hình thức của đơn đảm bảo đơn đã được khai đúng, xác định đúng nhóm đăng ký bảo hộ, tư cách pháp lý của chủ đơn. Xét nghiệm hình thức chưa là cơ sở xác định thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ

Trong vòng 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ

Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn bảo hộ thương hiệu

Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Thời gian thẩm định nội dung của thương hiệu: 09-12 tháng.

Nếu trong quá trình thẩm định nội dung đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm tương ứng với thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện các công việc đó.

Bước 5: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu

Trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn thực hiện đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn khoảng 02 tháng sẽ được nhận văn bằng bảo hộ thương hiệu.

Trường hợp đơn bị từ chối cấp bằng, chủ đơn xem xét nếu chưa thấy thỏa đáng làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.

9.2. Thời gian đăng ký Thương hiệu cục sở hữu trí tuệ

– Thời gian thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

– Thời gian công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp: 02 tháng sau thời điểm có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

– Thời gian thẩm định nội dung: 09 tháng kể sau thời điểm công báo đơn.

– Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký: 01tháng.

Như vậy, tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ là 13 tháng tính từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, trên thực tế tổng thời gian cho việc đăng ký nhãn hiệu thường kéo dài từ 18 – 20 tháng kể từ khi nộp đơn. Ngoài ra, thời gian đăng ký nhãn hiệu cũng có thể kéo dài từ 02 – 03 năm phụ thuộc vào tình trạng đơn có phải thông báo sửa đổi, bổ sung, phản đối đơn, khiếu nại từ chối cấp văn bằng bảo hộ… Đó là những nguyên nhân dẫn đến việc thời gian đăng ký nhãn hiệu thường kéo dài.

10. Đăng ký Thương hiệu quốc tế

10.1. Đăng ký bảo hộ thương hiệu quốc tế là gì?

Đăng ký bảo hộ thương hiệu quốc tế có thể hiểu là chủ sở hữu thương hiệu sẽ nộp đơn đăng ký tại một quốc gia khác ngoài lãnh thổ Việt Nam để đăng ký bảo hộ cho thương hiệu của mình.

Như vậy phạm vi bảo hộ thương hiệu sẽ được thực hiện theo nguyên tắc lãnh thổ, nghĩa là doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu quốc tế ở quốc gia nào thì được bảo hộ ở quốc gia đó.

10.2. Tại sao cần đăng ký bảo hộ thương hiệu quốc tế?

Sự giao thoa thương mại là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề đăng ký bảo hộ thương hiệu quốc tế. Trước khi xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài, doanh nghiệp phải đăng ký thương hiệu quốc tế. Tương tự như bảo hộ thương hiệu trong nước, việc bảo hộ thương hiệu quốc tế nhằm tránh trường hợp doanh nghiệp khác đăng ký thương hiệu trước, dẫn đến việc mất thương hiệu cản trở doanh nghiệp trong quá trình thực hiện kinh doanh.

10.3. Hình thức, Hồ sơ, Thủ tục đăng ký thương hiệu quốc tế như thế nào?

Thủ tục đăng ký thương hiệu quốc tế so với đăng ký thương hiệu trong nước phức tạp hơn khá nhiều. Chính vì vậy mà có không ít cá nhân, tổ chức đã bỏ cuộc giữa chừng do mất quá nhiều thời gian công sức. Chính vì vậy mà bài học rút ra cho các cá nhân, tổ chức chính là tìm hiểu kỹ lưỡng mọi thông tin liên quan, đặc biệt là thủ tục đăng ký thương hiệu quốc tế như thế nào? Để từ đó mọi người có những chuẩn bị phù hợp.

Thiên Di chuyên tư vấn thủ tục đăng ký thương hiệu quốc tế và đăng ký thương hiệu quốc tế. Chúng tôi với đội ngũ chuyên viên có trình độ cao và giàu kinh nghiệm sẽ giúp Quý khách hàng bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của mình.

Quý khách hàng tìm hiểu chi tiết thêm về hình thức, hồ sơ và thủ tục đăng ký thương hiệu/nhãn hiệu quốc tế: Tại đây

11. Đăng ký bản quyền thương hiệu ở đâu uy tín tại Việt Nam?

Việc đăng ký thương hiệu sẽ nhanh chóng và đạt kết quả tối ưu nếu như quý khách hàng lựa chọn được tổ chức thực hiện dịch vụ đăng ký thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp. Thế nhưng, tìm được một đơn vị như thế không hề dễ dàng. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết đăng ký thương hiệu ở đâu? Chọn nhà cung cấp dịch vụ nào uy tín thì hãy tham khảo một vài kinh nghiệm nhận diện dịch vụ đăng ký thương hiệu uy tín sau đây:

– Yếu tố nhân sự đặt lên hàng đầu

Con người luôn là yếu tố quyết định hàng đầu trong mọi lĩnh vực và đăng ký thương hiệu cũng không ngoại lệ. Việc đăng ký thương hiệu bao gồm nhiều công đoạn: thiết kế – đăng ký – tư vấn trước và sau đăng ký. Do vậy, một đơn vị chuyên nghiệp cần phải tập hợp cả những họa sỹ, thiết kế tài ba và các luật sư, chuyên gia pháp lý cao cấp, để mỗi bộ phận có thể đảm nhận một công việc thuộc chuyên môn của mình. Đồng thời, vừa có thể làm việc kết hợp giữa các bộ phận để nâng cao hiệu quả công việc.

– Dịch vụ đa dạng và hoàn hảo

Không bó buộc khách hàng vào bất kỳ một gói dịch vụ nào. Thay vào đó, đơn vị chuyên nghiệp và uy tín sẽ cung nhiều gói dịch vụ khác nhau. Trong quá trình trao đổi, khách hàng nêu ra các yêu cầu, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ tư vấn và giới thiệu gói dịch vụ phù hợp.

– Tư vấn trung thực, khách quan và toàn diện

Vì đăng ký thương hiệu là một công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao mà không phải quý khách hàng nào cũng hiểu rõ. Chính vì thế mà trong quá trình tư vấn, rất nhiều đơn vị đã thêm, bớt thông tin nhằm gây tâm lý hoang mang cho khách hàng, khiến họ sử dụng dịch vụ. Đây là điều mà một đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp không bao giờ làm. Một đơn vị uy tín sẽ tư vấn trung thực, khách quan và toàn diện mọi thông tin khách hàng quan tâm.

– Đơn vị có kinh nghiệm dày dặn

Một đơn vị có kinh nghiệm trong việc đăng ký thương hiệu sẽ đảm bảo công việc được diễn ra một cách suôn sẻ dựa trên sự linh hoạt trong việc xử lý hồ sơ, sự nhanh nhạy khi tiếp xúc với cơ quan Nhà nước, từ đó, kết quả sẽ được trao cho khách hàng trong thời gian sớm nhất.

– Báo giá có thể không rẻ nhưng phải phù hợp với chất lượng

Không phải tất cả, nhưng đại đa số sản phẩm, dịch vụ giá rẻ đều kém chất lượng. Trong ngành dịch vụ đăng ký thương hiệu, để có một báo giá rẻ các nhà cung cấp sẽ phải tối giản quy trình, chuẩn bị tài liệu sơ sài… Đây là những việc làm có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ. Do vậy, các bạn nên ưu tiên những đơn vị cung cấp coi trọng yếu tố chất lượng hơn là giá cả.

– Phải là tổ chức đại diện được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy phép hoạt động

Sở hữu trí tuệ là một trong những lĩnh vực khá đặc thù. Pháp luật sở hữu trí tuệ cho phép các đơn vị có chức năng đại diện được Cục sở hữu trí tuệ cấp phép có quyền thay mặt khách hàng thực hiện toàn bộ công việc có liên quan để tiến hành đăng ký sở hữu công nghiệp. Do đó, trước khi quyết định lựa chọn 1 đơn vị để gửi gắm niềm tin, Quý khách hàng nên kiểm tra đơn vị đó có đáp ứng tiêu chí này hay không? Bởi nếu sử dụng dịch vụ từ những công ty không phải là tổ chức đại diện, rủi ro đến với bạn là rất lớn

12. Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu uy tín tại Thiên Di

Nếu bạn đang kiếm tìm dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền giá hợp lý, đảm bảo uy tín thì có thể tham khảo dịch vụ này tại Thiên Di. Khi sử dụng dịch vụ tại đây, quý doanh nghiệp không chỉ được tư vấn trung thực, khách quan mà còn nhận được tư vấn mang tầm chiến lược trước – trong và sau khi đăng ký thương hiệu nhằm giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong quá trình đăng ký thương hiệu với Cục sở hữu trí tuệ và khai thác tối đa lợi thế thương hiệu trong quá trình kinh doanh.

Bên cạnh việc tư vấn các dịch vụ liên quan đến sở hữu thương hiệu, Thiên Di còn mang đến các dịch vụ tư vấn pháp luật, đầu tư nước ngoài và các vấn đề của doanh nghiệp (thành lập, giải thể…). Nhờ đó, mọi yếu tố liên quan đến hoạt động doanh nghiệp đều được giải quyết hoàn hảo nhất. Hầu hết mọi khách hàng đã sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi đều cảm thấy hài lòng từ phong cách làm việc, chi phí đến chế độ hậu mãi.

Thiên Di sẽ thay bạn thực hiện các công việc

Với dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền, Thiên Di sẽ thực hiện các công việc sau:

– Tư vấn và đưa ra ý tưởng thiết kế thương hiệu cho khách hàng trong trường hợp được yêu cầu;

– Trực tiếp thiết kế thương hiệu cho khách hàng (chúng tôi có phòng Thiết kế chuyên nghiệp và là một trong những dịch vụ mạnh của Công ty)

– Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký thương hiệu trước khi tiến hành tra cứu chính thức để tiết kiệm chi phí cho khách hàng

– Tư vấn và hướng dẫn hoặc trực tiếp sửa đổi mẫu thương hiệu bị trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho khách hàng

– Soạn thảo hồ sơ đăng ký, nộp hồ sơ đăng ký tại Cục SHTT, theo dõi hồ sơ đăng ký cho đến khi ra được kết quả cuối cung

– Nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, thông báo và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ.

– Tư vấn, hỗ trợ miễn phí các dịch vụ khác (nếu có)

Làm thế nào để yêu cầu dịch vụ đăng ký thương hiệu?

Khi có nhu cầu đăng ký thương hiệu, quý khách hàng có thể liên hệ với Thiên Di theo nhiều hình thức khác nhau:

– Gọi đến hotline: 0981317075

Trong tất cả các hình thức, gọi điện thoại đến hotline được nhiều khách hàng lựa chọn nhất nhờ tính nhanh chóng, chuẩn xác và tiện lợi. Các luật sư, chuyên viên pháp lý của chúng tôi gần như hoạt động 24/7, nên ngay khi tiếp nhận yêu cầu dịch vụ sẽ lập tức giải đáp, hướng dẫn và xử lý các thủ tục, hồ sơ cần thiết.

13. Tại sao nên lựa chọn dịch vụ đăng ký nhận diện thương hiệu của Thiên Di

 – Chúng tôi là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền liên quan

– Chúng tôi là một hãng luật với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động

– Đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý cao cấp giỏi chuyên môn, nhiệt huyết, có tinh thần trách nhiệm cao

– Thời gian đăng ký được rút ngắn tối đa (Ít đơn vị cung cấp cùng dịch vụ làm được)

– Luật Thiên Di cung cấp dịch vụ pháp lý toàn diện (sở hữu trí tuệ, giấy phép, doanh nghiệp, tư vấn đầu tư nước ngoài, tư vấn pháp luật…)

– Chi phí dịch vụ luôn ở mức cạnh tranh, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng

Liên hệ với Thiên Di để tư vấn

Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí. 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0982020789

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com

Website: luatthiendi.com