Vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề báo động cấp bách khi những doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, quán ăn, nhà hàng…v..v.. đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm từ mức độ ít nghiệm trọng đến mức độ cực kỳ nghiêm trọng. Điều đó là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng và dễ mang đến những bệnh tật nguy hiểm về lâu dài. Chính vì vậy mà cơ quan quản lý nhà nước ngày càng có chế tài xử phạt nặng đối với những cơ sở kinh doanh không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc không trang bị đủ kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tư vấn giấy phép Vệ sinh ATTP (24/7): 0982 020 789 – 0868. 083.683
– Hiện nay việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có đối với các đối tượng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm chuẩn bị đi vào hoạt động hoặc đang hoạt động rồi phải bổ sung gấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy những đối tượng nào phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định? Cơ sở của bạn có thuộc đối tượng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay không? Nếu bạn thuộc đối tượng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mà không xin giấy phép thì sao? Tiếp tục theo dõi nhé!
Đối tượng nào không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?
Theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định những Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:
1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
– Các cơ sở quy định ở trên tuy không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng phải tuyệt đối phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
Đối tượng nào cần có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
1. Tất cả Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ở trên thì không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Khi cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì phải đủ điều kiện mới được cấp giấy chứng nhận.
Tư vấn giấy phép Vệ sinh ATTP (24/7):0982 020 789 – 0868. 083.683
Hoặc gọi giờ hành chính: 028.6293 9377
Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thì bị làm sao?
+ Nếu cơ sở sản xuất/kinh doanh không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ buộc ngừng kinh doanh.
+ Thêm vào đó mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
+ Ngoài ra còn có nhiều hình phạt bổ sung như: Buộc cơ sở kinh doanh phải tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ thực phẩm, sản phẩm liên quan.
+ Nếu hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm mang tính chất nguy hiểm gây ngộ độc cho nhiều người thì có thể bị xử lý hình sự phạt tù đến 20 năm theo Điều 317 Bộ Luật hình sự sửa đổi mới nhất 2017…v..v…
– Thiên Di với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật cùng đội ngũ luật sư nhiệt huyết, chuyên môn cao sẽ tư vấn trình tự thủ tục, hồ sơ để khách hàng có đủ kiến thức và có thể xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nhanh chóng nhất, chi phí thấp nhất và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện VSATTP, bao gồm:
– Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.
– Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.
– Bản cam kết đảm bảo giấy phép VSATTP đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất và kinh doanh;
– Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh;
– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức VSATTP của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở;
– Giấy chứng nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP theo HACCP, trong hồ sơ có bản sao công chứng giấy chứng nhận HACCP;
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm An toàn vệ sinh thực phẩm (Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
Điều 2. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 24 tháng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tái xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
b) Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu, chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm có nội dung vi phạm; tang vật vi phạm; lô hàng thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm;
c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
d) Buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm; tài liệu, ấn phẩm đã phát hành;
đ) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm;
e) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm;
g) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm;
h) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm;
i) Buộc ngừng việc sử dụng phương tiện vận chuyển;
k) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm, Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu;
l) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn.
Điều 3. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Tổ chức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
d) Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
e) Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
4. Cá nhân quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này là các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 3 Điều này.
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Tư vấn xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Thiên Di
– Tại Thiên Di, khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, việc này sẽ được làm theo quy trình như sau:
+ Khảo sát cơ sở, doanh nghiệp, các hồ sơ, giấy tờ hiện có và những thông tin có liên quan đến cơ sở, doanh nghiệp;
+ Ký hợp đồng tư vấn những vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm..
+ Tư vấn và hoàn thiện cùng doanh nghiệp một số thủ tục hành chính như: sổ kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, sổ lưu mẫu, sổ quản lý sức khỏe nhân viên, sổ theo dõi chế biến,….
+ Sắp xếp lớp tập huấn, đào tạo kiến thức về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và cấp chứng chỉ. Đồng thời tư vấn và hướng dẫn khám sức khỏe.
+ Lập hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, các giấy tờ bao gồm: đơn đề nghị cấp giấy phép, sơ đồ cơ sở, mô tả chi tiết quy trình chế biến thực phẩm, cam kết cơ sở đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,… và một số giấy tờ cần thiết khác.
+ Đến nộp hồ sơ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Thời gian: tối thiểu là 25-30 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.
Tư vấn giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Cơ sở kinh doanh thực phẩm cần làm gì?
+ Tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa để các chuyên viên, luật sư Thiên Di tiến hành công việc thuận lợi nhất;
+ Cung cấp 02 bản sao y công chứng giấy đăng ký kinh doanh;
+ Cung cấp đầy đủ thông tin, ký hồ sơ và khắc phục điều kiện của cơ sở kinh doanh;
+ Tiếp đoàn thẩm định vệ sinh thực phẩm cùng Thiên Di
– Nếu khách hàng còn có thắc mắc về thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc cần đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc cần tư vấn thành lập công ty hãy liên hệ Công ty Thiên Di chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất nhé.