Giấy phép ATVSTP có áp dụng cho các cơ sở kinh doanh hải sản?

Kinh doanh hải sản có thế nói là luôn thành công, và hầu như các quán ăn khi kinh doanh hải sản đều nhanh chóng thành công. Vì thế có rất nhiều người đều muốn mở ra 1 cơ sở kinh doanh hải sản. Nhưng mà đại đa số đều không biết rằng khi kinh doanh mặt hàng này thì bắt buộc phải có giấy phep an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bài viết dưới đây của Thiên Di sẽ giải thích giúp bạn tại sao khi kinh doanh hải sản thì bắt buộc phải sinh giấy phép an toàn thực phẩm.

Tầm quan trọng của giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Việt Nam là nước có nhiều bãi biển đẹp trải dọc trên khắp đất nước. Điều đó cũng có nghĩa là tài nguyên hải sản của Việt Nam cũng vô cùng phong phú. Nhiều người cho rằng, hải sản luôn là sản phẩm sạch. Tuy nhiên suy nghĩ đó hoàn toàn không đúng. Hải sản là một trong những thực phẩm dễ gây ngộ độc và dị ứng cho khách hàng. Tìm hiểu thêm: Luật vệ sinh an toàn thực phẩm mới nhất

kinh doanh hải sản bắt buộc phải có giấy phép an toàn thực phẩm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng mà hải sản mang lại. Có người ăn vào bị ngứa, có người ăn vào tiêu chảy, có người thậm chí phải nhập viện khi ăn phải hải sản không tươi sống.

Hải sản từ biển về rất tươi nhưng trải qua nhiều khâu trung gian vận chuyển để đến được nhà hàng sẽ có nhiều loại bị chết, bị ngợp. Nhưng do số tiền bỏ ra khá cao nên nhiều nhà hàng bất chấp sức khỏe của người dân để chuộc lợi.

Với những nguyên nhân như trên thì chắc chắn, nếu bạn muốn kinh doanh hải sản thì phải xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bộ Nông Nghiệp. Có như vậy nhà hàng của bạn mới được đi vào hoạt động đúng quy định mà pháp luật đề ra.

Thủ tục cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Trước tiên phải tìm hiểu rõ Giấy chứng nhận vệ sinh toàn thực phẩm là gì và sau đó để xin được giấy chứng nhận bạn cần soạn thảo một đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận. Đơn này đã có mẫu và bạn chỉ cần soạn theo mẫu, kí tên và nộp lên cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm – VSATTP.

Giấy tờ thứ 2 bạn bắt buộc phải có là giấy bảo đảm sức khỏe của người tham gia chế biến thực phẩm. Tất nhiên người đó phải có sức khỏe đảm bảo mới tạo ra được những món ăn an toàn cho những người xung quanh.

Xem thêm: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo thông tư 47

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cơ sở kinh doanh hải sản

Bạn phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy này bạn xin ở địa phương, nơi bạn cư trú xác nhận có kinh doanh ngành nghề cụ thể đó. Để cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho bạn hay không.

Ngoài ra cơ sở buôn bán, dụng cụ nấu ăn như xoong nồi, dao, bát, chén, đũa phải thật sự đảm bảo vệ sinh. Có như thế mới được cấp giấy chứng nhận.

Những giấy tờ này phải được cấp và nộp tại cơ quan có thẩm quyền tại nơi bạn sinh sống và làm việc. Sau thời gian xem xét và xử lý, nếu nhà hàng của bạn (bao gồm nhà hàng nhỏ và lớn) đủ điều kiện để xin giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp giấy và cho phép nhà hàng của bạn đi vào hoạt động.

Một bản trình bày quá trình tạo thành món ăn. Từ khâu rửa thực phẩm đến chế biến và trưng bày phải được trình bày chi tiết, tỉ mỉ trên giấy này.

Như vậy trên đây là toàn bộ những giải đáp thắc mắc cho câu hỏi kinh doanh hải sản cho phải xin giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hay không. Nếu muốn kinh doanh thì trước hết bạn nên tìm hiểu kỹ để không phạm phải sai lầm không đáng có.

Tìm hiểu kĩ hơn về: Thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Bạn thấy đó thủ tục để giải quyết và xin giấy chứng nhận rất khó và rườm rà. Thay vào đó bạn hãy liên hệ dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Thiên Di, chúng tôi luôn có những đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp sẽ giúp bạn giải quyết nhanh mọi thủ tục.