Dịch vụ tư vấn Thủ Tục Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh-Thiên Di

Dịch vụ tư vấn Thủ Tục Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh-Thiên Di

Dịch vụ tư vấn Thủ Tục Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh-Thiên Di

Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh (giấy phép kinh doanh) là dịch vụ được cung cấp bởi Thiên Di nhằm đáp ứng nhu cầu thường xuyên, bắt buộc của doanh nghiệp khi cần mở rộng quy mô hoạt động, tăng hoặc giảm vốn điều lệ, thay đổi thành viên hoặc cổ đông, thay đổi trụ sở, thay đổi tên công ty... Để thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép hoạt động doanh nghiệp nhanh chóng và thuận tiện, hãy liên hệ ngay với Thiên Di để được luật sư hỗ trợ nhanh nhất.

1. Thay đổi đăng ký kinh doanh là gì?

Trong quá trình hoạt động kinh doanh một số doanh nghiệp cũng có đôi lần thay đổi đổi tên, địa chỉ công ty, ngành nghề kinh doanh...

Thay đổi đăng ký kinh doanh là thủ tục hành chính cần thực hiện tại cơ quan đăng ký khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh như thay đổi tên, địa chỉ công ty, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, thành viên và cổ đông.

2. Khi nào phải thay đổi đăng ký kinh doanh?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp. Đây được coi như “ giấy khai sinh” của doanh nghiệp ghi nhận ngày đăng kí kinh doanh lần đầu và là căn cứ xác lập năng lực pháp lí cho một doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi bất kỳ nội dung nào được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như tên công ty, địa chỉ trụ sở, người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ, thông tin chủ sở hữu ( Công ty TNHH 1 thành viên), các thành viên công ty (Công ty TNHH 2 thành viên trở lên);

Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh doanh những nội dung không ghi nhận trên giấy chứng nhận như ngành nghề kinh doanh, thông tin đăng ký thuế (địa chỉ nhận thông báo thuế, số tài khoản ngân hàng, phụ trách kế toán..)

Đặc biệt với thông tin cổ đông sáng lập chỉ thực hiện thông báo thay đổi trong trường hợp: “cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông công ty theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 112 Luật doanh nghiệp và bị xóa tên khỏi Danh sách cổ đông sáng lập của công ty”.

Không thuộc trường hợp nêu trên thì mọi thay đổi cổ đông công ty đều không cần thông báo thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh.

3. Hướng dẫn thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh năm 2023

Dưới đây là các bước trong quá trình thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh:

  • Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi tới Cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ được doanh nghiệp hoặc tổ chức doanh nghiệp ủy quyền nộp tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính theo hình thức nộp trực tuyến qua cổng thông tin quốc gia.
  • Bước 3: Nhận giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh từ Cơ quan đăng ký. Trong quá trình thẩm tra, nếu hồ sơ được chấp nhận, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ghi nhận nội dung thay đổi yêu cầu của doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh mới. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ thông báo bằng văn bản lý do từ chối để doanh nghiệp bổ sung, sửa đổi.
  • Bước 4: Thông báo thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia. Sau khi hoàn thiện việc thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ công bố nội dung thay đổi trên cổng thông tin quốc gia theo quy định của Luật Doanh Nghiệp.
  • Bước 5: Thực hiện các công việc khác sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh. Tùy vào từng nội dung thay đổi mà doanh nghiệp sẽ thực hiện các công việc sau khi thay đổi như đổi tên công ty hay đổi dấu công ty.

Theo quy định trong vòng 10 ngày kể từ ngày công ty bạn thông qua các nội dung thay đổi đăng ký doanh nghiệp phải thông báo tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Kết quả giải quyết yêu cầu đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ bao gồm:

 

4. Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

Thay đổi đăng ký kinh doanh là nhu cầu rất thường xuyên của doanh nghiệp bởi yếu tố thị trường – doanh nghiệp mở rộng hoặc thu hẹp ngành nghề kinh doanh, tăng giảm mức vốn đầu tư hoặc cũng từ chính việc cơ cấu lại doanh nghiệp ( thay đổi người đại diện pháp luật, chuyển nhượng vốn góp…). Để đáp ứng nhu cầu trên, CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI sẽ hướng dẫn chi tiết cho doanh nghiệp những mẫu hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh áp dụng cho các trường hợp cụ thể như sau:

4.1. Hồ sơ thay đổi địa chỉ công ty

So với các nội dung khác thì thay đổi trụ sở chính có phần phức tạp hơn nhiều. Nguyên nhân là do ở mỗi trường hợp thay đổi trụ sở, mọi người sẽ cần phải chuẩn bị một bồ hồ sơ riêng. Việc chuẩn bị hồ sơ này đối với một cán bộ pháp lý hay luật sư không quá phiền phức, nhưng với các đối tượng khác sẽ gặp phải những khó khăn nhất định.

Đối với trường hợp chuyển trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đã đăng ký thành lập

  • 01 Thông báo thay đổi địa chỉ công ty theo mẫu quy định
  • 01 Quyết định về việc thay đổi trụ sở chính của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
  • 01 Bản sao biên bản cuộc họp đề cập đến việc thay đổi địa chỉ công ty của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
  • 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh trụ sở chính)

Đối với trường hợp chuyển trụ sở sang tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập

  • 01 Thông báo thay đổi theo mẫu quy định
  • 01 Điều lệ công ty đã sửa đổi, bổ sung (bản sao)
  • 01 Danh sách kê khai đầy đủ thành viên công ty
  • 01 Quyết định về việc thay đổi địa chỉ công ty của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
  • 01 Bản sao biên bản cuộc họp đề cập đến việc thay đổi trụ sở chính của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
  • 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh trụ sở chính)

4.2. Hồ sơ thay đổi tên Công ty

  • 01 Thông báo thay đổi theo mẫu quy định
  • 01 Quyết định về việc thay đổi tên doanh nghiệp của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
  • 01 Bản sao biên bản cuộc họp đề cập đến việc thay đổi tên công ty của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
  • 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh tên doanh nghiệp)

4.3. Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp

  • 01 Thông báo thay đổi theo mẫu quy định
  • 01 Quyết định về việc tăng giảm vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
  • 01 Bản sao biên bản cuộc họp đề cập đến việc tăng giảm vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
  • 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp)

4.4. Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh

  • 01 Thông báo thay đổi theo mẫu quy định
  • 01 Quyết định về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
  • 01 Bản sao biên bản cuộc họp đề cập đến việc thay đổi ngành nghề kinh doanh của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
  • 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh)

4.5. Hồ sơ thay đổi dấu công ty

  • 01 Thông báo thay đổi dấu công ty theo mẫu quy định
  • 01 Bản sao giấy chứng nhận đầu tư
  • 01 Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thuế
  • 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh con dấu)

Vì các nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh khá nhiều, nên trong giới hạn bài viết này chúng tôi sẽ chỉ trình bày được một số nội dung phổ biến.

4.6. Thay đổi người đại diện theo pháp luật

  • Đối với Công ty TNHH 1 thành viên
    • Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật ( Phụ lục II-2 Thông tư 02)
    • Quyết đinh chủ sở hữu công ty;
    • 01 bản sao công chứng giấy chứng thực cá nhân của đại diện pháp luật mới ( CMND/CCCD/Hộ chiếu)
  • Đối với Công ty TNHH 2 thành viên
    • Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật ( Phụ lục II-2 Thông tư 02)
    • Biên bản họp Hội đồng thành viên;
    • Quyết định Hội đồng thành viên
    • 01 bản sao công chứng giấy chứng thực cá nhân của đại diện pháp luật mới ( CMND/CCCD/Hộ chiếu)
  • Đối với Công ty Cổ phần
    • Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật ( Phụ lục II-2 Thông tư 02)
    • Trường hợp thay đổi đại diện pháp luật dẫn đến thay đổi điều lệ công ty thì cần các văn bản họp Đại hội đồng cổ đông;
    • Trường hợp thay đổi đại diện pháp luật không làm thay đổi điều lệ thì tiến hành họp Hội đồng quản trị
    • 01 bản sao công chứng giấy chứng thực cá nhân của đại diện pháp luật mới ( CMND/CCCD/Hộ chiếu)

5. Các trường hợp bắt buộc phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

Các trường hợp dưới đây cần nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư:

  • Thay đổi tên công ty (bao gồm: thay đổi tên bằng tiếng Việt, thay đổi tên tiếng nước ngoài, thay đổi tên viết tắt);
  • Thay đổi loại hình doanh nghiệp của công ty (bao gồm: Thay đổi từ TNHH một thành viên sang TNHH hai thành viên trở lên; thay đổi từ công ty TNHH sang công ty cổ phần, thay đổi từ công ty cổ phần thành công ty TNHH, thay đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty).
  • Thay đổi ngành, nghề kinh doanh của công ty;
  • Thay đổi trụ sở chính của công ty;
  • Thay đổi thông tin đăng ký thuế: người phụ trách kế toán; thông tin địa chỉ nhận thông báo thuế; tài khoản ngân hàng, phương pháp tính thuế,…
  • Thay đổi thông tin số điện thoại, số fax; email, website công ty;
  • Thay đổi cơ cấu vốn của các thành viên công ty;
  • Thay đổi thông tin cổ đông là người nước ngoài: Thay đổi cổ đông là người nước ngoài; thay đổi tỷ lệ góp vốn của cổ đông nước ngoài; thay đổi thông tin về Hộ chiếu, Hộ khẩu của cổ đông là người nước ngoài;
  • Thay đổi vốn điều lệ công ty (bao gồm thay đổi tăng vốn điều lệ công ty hoặc thay đổi giảm vốn điều lệ công ty);
  • Thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty; Thay đổi thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty (bao gồm: thay đổi chức danh của người đại diện theo pháp luật; thay đổi chứng minh thư/thẻ căn cước/số hộ chiếu; thay đổi hộ khẩu, chỗ ở hiện tại của người đại diện theo pháp luật);
  • Thay đổi thông tin của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên: bao gồm chuyển nhượng chủ sở hữu, thay đổi giấy phép kinh doanh của chủ sở hữu (nếu là pháp nhân), thay đổi thông tin cá nhân của chủ sở hữu (nếu là cá nhân).

 

6. Các trường hợp không phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

  • Thay đổi thông tin cổ đông sáng lập;
  • Thay đổi cổ đông sáng lập (Trừ trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập do chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định).

7. Các trường hợp doanh nghiệp không được thực hiện đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh

  • Doanh nghiệp đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã bị ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Đang trong quá trình giải thể theo quyết định giải thể của doanh nghiệp;
  • Theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án hoặc cơ quan công an.

8. Mức phạt chậm thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh tới cơ quan đăng ký

Căn cứ quy định tại Điều 25 – Nghị định số 50/2016/ND-CP, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, quy định về vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi các nội dụng Giấy chứng nhận doanh nghiệp theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”

Bên cạnh đó, quy định tại Điều 26 – Nghị định số 50/2016/ND-CP, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, quy định về vi phạm quy định về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.”

9. Chi phí thay đổi giấy phép kinh doanh 2023

Chi phí thay đổi giấy phép kinh doanh bao gồm: lệ phí nhà nước và chi phí dịch vụ

9.1. Lệ phí thay đổi đăng ký kinh doanh (khoản phí nộp cho cơ quan nhà nước)

Lệ phí nhà nước là khoản phí bắt buộc mà mọi cá nhân, tổ chức phải đóng khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh. Khoản lệ phí này được nhà nước quy định rất rõ tại Thông tư 215/2016/TT-BTC. Theo đó, lệ phí thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp là 200.000/lần. Còn lệ phí thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đối với chi nhánh, văn phòng đaị diện, địa điểm kinh doanh là 100.000/hồ sơ.

9.2. Phí dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh

Trong khi đó, chi phí dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh chỉ phát sinh khi cá nhân, tổ chức thuê một đơn vị chuyên nghiệp thực hiện thay các quy trình, thủ tục, hồ sơ. Chi phí dịch vụ còn phù thuộc vào nội dung đăng ký kinh doanh mà quý khách hàng muốn thay đổi là gì? Thay đổi vốn điều lệ, tên công ty, trụ sở chính hay bổ sung ngành nghề…

Thiên Di cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh cho quý khách với mức chi phí hợp lý dựa trên mức độ công việc sẽ phải thực hiện. Chúng tôi đề cao yếu tố chất lượng dịch vụ, giá trị mà khách hàng nhận lại. Cho nên, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0981317075 để Thiên Di có thể tiếp nhận yêu cầu, tư vấn và báo chi phí phù hợp nhất với nhu cầu của quý khách.

10. Thời gian hoàn thành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh bao lâu

Theo quy định hiện hành của pháp luật tại khoản 2, khoản 3 Điều 31 và Điều 32 Luật doanh nghiệp năm 2014 về thời gian thay đổi đăng ký kinh doanh quy định như sau:

Đối với doanh nghiệp, công ty muốn thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, công ty phải chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký của các doanh nghiệp hoặc các công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký của đơn vị doanh nghiệp mới trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp phát hiện hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký từ chối yêu cầu của doanh nghiệp, công ty và thông báo rõ lý do, hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và sửa đổi.

Tuy nhiên, trên thực tế trường hợp khách hàng tự soạn thảo hồ sơ và tự mình tiến hành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ dẫn đến việc thời gian thay đổi có thể bị kéo dài do hồ sơ sẽ bị cơ quan đăng ký trả lại do chưa hợp lệ, thậm chí có nhiều trường hợp tự thực hiện thay đổi và thời gian kéo dài đến hàng tháng mà vẫn chưa hoàn thành.

Xã hội đã phân công lao động rõ ràng “ai làm việc ấy”. Do đó, để tránh mất thời gian cho việc thay đổi đăng ký kinh doanh cũng như để đảm bảo tiến độ thực hiện công việc, chúng tôi khuyến nghị khách hàng nên sử dụng dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh khi có nội dung cần thay đổi.

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI - cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh, Dịch vụ đăng ký kinh doanh,  đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp ... tại Việt Nam. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline: 0981 317 075 - 0868 083 683 để nhận được hỗ trợ pháp lý một các nhanh chóng và hiệu quả nhất.

11. Lưu ý khi thay đổi đăng ký kinh doanh

11.1. Thay đổi địa chỉ trụ sở chính

Để công việc kinh doanh được thuận tiện hơn hay do nhu cầu phát triển thị trường mới mà doanh nghiệp muốn thay đổi địa chỉ trụ sở chính, Doanh nghiệp cần biết được thủ tục pháp lý như: Địa chỉ dự định chuyển đến có phù hơp với quy định pháp luật, Thay đổi địa chỉ khác quận cần chuyển hồ sơ thuế và thay đổi con dấu doanh nghiệp, thay đổi địa chỉ cùng quận thì không cần thay đổi con dấu, thủ tục, cách thức thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

11.2. Thay đổi tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp định hình thương hiệu doanh nghiệp, tuy nhiên do nhu cầu thực tế mà doanh nghiệp muốn thay đổi và lựa chọn một cái tên khác phù hợp với nhu cầu kinh doanh, ngoài việc lựa chọn được tên doanh nghiệp ưng ý và hợp pháp thì chủ doanh nghiệp cũng phải nắm được những vấn đề thay đổi đi kèm như: phải thay đổi con dấu doanh nghiệp, thay đổi thông tin hóa đơn, thông báo đến cơ quan quản lý thuế, thông báo đến ngân hàng, thông báo đến đối tác để việc thay đổi tên doanh nghiệp không gây trở ngại trên bước đường kinh doanh sau này.

11.3. Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Do nhu cầu mở rộng hay thu hẹp lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp có thể bổ sung hay cắt giảm ngành nghề kinh tế trên giấy phép kinh doanh, do vậy doanh nghiệp cần biết được ngành nghề kinh doanh nào phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, ngành nghề nào là ngành kinh doanh có điều kiện và không có điều kiện để tiến hành thủ tục đăng ký theo đúng trình tự pháp luật và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

11.4. Thay đổi, tăng giảm vốn điều lệ công ty

Việc thay đổi tăng/giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cũng cần nắm rõ để ra quyết định được phù hợp, doanh nghiệp có biết được những loại hình doanh nghiệp nào được tăng/ giảm vốn điều lệ? loại hình doanh nghiệp nào thì không được giảm vốn điều lệ? đó là những điểm được quy định rõ trong luật để ràng buộc trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp mình. Việc tăng giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cũng cần cân nhắc tương xứng với những ngành nghề kinh doanh hoạt động hiện tại của doanh nghiệp vì còn liên quan đến mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu mức vốn tối thiểu

11.5. Thay đổi cơ cấu vốn góp, cơ cấu thành viên

Việc thay đổi cơ cấu phần vốn góp là điều diễn ra thường xuyên trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp khi doanh nghiệp muốn mở rộng/thu hẹp quy mô hoạt động hay chỉ đơn giản là thành viên có nhu cầu góp thêm hoặc giảm vốn, tuy nhiên trước khi thay đổi cơ cấu phần vốn góp hoặc thành viên thì doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến những vấn đề sở hữu vốn tối thiểu để trở thành người đại diện pháp luật nếu người đó là thành viên góp vốn, hay đơn giản trong những trường hợp muốn tăng thêm thành viên góp vốn thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

11.6. Thay đổi thông tin thành viên

Thông tin thành viên thay đổi về CMND, hộ khẩu, địa chỉ, do vậy doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi cập nhật kip thời lên giấy phép kinh doanh để công việc thuận tiện hơn khi đi làm việc hoặc giao dịch với đối tác, ngân hàng, cơ quan nhà nước.

11.7. Điều cần biết khi thay đổi loại hình doanh nghiệp

Trước khi thay đổi loại hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải nắm được loại hình doanh nghiệp hiện tại cũng như loại hình doanh nghiệp dự kiến chuyển đổi, bởi mỗi loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức khác nhau nên cách thức quản lý cũng khác nhau. Loại hình trước khi thay đổi có mấy thành viên, loại hình sau khi thay đổi có bao nhiêu thành viên.

11.8. Sau khi thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có phải đăng bố cáo doanh nghiệp?

Sau khi thành lập doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc sau khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiêp trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

12. Việc cần làm sau khi doanh nghiệp thay đổi đăng ký kinh doanh

Nhiều khách hàng vẫn lầm tưởng khi hoàn tất thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại Cơ quan hành chính Nhà nước, nhận được giấy phép kinh doanh đã được thay đổi thì nghĩ rằng thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh đã hoàn tất, tiếp tục hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khi các Cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát thì lại có sai phạm trong hoạt động. Sau mỗi trường hợp thay đổi thì doanh nghiệp cũng sẽ phải thực hiện các thủ tục có liên quan, cụ thể như sau:

a. Việc cần làm sau khi thay đổi tên công ty

  • Thay đổi điều lệ công ty;
  • Đặt con dấu pháp nhân mới, làm thủ tục thay đổi mẫu dấu công ty với cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Tiền hành thủ tục làm lại biển tên công ty
  • Thay đổi thông tin chủ tài khoản của ngân hàng, cơ quan bảo hiểm…vv
  • Tiến hành thủ tục thay đổi thông tin tên công ty đã được cấp cho giấy phép con, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…vv

b. Những việc cần làm sau khi thay đổi địa chỉ công ty

  • Thay đổi địa chỉ công ty trong điều lệ công ty
  • Thay đổi dấu công ty (trường hợp thay đổi địa chỉ công ty khác quận/huyện/tỉnh/thành phố
  • Làm biển công ty mới có ghi nhận địa chỉ mới;
  • Thay đổi thông tin địa chỉ công ty trên hóa đơn, các tài liệu đã ghi nhận địa chỉ cũ công ty…vv

c. Việc cần làm sau khi thay đổi ngành nghề kinh doanh

  • Phải đảm bảo số lượng chứng chỉ hành nghề theo quy định pháp luật
  • Các ngành nghề đăng ký kinh doanh mới có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được hoạt động khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

d. Việc cần làm sau khi thay đổi vốn điều lệ công ty ( Tăng hoặc giảm vốn)

  • Tiến hành kê khai thuế thu nhập cá nhân phát sinh theo hợp đồng chuyển nhượng, kể cả trong các trường hợp chuyển nhượng không phát sinh thu nhập chịu thuế
  • Nộp tờ khai thuế môn bài và thuế môn bài bổ sung trong trường hợp có tăng mức thuế môn bài của doanh nghiệp
  • Kê khai trong báo cáo tài chính của năm có sự thay đổi về mục nguồn vốn chủ sở hữu
  • Sửa đổi, bổ sung và sổ cổ đông/ thành viên, điều lệ bổ sung thêm các cổ đông/ thành viên mới.

e. Việc cần làm sau khi thay đổi người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người trực tiếp quản lý công ty, vậy nên khi có sự thay đổi về người này, doanh nghiệp cần cập nhật lại thông tin người đại diện theo pháp luật trong hồ sơ công ty, điều lệ công ty; thay đổi thông tin về chủ tài khoản ngân hàng; tờ khai thuế thu nhập cá nhân…..

13. Dịch vụ công ty thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh

Thiên Di cung cấp các dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh như sau:

  • Dịch vụ bổ sung (thay đổi) ngành nghề kinh doanh
  • Dịch vụ thay đổi địa chỉ công ty (cùng quận/khác quận)
  • Dịch vụ thay đổi đại diện pháp luật
  • Dịch vụ thay đổi thành viên góp vốn (công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
  • Dịch vụ thay đổi chủ sở hữu (công ty TNHH 1 thành viên)
  • Dịch vụ thay đổi tên doanh nghiệp
  • Dịch vụ cập nhật thông tin doanh nghiệp
  • Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn

Khi sử dụng dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh tại Thiên Di sẽ được cung cấp tất cả các nghiệp vụ sau:

Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc thay đổi đăng ký kinh doanh như: thuế Thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng vốn; thủ tục thông báo quyết định sử dụng hóa đơn điện tử khi thay đổi địa chỉ; các vấn đề về thuế, kế toán liên quan đến việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mà anh/chị định thực hiện.

Soạn hồ sơ, bao gồm: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; Quyết định thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh; Biên bản họp hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên), biên bản họp hội đồng quản trị/đại hội đồng cổ đông (đối với công ty Cổ phần),… phù hợp với các loại thay đổi cụ thể mà anh/chị cần thay đổi.

Trình ký hồ sơ tận nơi

Thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi và nhận GPKD mới tại sở kế hoạch đầu tư

Bàn giao giấy chứng nhận đăng ký mới tận nơi

14. Quy trình thực hiện thay đổi giấy phép kinh doanh tại Thiên Di

  • Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước để thay đổi tên công ty, thay đổi địa chỉ trụ sở, thay đổi vốn điều lệ
  • Tư vấn điều kiện, chuẩn bị hồ sơ, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước để thay đổi người đại diện theo pháp luật.
  • Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước để thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh, chuyển nhượng vốn, thay đổi tỷ lệ sở hữu vốn trong công ty.
  • Tư vấn các thủ tục sau thay đổi đăng ký kinh doanh;
  • Tư vấn đăng ký tài khoản của doanh nghiệp với Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Hướng dẫn khách hàng viết hóa đơn, thay đổi thông tin hóa đơn đã phát hành.
  • Xác nhận nghĩa vụ thuế khi thay đổi trụ sở khác quận, khác tỉnh….

15. Vì sao chọn dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Thiên Di

  • Chúng tôi đã đăng ký thành công cho hơn 2.000 doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức
  • Giúp Khách Hàng tiết kiệm thời gian từ 1-2 tháng để tập trung vào công tác chuyên môn
  • ”Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.”
  • Gồm các chuyên gia, các nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm.
  • Luôn được cập nhật các quy định/quy chế mới, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.
  • Có khả năng chịu áp lực công việc cao.
  • Luôn trau dồi bản thân, chuyên môn hướng tới sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Đội ngũ nhân sự

Tiềm lực nhân sự là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Do đó, Thiên Di luôn chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nghiêm túc và luôn thân thiện với khách hàng – đó là kim chỉ nam cho sự thành công của chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Thiên Di cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh, Dịch vụ đăng ký kinh doanh, ... tại Việt Nam. Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ này trên hầu hết các tỉnh thành trong cả Nước, hoàn tất hồ sơ, thủ tục đăng ký, đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà Nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.

Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí.

16. Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0981317075

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com

Đăng ký để được tư vấn