Sở An toàn thực phẩm TP HCM hoạt động từ đầu năm 2024

Sở An toàn thực phẩm TP HCM hoạt động từ đầu năm 2024

Sở An toàn thực phẩm TP HCM hoạt động từ đầu năm 2024

TP HCM chính thức có Sở An toàn thực phẩm sau 6 năm thí điểm, đây cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước có mô hình này.

Nghị quyết thành lập Sở An toàn thực phẩm được HĐND TP HCM thông qua tại kỳ họp chuyên đề ngày 19/9. Việc thành lập Sở này là một trong những cơ chế đặc thù được Quốc hội cho thí điểm ở TP HCM theo Nghị quyết 98.

Sở An toàn thực phẩm sẽ hoạt động vào đầu năm sau với chức năng tham mưu, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Cơ quan này chịu quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND TP HCM; đồng thời chấp hành chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công thương.


Người dân mua thịt heo ở khu chợ tại phường Phước Long B, TP Thủ Đức, tháng 6/2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Lãnh đạo Sở An toàn thực phẩm gồm giám đốc và không quá ba phó. Cơ quan này gồm các phòng: Văn phòng, Thanh tra, Kế hoạch - Tài chính, Cấp phép, Quản lý tiêu chuẩn và Giám sát ngộ độc thực phẩm, Hợp tác quốc tế và Truyền thông. Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở là Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm.

Trước khi thành lập, thành phố có 6 năm thí điểm mô hình Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM trên cơ sở chuyển một số chức năng từ ba sở: Công thương, Y tế và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đây được đánh giá là một bước đột phá của TP HCM trong tiến trình phát triển bền vững, đảm bảo an sinh, bảo vệ sức khỏe người dân. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn còn nhiều hạn chế về chức năng, quyền hạn so với sở, nhiều quy định chưa có đã cản trở hoạt động của ban.

Theo chính quyền thành phố, việc chuyển từ ban quản lý lên sở chuyên ngành nhằm ngăn chặn, giải quyết dứt điểm, căn cơ tình trạng không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn, khắc phục những bất cập, rào cản trong phối hợp liên ngành. Người đứng đầu Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP HCM hiện là PGS TS Phạm Khánh Phong Lan.

Lê Tuyết

Mức phạt không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Căn cứ Điều 18 Nghị Định 115/2018/NĐ-CP về Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ có các mức xử phạt không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm như sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức về hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với cá nhân và 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tổ chức về hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có tên đầy đủ là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đây là một loại giấy tờ được cấp cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm/dịch vụ về thực phẩm.

Mục đích của loại giấy chứng nhận thực phẩm này là nhằm chứng minh doanh nghiệp đó đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết về an toàn và vệ sinh thực phẩm. Đảm bảo thực phẩm khi đến tay người tiêu dùng là an toàn, không gây nguy hại tới sức khỏe.

Giấy chứng nhận VSATTP được cấp bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước. Bởi vậy, chứng chỉ an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được xem như sự kiểm duyệt của nhà nước đối với các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Lợi ích của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đóng một vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Những lợi ích to lớn mà loại giấy này có thể đem đến cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Thể hiện sự tuân thủ của doanh nghiệp với các quy định của pháp luật. Tránh trường hợp bị xử phạt do thiếu giấy chứng nhận VSATTP gây thiệt hại cả về danh tiếng lẫn lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Tạo được niềm tin cho khách hàng, cộng đồng về chất lượng và sự an toàn của các sản phẩm/dịch vụ thực phẩm do doanh nghiệp cung cấp. Từ đó gia tăng sức mua của sản phẩm cũng như tăng cơ hội trúng thầu, nhận thầu.
  • Góp phần vào phát triển một thị trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm phát triển bền vững cả về mặt lợi ích kinh tế lẫn về mặt lợi ích xã hội.
  • Giúp doanh nghiệp kiểm soát và duy trì ổn định, nhất quán về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hoặc để xin giấy chứng nhận lưu hành tự do hay xin giấy phép để thực hiện hoạt động quảng cáo cho thực phẩm.

Ngoài những lợi ích khi có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ở trên, còn rất nhiều những lợi ích nữa mà giấy chứng nhận này mang lại.

Dịch vụ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm của Thiên Di

Tư vấn cho khách hàng điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ;

Tiến hành soạn thảo hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Trao đổi, cập nhật thông tin cho khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục;

Nhận và trao lại cho khách hàng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chúng tôi tư vấn quy trình khép kín từ khi thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh, thay đổi giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký logo, thương hiệu, công bố chất lượng sản phẩm đến xin giấy phép quảng cáo thực phẩm.

Có thể bạn quan tâm:

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0981 317 075 - 0868 083 683

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com

Website: luatthiendi.com