Cấp giấy phép phân phối rượu ở Việt Nam khó hay dễ?

Cấp giấy phép phân phối rượu ở Việt Nam khó hay dễ?

Cấp giấy phép phân phối rượu ở Việt Nam khó hay dễ?

Theo báo cáo nghiên cứu của Tạp chí y khoa Lancet (Anh) được Forbes dẫn, cho thấy tỷ trọng tiêu thụ bia rượu trên toàn cầu đang có xu hướng tăng lên đều đặn, trong đó, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng tiêu thụ rượu lớn nhất thế giới, gần 90% kể từ năm 2010 đến nay.

Điều này làm cho thị trường kinh doanh đồ uống có cồn ở Việt Nam ngày càng được quan tâm và trở thành thị trường tiềm năng, mang lại lợi nhuận cao. Cho nên, ngày càng nhiều công ty được thành lập hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phân phối rượu. Nhưng kinh doanh rượu lại thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư 2014 và phải nhận được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, để tiến hành hoạt động phân phối rượu, doanh nghiệp cần lưu ý và phải đáp ứng các điều kiện về điều kiện phân phối rượu, đồng thời thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép phân phối rượu.

Tìm hiểu ngay: Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm

Vậy Giấy phép phân phối rượu là gì?

Giấy phép phân phối rượu là giấy chứng nhận cho phép hoạt động nhập khẩu rượu, mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước và thương nhân phân phối rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép để bán cho các thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép và cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu.

Điều kiện phân phối rượu cần đáp ứng theo quy định pháp luật là gì?

Thứ nhất, tổ chức thực hiện hoạt động phân phối rượu phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật[1].

Thứ hai, về ngành nghề đăng ký kinh doanh, theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, công ty có thể đăng ký mã ngành nghề 4633 – Bán buôn đồ uống.

Thứ ba, về văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài[2].

Thứ tư, về hệ thống phân phối rượu, doanh nghiệp phải có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu[3].

Thứ năm, về kho hàng hoặc hệ thống kho hàng, doanh nghiệp phải có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 150 m2 trở lên[4].

Thứ sáu, về đáp ứng điều kiện về an toàn thực phẩm, theo đó, rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định[5].

Thứ bảy, về điều kiện phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, theo đó, doanh nghiệp phải bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định[6].

Tuy nhiên, kể từ ngày 22/03/2020, ngày có hiệu lực của Nghị định số 17/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành, đã bãi bỏ quy định đáp ứng điều kiện về quyền sử dụng hợp pháp và diện tích sàn tối thiểu đối với kho hàng hoặc hệ thống kho hàng; về điều kiện an toàn thực phẩm; về hệ thống phân phối rượu và về điều kiện phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường như nêu trên.

Xem thêm: Tại sao phải công bố thực chất lượng sản phẩm chức năng

Do đó, kể từ ngày 22/03/2020, khi thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép phân phối rượu, doanh nghiệp cần lưu ý và nộp các tài liệu sau đây kèm theo Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu (theo mẫu):

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương; và
  • Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu: (i) bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài; hoặc (ii) bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu nếu nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước.

Bộ Công Thương sẽ là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép có thời hạn 05 năm[7]. Trước thời điểm hết hiệu lực của Giấy phép phân phối rượu, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục kinh doanh sản phẩm rượu này thì doanh nghiệp cần phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét cấp lại theo quy định pháp luật.

Theo đó, trong trường hợp doanh nghiệp trên thực tế có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phân phối rượu nhưng không đáp ứng điều kiện và không có xin cấp Giấy phép phân phối rượu/ không tiến hành gia hạn Giấy phép phân phối rượu theo quy định pháp luật, thì doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính với số tiền lên đến 40.000.000 đồng[8].

Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí. Chi tiết liên hệ: 0982020789 – Email: info@luatthiendi.com

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0982020789

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com

Website: luatthiendi.com