Đăng ký nhãn hiệu tại TRUNG QUỐC như thế nào?

Đăng ký nhãn hiệu tại TRUNG QUỐC như thế nào?

Đăng ký nhãn hiệu tại TRUNG QUỐC như thế nào?

Nghe đọc bài

Đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc là một quá trình quan trọng và phức tạp đối với các doanh nghiệp muốn bảo vệ thương hiệu của mình tại một trong những thị trường lớn nhất thế giới. Hồ sơ và quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường Trung Quốc như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.

1. Tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc

Với một thị trường lớn như Trung Quốc, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại đất nước tỷ dân này lại càng được đề cao. Minh chứng cho tính cấp thiết của việc đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc là sự dẫn đầu về số lượng xâm phạm nhãn hiệu ở quốc gia này so với các nước trên thế giới. Do đó, muốn phát triển kinh doanh, buôn bán, xuất khẩu hàng hóa tại Trung Quốc thương nhân cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc để tránh các phát sinh tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu tại thị trường này.

2. Làm thế nào để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Trung Quốc?

Hiện nay, việc Đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc có thể được thực hiện thông qua hai cách: nộp đơn đăng ký trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc hoặc chỉ định bảo hộ nhãn hiệu tại Trung Quốc thông qua Hệ thống Madrid.

Hệ thống Madrid là một hệ thống quốc tế về nhãn hiệu và chịu sự quản lý của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (viết tắt là WIPO). Theo nguyên tắc hoạt động của hệ thống này, Văn phòng quốc tế sẽ chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra tính phù hợp về hình thức của đơn đăng ký. Thẩm quyền xem xét nội dung đơn đăng ký (kiểm tra tính phù hợp với quy định pháp luật quốc gia về đăng ký nhãn hiệu) và cấp Văn bằng bảo hộ vẫn thuộc về Văn phòng Sở hữu Trí tuệ của Trung Quốc. Như vậy, trong trường hợp người nộp đơn mong muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nhiều quốc gia thì hệ thống Madrid sẽ là hệ thống mang lại hiệu quả về chi phí và thống nhất thủ tục.

Đối với trường hợp đăng ký bảo hộ trực tiếp tại Trung Quốc, tương tự như Việt Nam, việc nộp đơn bắt buộc được thực hiện thông qua một đơn vị cung cấp dịch vụ về đăng ký nhãn hiệu được thành lập theo quy định của pháp luật Trung Quốc. Như đã phân tích ở trên, thẩm quyền thẩm định nội dung của đơn đăng ký và quyết định cấp Văn bằng bảo hộ luôn thuộc về cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc. Do vậy, nếu chỉ có nhu cầu đăng ký bảo hộ tại một quốc gia, lựa chọn đăng ký trực tiếp tại Trung Quốc có thể giúp chủ đơn tiết kiệm thời gian, chi phí hơn so với việc đăng ký thông qua hệ thống Madrid.

đăng ký nhãn hiệu trung quốc

Xem thêm: Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu quốc tế?

3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc

Chủ đơn khi đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc cần phải cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết sau:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc (được chuẩn bị theo mẫu); Tại Trung Quốc, một tờ khai đơn đăng ký có thể chứa tối đa 3 nhóm hàng hóa, dịch vụ đi kèm nhãn hiệu.
  • Mẫu nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ (rõ nét) dự định đăng ký;
  • Danh mục chi tiết sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đi kèm nhãn hiệu;
  • Tài liệu xác nhận quyền ưu tiên (nếu có);
  • Chứng từ thu phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp;
  • Giấy ủy quyền có công chứng (trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua đại diện sở hữu trí tuệ);
  • Các tài liệu khác (nếu có).

Lưu ý: Ngôn ngữ thể hiện của hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:

  • Có thể là tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha nếu được nộp thông qua hệ thống Madrid;
  • Bắt buộc là tiếng Trung Quốc nếu nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký quốc gia Trung Quốc.

4. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc

Tải mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Trung Quốc: TẠI ĐÂY

5. Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc

Tiến trình đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc cụ thể như sau:

Bước 1: Lựa chọn mẫu nhãn hiệu và tra cứu nhãn hiệu

Việc lựa chọn mẫu nhãn hiệu, đặc biệt đối với các ký hiệu chữ là rất quan trọng tại Trung Quốc – một quốc gia sử dụng chữ tượng hình và các tiếng nước ngoài đều cần phiên âm, phiên dịch ra tiếng Trung khi đăng ký để tránh việc các chủ thể trong nước sử dụng bản dịch của các nhãn hiệu đó để làm nhãn hiệu cho mình. Do vậy, một trong những chiến lược thiết kế nhãn hiệu hiệu quả nhất đó là kết hợp bản dịch theo nghĩa đen và phiên âm để thể hiện trên mẫu nhãn hiệu khi đăng ký.

Sau khi thiết kế và phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu, chủ đơn nên tiến hành tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu để đảm bảo tính hiệu quả của thủ tục đăng ký. Tuy đây không phải thủ tục bắt buộc nhưng nếu không thực hiện, chủ đơn có thể gặp rủi ro bị từ chối bảo hộ đơn rất cao, gây tốn kém về mặt chi phí và tiền bạc cho người nộp đơn.

Trung Quốc hiện cũng sử dụng Bảng phân loại Nice phiên bản mới nhất để làm cơ sở phân loại khi đăng ký nhãn hiệu.

Lưu ý: Kết quả tra cứu chuyên sâu chỉ có tính tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng tại thời điểm tra cứu.

Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Chủ đơn nước ngoài không có nơi cư trú hoặc địa điểm kinh doanh tại Trung Quốc có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau:

  • Nộp đơn trực tiếp lên Cục Sở hữu trí tuệ quốc gia Trung Quốc (CNIPA) thông qua đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ hợp pháp tại quốc gia này hoặc
  • Nộp đơn thông qua hệ thống Madrid của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Nếu chọn cách này, đơn đăng ký nhãn hiệu cơ sở phải có nguồn gốc từ quốc gia thành viên của Nghị định thư hoặc Thỏa ước Madrid.

Bước 3: Thẩm định hình thức

Từ năm 2019, thời gia thẩm định hình thức đã được rút ngắn đi một nửa so với trước kia. Theo đó, trong vòng 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn, cơ quan đăng ký nhãn hiệu Trung Quốc sẽ ra Thông báo thẩm định hình thức (Thông báo này là Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, nếu như hồ sơ đăng ký nhãn hiệu không có sai sót nào về mặt hình thức);

Bước 4: Thẩm định nội dung và đăng công báo sở hữu công nghiệp

Đơn đăng ký sẽ được đăng trên công báo nhãn hiệu của CNIPA bằng tiếng Trung (https://cas.sbj.cnipa.gov.cn/) hoặc công bố trên công báo hàng tuần của WIPO nếu được nộp thông qua hệ thống Madrid.

Tuy nhiên thời gian đăng công báo có thể khác nhau giữa các hình thức nộp đơn. Đối với đơn đăng ký thông qua Madrid, đơn sẽ được công bố trước khi tiến hành thẩm định nội dung. Đối với đơn nộp theo hệ thống quốc gia, đơn sẽ không được công bố cho đến khi được phê duyệt sơ bộ là không vi phạm cơ sở tuyệt đối và tương đối khi thẩm định sơ bộ nhãn hiệu. Thời gian này sẽ dài hơn đáng kể.

Các phản đối của bên thứ ba được nộp trong vòng 3 tháng kể từ ngày đơn được đăng trên công báo của CNIPA hoặc 3 tháng kể từ ngày đầu tiên của tháng ngay sau tháng công bố của WIPO. Dựa trên đơn phản đối và các phúc đáp liên quan, trong vòng 12 – 18 tháng, CNIPA sẽ đưa ra quyết định chấp thuận, từ chối một phần hoặc từ chối toàn bộ đơn đăng ký nhãn hiệu.

Bước 5: Cấp văn bằng bảo hộ

Nếu không có phản đối được nộp trong thời hạn trên, hoặc phản đối bị bãi bỏ, CNIPA sẽ chính thức phê duyệt đơn đăng và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (bản điện tử).

Lưu ý:

Thời gian nói trên không bao gồm thời gian bổ sung các công văn giấy tờ thiếu xót (nếu có) và các khiếu nại trong quá trình nộp đơn (các công văn hay các đơn từ khiếu nại phải có xác nhận của cơ quan đăng ký nhãn hiệu Trung Quốc xác nhận).

Ngoài ra thời gian có thể có thời gian còn phụ thuộc tiến trình thẩm định của cơ quan đăng ký nhãn hiệu Trung Quốc, và thời gian để người nộp đơn sửa chữa, bổ sung những thiếu sót về mặt hình thức của đơn đăng ký hoặc có công văn khiếu nại đối với Thông báo thẩm định nội dung không hợp lý của cơ quan đăng ký nhãn hiệu Trung Quốc.

Như vậy, theo luật mới ban hành, thời gian trung bình cho việc xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc là khoảng 12-16 tháng (chưa bao gồm thời gian dành cho các thủ tục sử đổi, phúc đáp phản đối phát sinh trong quá trình xử lý đơn). Thời gian này được đánh giá là khá nhanh so với nhiều nước, đáp ứng tốt nhu cầu đăng ký nhãn hiệu lớn tại nước này.

6. Hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm kể từ ngày đơn đăng ký được chấp thuận. Việc gia hạn có thể được thực hiện trong vòng 06 tháng trước ngày hết hiệu lực cho đến hết thời hạn ân hạn không muộn hơn 6 tháng kể từ ngày hết hiệu lực

Lưu ý: Sau khi Văn bằng bảo hộ có hiệu lực, nếu trong vòng 03 năm liên tục mà chủ đơn không có hoạt động sử dụng nhãn hiệu, Văn bằng bảo hộ sẽ bị thu hồi.

7. Một số dấu hiệu loại trừ không được bảo hộ nhãn hiệu tại Trung Quốc

Trung Quốc từ chối nhãn hiệu xin đăng ký chứa dấu hiệu liên quan đến vũ trụ ảo, tiền ảo, tiền điện tử. Đồng thời, từ chối sản phẩm xin đăng ký liên quan đến Metaverse, Non-fungible Token (NFT), Cryptocurrencies, Tokens, Virtual Currencies.

Trung Quốc từ chối nhãn hiệu xin đăng ký đối với dịch vụ bán buôn, bán lẻ (trừ dịch vụ bán buôn, bán lẻ dược phẩm cho người, thuốc thú ý và chế phẩm vệ sinh thuộc phân nhóm phụ subclass 3509.

Trung Quốc từ chối nhãn hiệu liên quan đến dịch vụ chiêm tinh, tử vi, bói toán và tư vấn tâm linh vì không coi đây là một dịch vụ kinh doanh trên thị trường.

Trung Quốc từ chối nhãn hiệu xin đăng ký chứa tên địa danh nước ngoài được biết tới rộng rãi bởi công chúng Trung Quốc.

Trung Quốc thường từ chối bảo hộ nhãn hiệu 3 chiều (nhãn hiệu hình dạng) nếu nó có tính chức năng, cụ thể nó chỉ gồm hình dạng xuất phát từ bản chất của sản phẩm, hoặc hình dạng mà nhất thiết phải có để đạt mục tiêu kỹ thuật, hoặc hình dạng đem lại cho sản phẩm giá trị lớn, tức hình dạng mang tính chất mô tả công dụng, hình thức của sản phẩm.

Trung Quốc từ chối nhãn hiệu xin đăng ký do chứa yếu tố gây hiểu sai lệch hoặc lừa dối người tiêu dùng nếu dấu hiệu mô tả có mặt trong nhãn hiệu không được dùng cho sản phẩm có liên quan đến dấu hiệu mô tả đó: từ chối toàn bộ do nhãn hiệu chỉ gồm chỉ dẫn tham chiếu trực tiếp đến chức năng của sản phẩm trong khi nhãn hiệu chứa từ “tea fusion” có khả năng gây hiểu nhầm cho người tiêu dung, trùng với tên quốc gia, quốc kỳ của các nước trên thế giới.

Trung Quốc từ chối nhãn hiệu xin đăng ký được cấu thành bởi một hoặc hai chữ cái ghép với một hoặc hai chữ số chỉ được thể hiện ở hình thức đơn giản không có khả năng phân biệt;

8. Lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc

Đối với lệ phí đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn đăng ký trực tiếp tại Trung Quốc sẽ phải chịu một số khoản phí cơ bản gồm:

– Lệ phí Nhà nước: Về thông tin lệ phí chi tiết, người nộp đơn có thể tham khảo thông tin tại trang web do Cục quản lý sở hữu trí tuệ quốc gia Trung Quốc công bố.

– Các khoản phí dịch vụ: Người nộp đơn là người nước ngoài bắt buộc phải thuê một đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Trung Quốc (đại diện sở hữu công nghiệp) nên sẽ phải chịu thêm chi phí dịch vụ này. Khoản phí này có thể có sự chênh lệch tùy thuộc vào đơn vị dịch vụ mà người nộp đơn lựa chọn.

Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu tại THÁI LAN như thế nào?

Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu tại SINGAPORE như thế nào?

9. Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Trung Quốc

Thiên Di là đối tác đáng tin cậy trong lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam và cả thị trường quốc tế.Chúng tôi là đại diện sở hữu trí tuệ đã được cấp chứng chỉ đại diện thể hiện sự chuyên nghiệp và tiêu chuẩn cao trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trung quốc

Chúng tôi không chỉ là đơn vị hỗ trợ pháp lý mà còn là đối tác đồng hành, mang lại giá trị lâu dài cho doanh nghiệp của bạn. Đội ngũ chuyên gia pháp lý của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết về quy trình đăng ký nhãn hiệu, giúp bạn hiểu rõ về lợi ích và cam kết chất lượng dịch vụ. Với mối quan hệ lâu bền cơ quan quản lý, chúng tôi cam kết giảm thiểu thời gian xử lý hồ sơ và đảm bảo ổn định trong quá trình triển khai thủ tục bảo hộ, giúp sản phẩm của bạn thiết lập cơ sở pháp lý vững chắc để phát huy giá trị khi thương mại hóa trên thị trường tiêu thụ. Nhãn hiệu đăng ký tại thị trường quốc tế, trong đó có Trung Quốc sẽ giúp doanh nghiệp Việt bảo vệ thương hiệu khi kinh doanh thương mại tại nước ngoài, mang lại lợi ích thiết thực trong hoặc động sản xuất kinh doanh.

Thiên Di sẽ giúp khách hàng:

  • Thực hiện việc tra cứu và thông báo cho quý khách hàng bằng văn bản kết quả tra cứu nhãn hiệu tại Trung Quốc;
  • Soạn thảo hồ sơ và thay mặt chủ sở hữu nhãn hiệu trực tiếp nộp và theo dõi tình trạng hồ sơ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc;
  • Thông báo, tư vấn và xử lý các thiếu sót/từ chối của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) trong quá trình theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc;
  • Hỗ trợ theo dõi, đại diện giải quyết các phản đối và phản hồi với đại diện sở hữu trí tuệ thực hiện thủ tục tại Trung Quốc.
  • Nhận các công văn, Giấy chứng nhận và bàn giao cho khách hàng (nếu có).

Quý khách có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc, vui lòng liên hệ đến Thiên Di để được hỗ trợ hiệu quả nhất.

10. Thông tin liên hệ

Địa chỉ: Số 36 Đường A4, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Điện thoại: 028.6293 9377 - 098 2020789

Email: info@luatthiendi.com

Website: luatthiendi.com