Những Ai phải xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những loại giấy phép quan trọng và bắt buộc đối với hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Dưới đây là toàn bộ thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

I. Ai phải xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Theo Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ một số trường hợp sau:

- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

- Sơ chế nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

- Nhà hàng trong khách sạn;

- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

- Kinh doanh thức ăn đường phố.

- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn ( HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

 

XEM THÊM: Thủ tục, hồ sơ công bố mỹ phẩm năm 2021

II. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Hồ sơ xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

* Thành phần hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010, hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

2. Trình tự cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 1: Nộp hồ sơ

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư 43/2018/TT-BCT, nơi nộp hồ sơ được quy định như sau:

* Nộp hồ sơ tại Ban quản lý ATTP

Tìm hiểu ngay: Đối tượng nào phải có giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm?

3. Những trường hợp sau đây nộp hồ sơ tại Bộ Công Thương, cụ thể:

- Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:

+ Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

+ Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

+ Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

+ Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

+ Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;

+ Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;

+ Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên.

- Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm (trừ chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật); cơ sở bán buôn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

* Nộp tại Sở Công Thương hoặc Bộ phận một cửa theo quy định của UBND cấp tỉnh:

- Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế thấp hơn;

- Cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Khi nộp hồ sơ bộ phận tiếp nhận sẽ ghi vào sổ và đưa phiếu tiếp nhận hồ sơ (trong đó ghi rõ ngày hẹn trả kết quả hồ sơ).

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bước 3: Trả kết quả

Trong thời hạn 15 ngày từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cơ quan nhà nước phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, thời hạn thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là 15 ngày làm việc. Thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận là 03 năm.

III. Dịch vụ của Thiên Di:

”Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.”

- Gồm các chuyên gia, các nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm.

- Luôn được cập nhật các quy định/quy chế mới, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.

- Có khả năng chịu áp lực công việc cao.

- Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.

- Luôn trau dồi bản thân, chuyên môn hướng tới sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Xem thêm dịch vụ đăng ký lưu hành thực phẩm chức năng TẠI ĐÂY

IV. Đội ngũ nhân sự

Tiềm lực nhân sự là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Do đó, Thiên Di luôn chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nghiêm túc và luôn thân thiện với khách hàng – đó là kim chỉ nam cho sự thành công của chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Thiên Di cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký bảo hộ logo, đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp,...tại Việt Nam, Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ này trên hầu hết các tỉnh thành trong cả Nước, hoàn tất hồ sơ, thủ tục đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà Nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.

Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí. Chi tiết liên hệ: 0982020789 – Email: info@luatthiendi.com

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0982020789

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com

Website: luatthiendi.com