Những câu hỏi thường gặp trong quá trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền, logo

Những câu hỏi thường gặp trong quá trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền, logo

Những câu hỏi thường gặp trong quá trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền, logo

1. Đăng ký thương hiệu là gì?

Đăng ký thương hiệu là thủ tục hành chính do cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu thương hiệu tiến hành nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ, đơn đăng ký thương hiệu sẽ qua các bước thẩm định (i) hình thức (ii) công bố đơn (iii) thẩm định nội dung (iv) cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu

Việc đăng ký thương hiệu là một việc làm quan trọng và cấp bách với chủ sở hữu để có thể bảo hộ độc quyền thương hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi sẽ nêu 1 số lý do tại sao khách hàng cần tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu.

– Đăng ký thương hiệu để chứng minh được quyền sở hữu của chủ sở hữu với bên khác;

– Quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu chỉ phát sinh khi thương hiệu đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký;

– Được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký;

– Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu đã đăng ký;

– Tạo lợi thế cạnh tranh và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với sản phẩm mang thương hiệu của người khác;

– Khi thương hiệu trở lên nổi tiếng, chủ sở hữu có thể cho phép bên khác sử dụng hoặc chuyển nhượng thương hiệu, từ đó sẽ thu được 1 khoản lợi nhuận;

2. Những ai được đăng ký nhãn hiệu độc quyền?

- Tại điều 789 luật dân sự được cụ thể như sau:

  • Cá nhân, pháp nhân những chủ thể khác tiền hành hoạt động sản xuất, dịch vụ hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản phẩm, dịch vụ do chính họ sản xuất hoặc sẽ sản xuất.
  • Cá nhân, pháp nhân hay các chủ thể khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, hàng hóa cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường, nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm tương ứng và không phải đổi việc nộp đơn nói trên.
  • Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ thuộc về cá nhân, pháp nhân đại diện cho cá nhân, pháp nhân.
  • Quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đã nộp, có thể được chuyển giao như đối với sáng chế giải pháp hữu ích hay kiểu dáng công nghiệp.

XEM THÊM: Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền - Bảo vệ tài sản vô hình của bạn

3. Đăng kí bảo hộ nhãn hiệu độc quyền ở đâu

Người đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, logo độc quyền có thể đến tại những địa chỉ sau để đăng ký văn bằng như :

Tại Hà Nội: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam có trụ sở tại 384-386 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, Hà Nội.

Tại Đà Nẵng: 135 Minh Mạng, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Tại Tp HCM: 17-19 Đường Tôn Thất Tùng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Hồ Chí Minh

Hoặc để tránh phiền phức và nộp hồ sơ không đúng quy cách, làm cho việc đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu chậm trễ thì quý khách có thể thông qua các tổ chức, văn phòng luật sư được cấp phép hoạt động đại diện nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền là gì?

4.1. Mẫu nhãn hiệu :

  • Người đăng ký nhãn hiệu cần chuẩn bị 10 mẫu nhãn hiệu thể hiện nhiều dạng của nhãn hiệu như: mẫu trắng đen, mẫu có màu, mẫu chỉ ở dạng chữ, mẫu chỉ có hình, mẫu kết hợp cả 2…
  • Mẫu nhãn hiệu in theo quy cách kích thước không được dài hơn 8cm và không nhỏ hơn 2cm.

4.2. Tờ khai

Tờ khai là tài liệu không thể thiếu trong bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nội dung của tờ khai bao gồm:

– Thông tin chủ đơn và đại diện của chủ đơn

– Thống kê các chi phí nộp đơn

– Thống kê các tài liệu có trong đơn

– Danh mục phân nhóm các hàng hóa hay dịch vụ mang nhãn hiệu

– Tài liệu khác, nếu có.

4.3. Một số tài liệu khác

Các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có thể phải có như sau:

– Giấy ủy quyền cần khi người đăng ký nhãn hiệu nhờ một đơn vị thứ 3 làm thủ tục đăng ký

– Tài liệu ưu tiên khi muôn nhận quyền ưu tiên xét duyệt hồ sơ.

– Tài liệu xác nhận được sử dụng các dấu hiệu đặc biệt

– Tài liệu xác nhận quyền được đăng ký nhãn hiệu

– Tài liệu xác nhận quyền thụ hưởng đăng ký từ người khác

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu chứng nhận

– Chứng từ nộp lệ phí.

5. Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, logo có cần tra cứu trước không?

Tra cứu thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền nâng cao: được thực hiện bởi các chuyên viên có kinh nghiệm chuyên môn cao sẽ đảm bảo kết quả chính xác cao. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Thiên Di, Ngoài việc được tra cứu nhãn hiệu miễn phí thì các chuyên viên của chúng tôi sẽ thẩm định, kiểm tra sự trùng lặp, dễ gây nhầm lẫn để hướng dẫn khách hàng điều chỉnh lại cho hợp quy cách.

6. Thời hạn có hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu đọc quyền là bao lâu?

Thời hạn có hiệu lực của văn bằng là 10 năm kể từ ngày cấp, và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp không giới hạn số lần.

Trong vòng 6 tháng trước ngày văn bằng chứng nhận nhãn hiệu độc quyền hết hiệu lực thì chủ sở hữu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và đóng lệ phí theo quy định của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

7. Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền 

Bước 1: Lựa chọn và phân nhóm khi đăng ký thương hiệu độc quyền

Việc lựa chọn mẫu thương hiệu và phân nhóm thương hiệu đăng ký sẽ giúp khách hàng xác định được phạm vi quyền của thương hiệu, việc này còn là căn cứ để tính phí đăng ký thương hiệu độc quyền.

Bước 2: Tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký

Mục đích của việc tra cứu nhãn hiệu là căn cứ để xác định khả năng đăng ký của thương hiệu, việc tra cứu là không bắt buộc nhưng lại quan trọng đối với chủ sở hữu để chắc chắn khả năng đăng ký của thương hiệu.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền

Hồ sơ đăng ký sẽ được chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền tiến hành chuẩn bị, chi tiết hồ sơ đăng ký đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết này, quý khách có thể tham khảo.

Bước 4: Nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ

Hồ sơ đăng ký thương hiệu sẽ được nộp tại Cục SHTT bằng hình thức nộp trực tiếp, nộp qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến trên cổng thông tin của Cục SHTT.

Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu

Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ, trước khi ra quyết định đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu. Trường hợp đơn đăng ký đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo yêu cầu chủ đơn nộp phí cấp văn bằng, trường hợp ngược lại sẽ ra thông báo nêu rõ lý do từ chối.

Xem thêm: ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ

8. Chi phí đăng ký thương hiệu bao nhiêu tiền?

 Đăng ký thương hiệu bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khi tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu như (i) số lượng thương hiệu mà khách hàng muốn nộp đơn đăng ký (ii) nhóm sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu muốn độc quyền (iii) Tiến hành thủ tục đăng ký nhanh (xin thẩm định nhanh) hay làm bình thường theo quy định và thực tế.

So với chi phí của thủ tục hành chính khác, phí đăng ký thương hiệu có đặc thù riêng. Do đó, trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra mức phí tổi thiểu để nộp đơn đăng ký cho 1 nhãn hiệu/02 nhóm sản phẩm/dịch vụ

Ví dụ: Khách hàng nộp 1 thương hiệu sẽ tương ứng với 1 đơn đăng ký

Ví dụ: Thương hiệu ABC chỉ nộp đơn đăng ký để gắn lên 1 sản phầm trà sữa (1 nhóm) nhưng nhãn hiệu CDX lại nộp đơn đăng ký cho nhóm trà sữa và kinh doanh khách sạn (2 nhóm);

Chúng tôi sẽ liệt kê các khoản chi phí đăng ký thương hiệu cho quý khách hàng tham khảo.

Lệ phí đăng ký thương hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ

Chi phí nhà nước cho việc đăng ký thương hiệu được tính như sau:

a. Chi phí cho việc tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu: Mục đích của việc tra cứu thương hiệu để giúp chúng ta đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu trước khi quyết định nộp đơn đăng ký (kết quả tra cứu sẽ cho ta thấy trước thời điểm ta nộp đơn đăng ký đã có ai đăng ký thương hiệu mà chúng ta muốn đăng ký hay chưa?)

Lưu ý: Chi phí chính thức cho việc tra cứu thương hiệu áp dụng theo nhóm sản phẩm/dịch vụ bao gồm tối thiểu 01 nhóm/01 nhãn hiệu là: 500.000 VND (Năm trăm nghìn đồng), đối với mỗi nhóm tăng thêm chi phí cho từng nhóm tăng thêm là 500.000 VND (Năm trăm nghìn đồng)

b. Chi phí nộp đơn đăng ký thương hiệu: Chi phí nộp đơn cho 01 nhóm/01 thương hiệu là: 1.000.000 VND (Một triệu đồng)

c. Chi phí cấp văn bằng bảo hộ cho việc Đăng ký thương hiệu cho 01 nhóm/01 thương hiệu: 360.000 VND (ba trăm sáu mươi nghìn đồng)

Như vậy, Tổng chi phí chính thức cho việc đăng ký nộp đơn đăng ký thương hiệu sẽ là 1.860.000 VND (một triệu tám trăm sáu mươi nghìn đồng)

Phí dịch vụ cho việc đăng ký thương hiệu

Chi phí dịch vụ cho việc Đăng ký thương hiệu phụ thuộc vào từng công ty dịch vụ dựa trên yêu cầu công việc và yêu cầu của khách hàng, sơ bộ chúng tôi báo phí như sau:

– Phí tra cứu: 400.000 VND

– Phí nộp đơn đăng ký tại Cục SHTT: 1.300.000 VND

– Phí cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền: Miễn phí dịch vụ

Để có thể biết thêm hoặc tính phí đăng ký chính xác nhất, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

9. Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu, logo 

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.

Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm: Ví dụ nhập chữ VINFAST (đối với nhãn hiệu chữ).

Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).

Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12) và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: Xe ô tô).

Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.

Chi tiết cách tra cứu nhãn hiệu (Ảnh minh họa)

Kết quả sẽ được trả về để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không.

Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức này chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả chỉ chính xác được từ 50% do dữ liệu trực tuyến nêu trên sẽ không được áp dụng đầy đủ theo thời gian nộp đơn.

XEM THÊM: Lệ phí đăng ký nhãn hiệu cần phải nộp

 Đăng ký bản quyền tác giả mới nhất năm 2021

10. Các tài liệu chứng minh tư cách người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

  • Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
  • Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
  • Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (giấy chứng nhận quyền thừa kế, giấy chứng nhận hoặc văn bản thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động);
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, có thể là xác nhận của cơ quan nhận đơn đối với bản sao đơn đầu tiên; giấy chứng nhận quyền ưu tiên nếu quyền đó được hưởng thụ từ người khác).

Thiên Di cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu sản phẩmdịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyềnđăng ký bảo hộ logo thương hiệu độc quyềnđăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu,...tại Việt Nam, Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ này trên hầu hết các tỉnh thành trong cả Nước, hoàn tất hồ sơ, thủ tục đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà Nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.

Đăng ký mã số mã vạch

Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch tại Thiên Di

Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí. Chi tiết liên hệ: 0982020789 – Email: info@luatthiendi.com

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0982020789

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com

Website: luatthiendi.com