Quy định về khám sức khỏe và tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm

Quy định về khám sức khỏe và tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm

Quy định về khám sức khỏe và tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm

Hiện nay, tình trạng ngộ độc thực phẩm ngày càng có tăng cao do những người chủ sản xuất và những người trực tiếp với thực phẩm chưa nắm được các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Vì vậy, đối với những người tiếp xúc với thực phẩm mà được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm là vô cùng cần thiết và hết sức quan trọng để giảm thiểu mức thấp nhất các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong phạm vi bài viết này thì Thiên Di sẽ làm rõ các quy định về khám sức khỏe và tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm. Quy định về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm tại cửa hàng.

1. Quy định về khám sức khỏe về an toàn vệ sinh thực phẩm

Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm hiện hành thì có quy định đối với những người sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đủ sức khỏe để có thể tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Hiện nay, trong các chính sách của nhà nước thì cũng có những quy định về vấn đề khám sức khỏe cho người lao động. Đối với trường hợp khám sức khỏe theo bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành: khám theo nội dung ghi trong Giấy khám sức khỏe quy định tại mẫu giấy khám sức khỏe của chuyên ngành đó. Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu: khám theo nội dung mà đối tượng khám sức khỏe yêu cầu.

2. Quy định về tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những yếu tố bắt buộc khi cá nhân, tổ chức tiến hành sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh khi đáp ứng được các điều kiện với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật an toàn thực phẩm năm 2010.

Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm hiện hành thì những cá nhân, tổ chức muốn sản xuất, kinh doanh thực phẩm nếu không thuộc trường hợp phải cấp giấy chứng nhận cơ sở dữ liệu đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cơ sở đó phải có giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định.

Việc tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giúp chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trang bị các kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Giúp các cá nhân, tổ chức tìm hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và các văn bản có liên quan, tránh vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.

Giúp chủ cơ sở và những người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm từ lúc sản xuất như trong khâu nguyên liệu đến khi tiêu thụ, lưu thông sản phẩm ra thị trường.

Giúp trang bị như rửa tay, che đậy, bao gói thực phẩm, bảo quản và trang bị thực phẩm, góp phần giảm thiểu về tình trạng ô nhiễm thực phẩm và ngộ độc thực phẩm.

Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3. Quy định về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm tại cửa hàng

Khi sản xuất kinh doanh thực phẩm thì các cơ sở phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây:

+ Các cơ sở có sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì đảm bảo có khoảng cách an toàn đối với các nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm.

+ Các cơ sở phải đảm bảo có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.

+ Các cơ sở phải đảm bảo các trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm theo pháp luật.

+ Các cơ sở phải sử dụng nguyên liệu bảo đảm an toàn thực phẩm, không có hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm không gây hại cho sức khỏe.

+ Tuân thủ các quy định về khám sức khỏe, kiến thức tập huấn và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

+ Thu gom các nguyên liệu thừa khi kinh doanh, sản xuất thực phẩm, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Chỉ kinh doanh những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ và duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán theo quy định của pháp luật. Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng.

+ Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;

+ Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm, đạt vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.

+ Bố trí các trang thiết bị có ủng hoặc giày, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm;

+ Bảo đảm che đậy thực phẩm để không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hóa chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, tránh vi khuẩn gây hại cho thực phẩm.

Công ty Thiên Di đã cung cấp dịch vụ xin giấy phép trọn gói các ngành trên hầu hết các tỉnh thành trên cả nước với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và tận tâm đã giúp cho hơn 1.000 doanh nghiệp có giấy phép xâm nhập và phát triển thị trường nhanh chóng.

Nếu như doanh nghiệp còn thắc mắc, không hiểu các vấn đề liên quan đến từ hồ sơ, quy trình, chi phí… hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau: hotline 0981 317 075 - 0868 083 683- 028.6293 9377 hoặc để lại thông tin tại website của Thiên Di.