Thực phẩm chức năng là gì? Hiểu đúng về thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là gì? Hiểu đúng về thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là gì? Hiểu đúng về thực phẩm chức năng

Hiện nay, nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng ngày càng cao. Trước khi quyết định có nên bổ sung hay không, bạn cần biết rõ thực phẩm chức năng là gì? Chúng có thực sự tốt cho sức khỏe hay không?

 Tại Nhật, thực phẩm chức năng lần đầu tiên được định nghĩa như các loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe bởi các chất dinh dưỡng truyền thống từ thiên nhiên hoặc các hoạt chất sinh học. Sau đó, thực phẩm chức năng mới dần xuất hiện khắp nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, định nghĩa về thực phẩm chức năng có đôi chút thay đổi tại từng quốc gia khác nhau. Ở Việt nam từ năm 1990-1991, Viện Dinh dưỡng định nghĩa rằng: Thực phẩm chức năng là thực phẩm có chứa các hoạt tính sinh học cần thiết cho sức khỏe bao gồm: thực phẩm chế biến cải tiến từ các loại thảo dược, thực phẩm truyền thống, cùng các thành phần dinh dưỡng hoặc không chứa dinh dưỡng khác nhưng có vai trò quan trọng, đặc biệt đối với sức khỏe con người.

Không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam, thị trường tiêu dùng thực phẩm chức năng đã và đang tăng trưởng đột biến. Người tiêu dùng mua và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: Thực phẩm chức năng để giảm cân, làm đẹp tóc, chăm sóc sức khỏe bên trong, giúp trẻ hóa làn da, sức khỏe sinh lý nam, nữ…

Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm chức năng nào cũng phù hợp với cơ thể bạn. Dưới đây là những điều bạn cần biết “nằm lòng” trước khi quyết định nên dùng các sản phẩm, thực phẩm chức năng hay không.

1. Thực phẩm chức năng là gì?

Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng: Thực phẩm chức năng (hay còn gọi là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ) là một loại thực phẩm được nhà sản xuất phát triển và chế biến từ các loại dược liệu, thực vật hay động vật ăn được có trong tự nhiên mà trong đó các nguồn nguyên liệu thực phẩm này chứa những chất giúp bổ sung và cải thiện khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Sở dĩ nó có tên gọi là thực phẩm chức năng (hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe) là bởi đây đều là những loại thực phẩm có thể ăn được và không gây hại hay có tác dụng phụ đáng ghi nhận nào cho cơ thể người, đây cũng là lý do vì sao mà các nhà sản xuất luôn chú thích rõ trên vỏ các loại sản phẩm dòng chữ: “Đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” để tránh người sử dụng các loại thực phẩm chức năng này hiểu lầm rằng việc sử dụng các loại thực phẩm này có thể thay thế được thuốc.

(Thuốc hay dược phẩm là một hoặc nhiều hợp chất hóa học khác nhau dùng để chữa, điều trị hoặc phòng ngừa bệnh mà những hợp chất trong thuốc có công dụng đã được thử nghiệm để đạt được độ an toàn rất cao khi sử dụng trên cơ thể người. Thuốc thường được chia thành liều lượng hoặc theo toa để người sử dụng có thể dễ dàng sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ)

Ngoài những loại thực phẩm chức năng được phân thành liều lượng mà Bộ Y Tế đã quy định có tên gọi khác đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, những loại thực phẩm “đặc biệt” này có thể được nhà sản xuất điều chế thành nhiều dạng khác nhau từ viên nén, cốm vị thuốc, dược liệu đã được sắc, chiết xuất hoặc thậm chí còn là thức uống để giúp mọi người sử dụng nhanh chóng và tiện dụng nhất.

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về Thực phẩm chức năng.Để thống nhất, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam đề xuất định nghĩa như sau: Thực phẩm chức năng là thực phẩm (hay sản phẩm) có tác dụng hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cường) chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật.

Nói một cách chính xác, thực phẩm nào cũng có hương vị và giá trị dinh dưỡng. Chúng có thể chứa các khoáng chất mang đến lợi ích sinh lý cho cơ thể con người như: protein, carbohydrate, vitamin,… Cho đến thập niên 1980 của thế kỷ 20, chính phủ Nhật Bản đã ban hành quy định và hệ thống quản lý các loại thực phẩm có lợi ích đặc biệt đối với sức khỏe con người. Họ gọi những thực phẩm này là Thực phẩm tốt cho sức khỏe được chỉ định (Food for Specified Health Uses). Thuật ngữ thực phẩm chức năng lần đầu tiên ra đời.

Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng: Thực phẩm chức năng là các loại thực phẩm bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn để cải thiện sức khỏe, vẻ đẹp từ bên trong, đồng thời làm giảm nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe do thiếu chất như: loãng xương, viêm khớp, các bệnh da liễu, trí não…

Tìm hiểu thêm: Công bố thực phẩm là gì? Tại sao phải chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Định nghĩa của Bộ Y tế Nhật Bản:

Thực phẩm tốt cho sức khỏe được chỉ định (FOSHU) là các loại thực phẩm có chứa thành phần tốt cho sức khỏe và chính thức được thừa nhận là có tác động sinh lý trên cơ thể con người.

Định nghĩa của Bộ Nông nghiệp Canada:

Thực phẩm chức năng là thực phẩm tăng cường các chất có hoạt tính sinh học có tác dụng tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như sữa chua men probiotic, hoặc bánh mì và mì ống với đậu Hà Lan.

Mỹ không có định nghĩa về thực phẩm chức năng

Tuy nhiên, một số tổ chức đã đề xuất định nghĩa cho loại thực phẩm này.

  • Năm 1994, Ban Thực phẩm và Dinh dưỡng của Học viện Khoa học quốc gia Hoa Kỳ đã định nghĩa thực phẩm chức năng là “bất kỳ thực phẩm đã chế biến hoặc thành phần của thực phẩm mang lại lợi ích cho sức khỏe vượt quá các chất dinh dưỡng truyền thống mà nó chứa”.
  • Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (năm 1999) định nghĩa là “loại thực phẩm hay bất kỳ thành phần nào của thực phẩm mà ngoài thành phần dinh dưỡng truyền thống còn có thể cung cấp các lợi ích sức khỏe”.
  • Viện hàn lâm khoa học Hoa Kỳ định nghĩa TPCN là “những thực phẩm mà nồng độ các thành phần cấu thành đã được tập trung biến đổi cho ra những lợi ích có từ bản chất tự nhiên của thực phẩm”.
  • Hội đồng khoa học và sức khỏe Hoa Kỳ cho rằng “thực phẩm chức năng là thực phẩm mà chúng có thể mang lại một lợi ích sức khỏe do có sự hiện diện của một thành phần có tác động tích cực về mặt sinh lý học”.
  • Viện Khoa học & đời sống Quốc tế định nghĩa là “các loại thực phẩm có thành phần hoạt tính sinh lý, mang lại lợi ích cho sức khỏe ngoài dinh dưỡng cơ bản”.

Định nghĩa của Liên minh Châu Âu (EU)

Ủy ban hành động về TPCN Châu Âu (FUFOSE) đã đề xuất khái niệm về thực phẩm chức năng như sau: “Một thực phẩm có ảnh hưởng tốt đến một hoặc nhiều chức năng trong cơ thể vượt qua giá trị dinh dưỡng cơ bản giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh. Nó không phải là một viên thuốc, viên nang hoặc bất kỳ hình thức bổ sung chế độ ăn uống nào”.

Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam định nghĩa:

Thực phẩm chức năng (Functional Food) là sản phẩm hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ và tác hại bệnh tật.

Như vậy, có thể hiểu TPCN đúng như tên gọi của nó: là một dạng thực phẩm, thức ăn bổ sung, có tác dụng bồi bổ, bù đắp các chất mà trong cơ thể chúng ta bị thiếu, để giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.

 Ví dụ về Thực phẩm chức năng

Ngoài ra, Thực phẩm chức năng (TPCN) cũng được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau:

  • Các nước Tây Âu gọi là “thực phẩm – thuốc” (alicaments) hoặc dược phẩm dinh dưỡng (nutraceutics), thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (food supplement);
  • Trung Quốc gọi là “thực phẩm bổ dưỡng bảo vệ sức khỏe”;
  • Việt Nam gọi là “thực phẩm đặc biệt”.

Các dạng bổ sung của thực phẩm chức năng là gì?

Bạn có thể bổ sung thực phẩm chức năng qua 4 dạng phổ biến: dạng thuốc viên nén, viên nang, dạng bột, dạng nước (chất lỏng).

Thành phần trong thực phẩm chức năng là gì?

Thông thường, trong các loại thực phẩm chức năng, chúng có chứa các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, chất xơ, axit amin, thảo mộc, thực vật hoặc enzyme.

Đôi khi, các chất này còn được thêm vào thực phẩm, đồ uống hằng ngày

Xem thêm: Thành phần hồ sơ trong công bố thực phẩm chức năng

2. Có nên bổ sung thực phẩm chức năng không?

Để bổ sung đầy đủ chất 4 nhóm dinh dưỡng chính của cơ thể bao gồm: protein, lipid, carbohydrate cùng nhóm vitamin và khoáng chất, thì cách tốt nhất, bạn nên bổ sung chúng qua đường ăn uống, tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, tùy theo cơ địa, độ tuổi, hoặc bệnh lý mà một số người không có đủ vitamin và khoáng chất từ chế độ ăn uống hằng ngày. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu hoặc cơ thể không tự sản sinh được bằng thực phẩm chức năng chính là lựa chọn hợp lý.

**Lưu ý:

Dù không phải là thuốc chữa bệnh hay sản phẩm thuốc thay thế, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung một loại thực phẩm chức năng nào đó. Bởi một số chất bổ sung có thể phản tác dụng, tương tác với các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

Thực phẩm chức năng có mấy loại?

Thực phẩm chức năng được chia làm hai loại: Thực phẩm thông thường và thực phẩm tăng cường.

  • Thực phẩm thông thường cung cấp các thành phần hoàn toàn tự nhiên, cung cấp những chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất béo có lợi cho tim.
  • Trong khi đó, thực phẩm tăng cường được bổ sung thêm một số thành phần, ví dụ như vitamin, khoáng chất, chế phẩm sinh học, hoặc chất xơ, để tăng cường thêm lợi ích về sức khỏe của món ăn đó.

Dưới đây là một số ví dụ về thực phẩm chức năng thông thường:

  • Trái cây: Quả mọng, kiwi, lê, đào, táo, cam, chuối
  • Rau: Bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, rau bina, bí xanh
  • Các loại hạt: Hạnh nhân, hạt điều, hạt macadamia
  • Hạt giống: Hạt chia, hạt lanh, hạt gai dầu, hạt bí ngô
  • Các loại đậu: Đậu đen, đậu xanh, đậu hải quân, đậu lăng
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, lúa mạch, kiều mạch, gạo nâu
  • Hải sản: Cá hồi, cá mòi, cá cơm, cá thu, cá tuyết
  • Thực phẩm lên men: Kimchi, dưa cải bắp
  • Các loại thảo mộc và gia vị: Nghệ, quế, gừng
  • Đồ uống: Cà phê, trà xanh, trà đen

Một số ví dụ về thực phẩm chức năng tăng cường: Bao gồm nước trái cây tăng cường, các sản phẩm từ sữa tăng cường, sữa hạt tăng cường như hạnh nhân, hạt điều. các loại ngũ cốc tăng cường.

 3. Thực phẩm chức năng đặc biệt cần thiết cho người trên 50 tuổi

Thực tế bạn có thể bổ sung thực phẩm chức năng ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, với những người từ 50 tuổi trở đi có thể cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất từ bên ngoài hơn người trẻ tuổi.

Bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng có thể cho bạn biết cần phải bổ sung một hoặc nhiều chất bằng thực phẩm chức năng.

Dưới đây là một số khuyến nghị bổ sung vitamin, khoáng chất cho người trên 50 tuổi:

  • Vitamin B12: Nên bổ sung 2,4 mcg (microgram) mỗi ngày. Nếu bạn đang dùng thuốc trị trào ngược dạ dày, bạn có thể bổ sung loại vitamin này bằng một hình thức khác.
  • Canxi: Phụ nữ trên 50 tuổi cần 1.200 mg/ngày. Đàn ông cần 1.000 mg trong độ tuổi 51 -70 tuổi và 1.200 mg sau 70 tuổi, nhưng không quá 2.000 mg/ngày.
  • Vitamin D: 600 IU (Đơn vị quốc tế) cho người từ 51 đến 70 tuổi, 800 IU cho những người trên 70 tuổi, nhưng không quá 4.000 IU/ngày.
  • Vitamin B6: 1,7 mg cho nam và 1,5 mg cho nữ mỗi ngày.

HOTLINE TƯ VẤN MIỄN PHÍ

0982.020.789

4. 7. Nhóm thực phẩm chức năng phổ biến

Người trẻ tuổi có nên dùng thực phẩm chức năng hay không? Câu trả lời là có.

Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng: Thực tế, thực phẩm chức năng vô cùng đa dạng, phong phú, nhưng để dễ hiểu và có cái nhìn tổng quát, thực phẩm chức năng được chia làm 7 nhóm chính sau:

4.1. Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin

Vitamin là các vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Do đó, vitamin hay vitamin tổng hợp là những loại chất thường thấy trong các loại thực phẩm chức năng.

Các dạng thực phẩm chức năng vitamin phổ biến: vitamin A, vitamin B (bao gồm thiamine B1, riboflavin B2, niacin B3, pantothenic acid B5, vitamin B6, biotin B7, folate B9, vitamin B12, C, D, E, K…

4.2. Thực phẩm chức năng bổ sung khoáng chất

Khoáng chất là các yếu tố hóa học ngoại sinh theo yêu cầu của cơ thể. Carbon, hydro, oxy và nitơ là 4 loại khoáng chất thiết yếu và có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm ăn uống hằng ngày. Ngoài ra, lưu huỳnh cũng là một khoáng chất thiết yếu khác cần thiết cho cơ thể. Do đó, thông thường, bạn chỉ cần bổ sung các khoáng chất trên qua những bữa ăn dinh dưỡng hằng ngày là đủ.

Tuy nhiên, do cơ địa hay bệnh lý hoặc chế độ sinh hoạt không hợp lý, mà bạn có thể thiếu hụt các khoáng chất sau, cần bổ sung thêm dưới dạng thực phẩm chức năng: natri, canxi, kali, phốt pho, magiê, sắt, kẽm, mangan, đồng, iốt, crom, molybdenum, selen, coban…

4.3. Thực phẩm chức năng bổ sung protein và axit amin

Protein là chuỗi các axit amin thực hiện chức năng tái tạo cấu trúc tế bào, trao đổi chất, điều tiết cơ thể. Nhờ đó, cơ thể người bệnh hay bị chấn thương có thể tự hồi phục. Ngoài ra, protein còn được dùng để kiểm soát năng lượng, giảm cân.

Một số sản phẩm bổ sung protein thường thấy: whey protein, protein shake, protein casein, protein trứng, protein đậu, protein gạo lứt…

4.4. Thực phẩm chức năng bổ sung axit béo

Các loại axit béo đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống và sức khỏe. Nhóm axit béo cần thiết bao gồm: omega-3, omega-6, omega-9. Trong đó, omega-9 có thể tự tổng hợp và sản xuất tự nhiên.

Một số loại thực phẩm chức năng thường thấy: omega-3 (axit alpha-linolenic), omega-6 (axit linoleic) bởi vì các loại axit béo này không thể tự tổng hợp bởi cơ thể, bạn cần bổ sung chúng trực tiếp từ bên ngoài.

4.5. Thực phẩm chức năng bổ sung lợi khuẩn probiotic

Probiotic bao gồm hệ vi sinh vật đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và sức khỏe của đường tiêu hóa. Chúng làm giảm nguy cơ bệnh táo bón, cải thiện sức khỏe miễn dịch.

Một số loại thực phẩm chức năng thường thấy: probiotic hoặc prebiotic.

4.6. Thực phẩm chức năng bổ sung cho người tập luyện thể thao

Thực phẩm chức năng cho người tập thể thao được dùng để hỗ trợ quá trình tập luyện thể hình, cử tạ, điền kinh, vì chúng giúp làm tăng khối lượng cơ nạc, giảm mỡ thừa.

Một số sản phẩm bổ sung thường thấy: Đồ uống giàu protein, BCAA, glutamine, arginine, axit béo thiết yếu, creatine, HMB…

4.7. Thực phẩm chức năng chiết xuất, cô đặc từ thiên nhiên

Các loại cây thuốc, thảo dược chính là chiết xuất chính có trong các loại thực phẩm này. Thông thường chúng sẽ giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề như: Đẹp da, chống lão hóa, điều hòa, cân bằng nội tiết, giải độc gan, nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ trí não…

Một số sản phẩm bổ sung thường thấy: tinh dầu hoa anh thảo, tinh dầu oải hương, tía tô, collagen thực vật…

Việc hiểu rõ thực phẩm chức năng là gì và các nhóm chất thường thấy trong thực phẩm chức năng giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về các “sản phẩm mới nổi” này trên thị trường chăm sóc sức khỏe.

Mặc dù việc bổ sung các chất dinh dưỡng bằng thực phẩm chức năng là cần thiết, tuy nhiên cần đảm bảo liều lượng được khuyên dùng. Nếu sử dụng quá liều, có thể dẫn đến một số tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Để đảm bảo an toàn và chất lượng tối đa, bạn hãy chọn các chất bổ sung được kiểm nghiệm, phê duyệt, cấp phép bởi một cơ quan chứng nhận uy tín thế giới như: FDA (Food and Drug Administration), USP (U.S Pharmacopeia).

5. Lý do nên lựa chọn dịch vụ của Thiên Di:

”Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.”

- Gồm các chuyên gia, các nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm.

- Luôn được cập nhật các quy định/quy chế mới, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.

- Có khả năng chịu áp lực công việc cao.

- Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.

- Luôn trau dồi bản thân, chuyên môn hướng tới sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

6. Đội ngũ nhân sự

Tiềm lực nhân sự là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Do đó, Thiên Di luôn chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nghiêm túc và luôn thân thiện với khách hàng – đó là kim chỉ nam cho sự thành công của chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Thiên Di cung cấp dịch vụ công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm, sản phẩm, công bố mỹ phẩm,... tại Việt Nam, Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ này trên hầu hết các tỉnh thành trong cả Nước, hoàn tất hồ sơ, thủ tục đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà Nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.

Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí. Chi tiết liên hệ:  0982020789 – Email: info@luatthiendi.com

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0982020789

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com

Websiteluatthiendi.com