Có thể bảo hộ nhãn hiệu âm thanh được không?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Vậy ở Việt Nam âm thanh có được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu không?

 

1. Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh là gì?

Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh là một trong những văn bằng bảo hộ còn mới lạ nhưng đem lại nhiều ý nghĩa to lớn cho các nhãn hiệu. Nếu như đăng ký bảo hộ nhãn hiệu truyền thống là đăng ký đối với các nhãn hiệu được tồn tại dưới dạng chữ viết, hình ảnh… là những vật chất được nhìn thấy và hình dung được. Tuy nhiên, Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh là một phương án khác lạ khi đối tượng được bảo hộ có thể là nhãn hiệu âm thanh hoặc thậm chí là nhãn hiệu mùi hương.
Mặc dù Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam không có quy định cụ thể về Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh.  Nhưng thông qua quy định của các quốc gia chúng ta có thể đưa ra kết luận Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với sản phẩm tồn tại dưới dạng âm thanh, không nhìn thấy được nhưng âm thanh có âm sắc và có độ phân biệt cao.

2. Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh khác gì với nhãn hiệu thông thường

Nhãn hiệu thống thường được bảo hộ dưới dạng hình ảnh, vật chất… được nhìn thấy và định dạng được. Tuy nhiên, bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống là được bảo hộ dưới dạng âm thanh và mùi hương. Cụ thể như sau: Đối với nhãn hiệu âm thanh muốn được bảo hộ nhãn hiệu âm thanh thì phải kể đến các loại âm thanh có nốt hoặc có âm, có từ hoặc không có từ hoặc từ ngữ phải đi kèm với nhạc.
Tuy nhiên, để được bảo hộ nhãn hiệu âm thanh thì âm thanh phải có chức năng và về cơ bản phải có sự phân biệt hoặc có khả năng phân biệt được với các âm thanh khác.

3. Quy định của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh

Theo Quốc hội Việt Nam thông qua nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), căn cứ theo nội dung được quy định trong Hiệp định sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14 tháng 01 năm 2019. Thỏa thuận này liên quan đến sở hữu trí tuệ của CPTPP có quy định: Không Bên nào được yêu cầu, như một điều kiện để được đăng ký, là dấu hiệu phải nhìn thấy được, cũng như không Bên nào được từ chối đăng ký một nhãn hiệu chỉ với lý do rằng dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu đó là âm thanh. Thêm vào đó, mỗi Bên phải nỗ lực hết sức để đăng ký nhãn hiệu mùi. Một Bên có thể yêu cầu phải có bản mô tả ngắn gọn và chính xác, hoặc bản thể hiện dưới dạng đồ họa, hoặc cả hai nếu phù hợp, của nhãn hiệu.
Theo đó, CPTPP quy định dấu hiệu “âm thanh” sẽ không bị từ chối đăng ký dưới dạng là nhãn hiệu. Mặc dù bảo hộ nhãn hiệu âm thanh không được quy định theo luật sở hữu trí tuệ việt nam.

4. Điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu

Căn cứ vào điều 72 của Luật Sở Hữu Trí Tuệ thì nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Tuy nhiên, để bảo hộ nhãn hiệu âm thanh thì không cần phải phải đáp ứng 2 điều kiện này vì vậy bảo hộ nhãn hiệu âm thanh còn được xem là bảo hộ nhãn hiệu truyền thống.

5. Tại sao nên bảo hộ nhãn hiệu âm thanh?

Nhiều ý kiến cho rằng việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh là không cần thiết và không bắt buộc. Đúng vậy, việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh không bắt buộc nhưng rất cần thiết vì bảo hộ nhãn hiệu âm thanh là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn và nhãn hiệu của bạn. Để xây dựng nên một nhãn hiệu âm thanh rất khó và cần rất nhiều thời gian:
  • Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh là bảo vệ cho sản phẩm và độ tin tưởng của sản phẩm bạn đem lại cho khách hàng.
  • Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tạo nên mối liên hệ giữa các giá trị được mang lại bởi âm thanh đó. Khi bạn đã bảo hộ nhãn hiệu âm thanh thì sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp sẽ được pháp luật bảo vệ mà bất kỳ một hành vi nào sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu âm thanh cũng đều là trái quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm cho hành vi trái pháp luật của mình.
  • Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh giúp cho các sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp trở thành thương hiệu lớn không chỉ ở việt nam mà còn vương ra nước ngoài giúp cho việc phát triển và mở rộng phạm vi làm việc.
  • Nếu không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu âm thanh thì người khác có thể sử dụng nhãn hiệu của bạn một cách hợp pháp mà không cần xin phép chủ sở hữu, gây nên việc khó phân biệt các nhãn hiệu tập thể gây tổn hại đến uy tín của nhãn hiệu.

Công ty Thiên Di đã cung cấp dịch vụ xin giấy phép trọn gói các ngành trên hầu hết các tỉnh thành trên cả nước với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và tận tâm đã giúp cho hơn 1.000 doanh nghiệp có giấy phép xâm nhập và phát triển thị trường nhanh chóng.

Nếu như doanh nghiệp còn thắc mắc, không hiểu các vấn đề liên quan đến từ hồ sơ, quy trình, chi phí… hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau: hotline 0981 317 075 - 028.6293 9377 hoặc để lại thông tin tại website của Thiên Di.