Hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới năm 2023

Hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới năm 2023

Hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới năm 2023

Hiện nay, các thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp/thành lập công ty được đơn giản hóa rất nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp gia nhập thị trường. Tuy nhiên, Các doanh nghiệp/ công ty mới bắt đầu thành lập còn gặp nhiều khóa khăn, thắc mắc nhất định,

Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp từ ngày 01/01/2021 sẽ được thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021).

nhằm giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về thủ tục thành lập doanh nghiệp, ở bài viết dưới đây Thiên Di Hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp chi tiết thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp/công ty như sau:

1. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm những gì?

Theo Hiến pháp Việt Nam, các tổ chức, cá nhân có quyền tự do kinh doanh. Khi muốn thành lập doanh nghiệp, bạn phải tiến hành đăng ký kinh doanh với trình tự và thủ tục theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp là điều kiện cần để cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

 

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp được quy định tại Điều 21, 22, 23, 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP tương ứng với các loại hình công ty và doanh nghiệp tư nhân, cụ thể như sau:

Doanh nghiệp tư nhân:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Công ty hợp danh:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên;
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
    • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
    • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
    • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
    • Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức;
    • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Công ty TNHH 1 thành viên:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
    • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
    • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân;
    • Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
    • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp 2022

Nền kinh tế thị trường luôn vận động và phát triển không ngừng, trong đó có nhiều doanh nghiệp giải thể, thu hẹp quy mô hoạt động kinh doanh nhưng cũng có rất nhiều doanh nghiệp mới được thành lập. Vấn đề thủ tục pháp lý là điều được quan tâm hàng đầu khi lên kế hoạch thành lập doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp 2022 như sau:

2.1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Căn cứ hướng dẫn tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

2. Điều lệ công ty (Đối với công ty TNHH, Công ty Hợp danh, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần);

3. Danh sách thành viên (đối với công ty hợp danh, Công ty TNHH hai thành viên trở lên)

Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với CTCP.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty, thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty, thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

* Một số lưu ý sau:

  • Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp;
  • Phải đặt tên công ty phù hợp với quy định của pháp luật, không trùng lặp, nhầm lẫn,…
  • Trụ sở chính của doanh nghiệp không được đặt tại nhà tập thể, nhà chung cư (đối với chung cư hỗn hợp chỉ được đặt tại tầng thương mại, dịch vụ của tòa nhà);
  • Về ngành nghề kinh doanh: lựa chọn nhóm ngành nghề kinh doanh phù hợp và chú ý đến những ngành nghề kinh doanh có điều kiện;…

 

2.2. Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, chúng ta tiến hành nộp hồ sơ và theo dõi quá trình giải quyết của Phòng đăng ký kinh doanh.

  • Phương thức nộp hồ sơ: Đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh; Đăng ký thành lập doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính; Đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
  • Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
  • Thời gian giải quyết: 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ thì giải quyết cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc từ chối đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

2.3. Khắc con dấu của doanh nghiệp

Con dấu công ty là một yếu tố có tính pháp lý mang dấu hiệu nhận biết của doanh nghiệp. Trước đây việc cấp và sử dụng con dấu doanh nghiệp do Bộ công an thực hiện. Tuy nhiên, theo luật doanh nghiệp mới quy định thì doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức và số lượng, nội dung con dấu. Luật mới quy định thay vì phải đăng ký con dấu + mẫu dấu với cơ quan công an bạn có thể tự khác dấu và thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh, sau đó đăng tải mẫu con dấu trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.

2.4. Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Sau khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thành công thì trong thời gian 30 ngày kể từ ngày thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; Đăng ký sử dụng mẫu con dấu; Gửi thông báo về việc đã góp đủ vốn; Lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông với cơ quan đăng ký kinh doanh.

2.5. Hoàn tất các thủ tục về thuế, báo cáo tài chính,...

Khi doanh nghiệp mới thành lập cần thực kiện các thủ tục kê khai, nộp thuế môn bài, báo cáo tài chính, treo biển trụ sở công ty,...

>>> XEM THÊM: Thay đổi giấy phép kinh doanh

3. Hướng dẫn kê khai vốn điều lệ trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Vốn điều lệ công ty theo luật doanh nghiệp mới nhất quy định là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.

Kê khai vốn điều lệ khi thành lập công ty là một trong những vấn đề được các doanh nhân quan tâm. Bởi vì vốn điều lệ có ý nghĩa rất quan trọng và là một phần không thể thiếu khi đăng ký kinh doanh.

Kê khai vốn điều lệ khi thành lập công ty là việc cần thực hiện đầy đủ và đúng quy định. Thông thường, doanh nghiệp khi đăng ký vốn điều lệ với Sở Kế Hoạch và đầu tư sẽ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Trường hợp công ty của bạn kinh doanh ngành nghề không yêu cầu về vốn pháp định thì công ty có thể kê khai, đăng ký vốn điều lệ tùy vào khả năng kinh tế hay mong muốn của từng doanh nghiệp. Tức là có thể đăng ký vốn điều lệ vài triệu hay vài trăm triệu hay thậm chí là vài tỉ đồng.
  • Trường hợp công ty của bạn đăng ký kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, vốn ký quỹ thì doanh nghiệp cần đăng ký mức vốn điều lệ tối thiểu ngang bằng hoặc nhiều hơn với mức vốn pháp định, như vậy mới được đăng ký kinh doanh.

Ví dụ: Công ty TNHH kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì vốn pháp định tối thiểu là 5 tỷ đồng theo Điều 5 Nghị định 17/2012/NĐ-CP, nếu đăng ký thấp hơn sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh. Trường hợp này, doanh nghiệp cần tuân thủ quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu phải kê khai khi mở công ty.

Việc doanh nghiệp kê khai vốn điều lệ khi thành lập công ty không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của công ty mà còn quyết định mức thuế môn bài phải đóng mỗi năm.

  • Doanh nghiệp không nên đăng ký vốn điều lệ quá thấp vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty trong mắt khách hàng và đối tác khi hợp tác kinh doanh.
  • Tuy theo mức vốn điều lệ kê khai, doanh nghiệp cần đóng mức thuế môn bài khác nhau

4. Hướng dẫn áp mã ngành nghề kinh doanh trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp

1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Ví dụ:

STT                   Tên ngành                                                                                                                           Mã ngành

01                       Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm                                                             4651

02

 

2. Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Ví dụ:

STT                     Tên ngành                                                                                                                       Mã ngành

01                       Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

                           Chi tiết: Kinh doanh bất động sản.                                                                                       6810

02

 

3. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Ví dụ:

STT                         Tên ngành                                                                                                              Mã ngành

01                  Hoạt động viễn thông khác

                      Chi tiết: Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng                                               6190

02

4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

5. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.

Ví dụ:

STT                          Tên ngành                                                                                                         Mã ngành

01               Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng

                    Chi tiết: Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến                                                             4663

02

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh

5. Hướng dẫn kê khai địa chỉ trụ sở công ty/ doanh nghiệp

5.1. Về Tên địa điểm kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1 điều 40 Luật doanh nghiệp 2020 thì : “1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.”.

Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp:

“ Ngoài tên bằng tiếng Việt địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt”.

“ Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp””.

5.2. Mã số địa điểm kinh doanh

Căn cứ theo khoản 6 Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP: “Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh”.

5.3. Địa chỉ địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh ở trong hoặc ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

5.4. Ngành nghề kinh doanh

Địa điểm kinh doanh hoạt động ngành nghề phụ thuộc vào công ty mẹ và trong giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không hiện ngành nghề kinh doanh.

6. Thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp

6.1. Thời gian đăng ký kinh doanh bằng hình thức hộ kinh doanh cá thể

Thời gian soạn thảo hồ sơ: 1 ngày

Thời gian nộp hồ sơ lên Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh: 1 ngày

Thời gian chờ giải quyết hồ sơ và cấp giấy phép đăng ký kinh doanh: từ 3 – 5 ngày

>> Vậy tức là, bạn sẽ cần khoảng từ 3 – 5 ngày làm việc để có giấy phép kinh doanh nếu đăng ký kinh doanh bằng hình thức này.

6.2. Thời gian đăng ký kinh doanh bằng hình thức thành lập công ty

 Hiên nay, do chủ trương mở rộng phát triển kinh tế nên chính phủ đã có những quy định, chính sách thay đổi nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành lập. Có nhiều chính sách hỗ trợ tối đa các cá nhân, tổ chức khi thành lập doanh nghiệp mới nên thời gian hoàn thành đăng ký kinh doanh cũng được rút ngắn lại. Cụ thể là:

  • Thông thường, bạn sẽ mất khoảng từ 3 – 5 ngày để xin giấy phép thành lập công ty, giấy phép đăng ký doanh nghiệp Việt Nam từ Sở Kế Hoạch và đầu tư. Tức là thời gian để mở công ty vốn trong nước sẽ khoảng từ 3 – 5 ngày.
  • Nhưng nếu bạn thành lập công ty có yếu tố nước ngoài thì sẽ cần mất từ 15 – 30 ngày để xin giấy phép đăng ký đầu tư và từ 3 – 5 ngày để xin giấy phép đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian cần thiết khi mở công ty có yếu tố nước ngoài sẽ khoảng từ 18 – 30 ngày.

Ngoài ra, trên đây chỉ là khoản thời gian để xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp từ Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp cần biết rằng mình sẽ còn cần thêm thời gian để chuẩn bị thông tin công ty, soạn thảo hồ sơ, thủ tục, giấy tờ liên quan, dó đó, thời gian thành lập công ty là bao lâu sẽ tùy thuộc 1 phần vào từng doanh nghiệp.

Hơn nữa, để đảm bảo công ty thuận lợi đi vào hoạt động kinh doanh thì sau khi có giấy phép đăng ký doanh nghiệp, bạn cần dành thời gian để xin giấy phép con nếu cần và hoàn tất các thủ tục khác như công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, khắc con dấu, làm tài khoản ngân hàng…

>>> Tuy nhiên, để đăng ký kinh doanh không mất nhiều thời gian thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ để chắc chắn không phải làm lại hoặc nộp thêm bất kỳ giấy tờ gì. Nếu không quá trình đăng ký kinh doanh của bạn sẽ diễn ra khá lâu đấy. Khi nộp hồ sơ yêu cầu đăng kí kinh doanh, bạn sẽ nhận được giấy biên nhận có ghi rõ ngày nộp hồ sơ từ cơ quan đăng ký kinh doanh. Nếu như bộ hồ sơ của bạn không có đầy đủ nội dung yêu cầu theo đúng quý định, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi đến bạn văn bản thông báo bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ trong vòng 10 ngày. Trong văn bản này sẽ ghi rõ cụ thể những nội dung phải chỉnh sửa, tuy nhiên bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn.

7. Chi phí thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Thiên Di cung cấp dịch vụ thành lập công ty cho quý khách với mức chi phí hợp lý dựa trên mức độ công việc sẽ phải thực hiện. Chúng tôi đề cao yếu tố chất lượng dịch vụ, giá trị mà khách hàng nhận lại. Cho nên, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0981317075 để Thiên Di có thể tiếp nhận yêu cầu, tư vấn và báo chi phí phù hợp nhất với nhu cầu của quý khách.

8. Dịch vụ Hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Thiên Di

Đến với dịch vụ hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp của Công ty Thiên Di, quý khách hàng sẽ được:

  • Tư vấn các điều kiện, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh cho khách hàng;
  • Soạn thảo hồ sơ cần chuẩn bị gì để thành lập công ty
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của hộ kinh doanh;
  • Hỗ trợ tư vấn các vấn đề về đăng ký nhãn hiệu, các vấn đề về thuế, các giấy phép có liên quan trong hoạt động của hộ kinh doanh.

 

9. Tại sao nên chọn dịch vụ đăng ký doanh nghiệp trọn gói tại Thiên Di?

Chúng tôi đã đăng ký thành công cho hơn 2.000 doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức

Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian từ 1-2 tháng để tập trung vào công tác chuyên môn

”Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.”

Gồm các chuyên gia, các nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm.

Luôn được cập nhật các quy định/quy chế mới, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.

Có khả năng chịu áp lực công việc cao.

Luôn trau dồi bản thân, chuyên môn hướng tới sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Đội ngũ nhân sự

Tiềm lực nhân sự là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Do đó, Thiên Di luôn chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nghiêm túc và luôn thân thiện với khách hàng – đó là kim chỉ nam cho sự thành công của chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Thiên Di cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh, Dịch vụ đăng ký kinh doanh, đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình, dịch vụ thành lập công ty ... tại Việt Nam. Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ này trên hầu hết các tỉnh thành trong cả Nước, hoàn tất hồ sơ, thủ tục đăng ký, đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà Nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.

Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0981317075

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com