Hướng dẫn thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh
1. Hướng dẫn thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh năm 2023
Dưới đây là các bước trong quá trình thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh:
- Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi tới Cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ được doanh nghiệp hoặc tổ chức doanh nghiệp ủy quyền nộp tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính theo hình thức nộp trực tuyến qua cổng thông tin quốc gia.
- Bước 3: Nhận giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh từ Cơ quan đăng ký. Trong quá trình thẩm tra, nếu hồ sơ được chấp nhận, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ghi nhận nội dung thay đổi yêu cầu của doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh mới. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ thông báo bằng văn bản lý do từ chối để doanh nghiệp bổ sung, sửa đổi.
- Bước 4: Thông báo thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia. Sau khi hoàn thiện việc thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ công bố nội dung thay đổi trên cổng thông tin quốc gia theo quy định của Luật Doanh Nghiệp.
- Bước 5: Thực hiện các công việc khác sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh. Tùy vào từng nội dung thay đổi mà doanh nghiệp sẽ thực hiện các công việc sau khi thay đổi như đổi tên công ty hay đổi dấu công ty.
2. Lưu ý khi thay đổi đăng ký kinh doanh
2.1. Thay đổi địa chỉ trụ sở chính
Để công việc kinh doanh được thuận tiện hơn hay do nhu cầu phát triển thị trường mới mà doanh nghiệp muốn thay đổi địa chỉ trụ sở chính, Doanh nghiệp cần biết được thủ tục pháp lý như: Địa chỉ dự định chuyển đến có phù hơp với quy định pháp luật, Thay đổi địa chỉ khác quận cần chuyển hồ sơ thuế và thay đổi con dấu doanh nghiệp (nếu trên con dấu thể hiện tên quận), thay đổi địa chỉ cùng quận thì không cần thay đổi con dấu, thủ tục, cách thức thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.2. Thay đổi tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp định hình thương hiệu doanh nghiệp, tuy nhiên do nhu cầu thực tế mà doanh nghiệp muốn thay đổi và lựa chọn một cái tên khác phù hợp với nhu cầu kinh doanh, ngoài việc lựa chọn được tên doanh nghiệp ưng ý và hợp pháp thì chủ doanh nghiệp cũng phải nắm được những vấn đề thay đổi đi kèm như: phải thay đổi con dấu doanh nghiệp, thay đổi thông tin hóa đơn, thông báo đến cơ quan quản lý thuế, thông báo đến ngân hàng, thông báo đến đối tác để việc thay đổi tên doanh nghiệp không gây trở ngại trên bước đường kinh doanh sau này.
2.3. Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
Do nhu cầu mở rộng hay thu hẹp lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp có thể bổ sung hay cắt giảm ngành nghề kinh tế trên giấy phép kinh doanh, do vậy doanh nghiệp cần biết được ngành nghề kinh doanh nào phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, ngành nghề nào là ngành kinh doanh có điều kiện và không có điều kiện để tiến hành thủ tục đăng ký theo đúng trình tự pháp luật và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
2.4. Thay đổi, tăng giảm vốn điều lệ công ty
Việc thay đổi tăng/giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cũng cần nắm rõ để ra quyết định được phù hợp, doanh nghiệp có biết được những loại hình doanh nghiệp nào được tăng/ giảm vốn điều lệ? loại hình doanh nghiệp nào thì không được giảm vốn điều lệ? đó là những điểm được quy định rõ trong luật để ràng buộc trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp mình. Việc tăng giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cũng cần cân nhắc tương xứng với những ngành nghề kinh doanh hoạt động hiện tại của doanh nghiệp vì còn liên quan đến mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu mức vốn tối thiểu
2.5. Thay đổi cơ cấu vốn góp, cơ cấu thành viên
Việc thay đổi cơ cấu phần vốn góp là điều diễn ra thường xuyên trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp khi doanh nghiệp muốn mở rộng/thu hẹp quy mô hoạt động hay chỉ đơn giản là thành viên có nhu cầu góp thêm hoặc giảm vốn, tuy nhiên trước khi thay đổi cơ cấu phần vốn góp hoặc thành viên thì doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến những vấn đề sở hữu vốn tối thiểu để trở thành người đại diện pháp luật nếu người đó là thành viên góp vốn, hay đơn giản trong những trường hợp muốn tăng thêm thành viên góp vốn thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
2.6. Thay đổi thông tin thành viên
Thông tin thành viên thay đổi về CMND, hộ khẩu, địa chỉ, do vậy doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi cập nhật kip thời lên giấy phép kinh doanh để công việc thuận tiện hơn khi đi làm việc hoặc giao dịch với đối tác, ngân hàng, cơ quan nhà nước.
2.7. Điều cần biết khi thay đổi loại hình doanh nghiệp
Trước khi thay đổi loại hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải nắm được loại hình doanh nghiệp hiện tại cũng như loại hình doanh nghiệp dự kiến chuyển đổi, bởi mỗi loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức khác nhau nên cách thức quản lý cũng khác nhau. Loại hình trước khi thay đổi có mấy thành viên, loại hình sau khi thay đổi có bao nhiêu thành viên.
2.8. Sau khi thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có phải đăng bố cáo doanh nghiệp?
Sau khi thành lập doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc sau khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiêp trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Trên đây, Thiên Di đã hướng dẫn và chỉ ra những điều cần lưu ý khi thay đổi đăng ký kinh doanh. Quý khách hàng cần hỗ trợ tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0981 317 075 - 0868 083 683. Thiên di chuyên cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh, Dịch vụ đăng ký kinh doanh, đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp ... tại Việt Nam. Công ty Thiên Di đã thành lập được hơn 10 năm với đội ngũ nhân viên là những tiến sĩ, luật sư, kỹ sư, cử nhân giàu kinh nghiệm và tràn đầy nhiệt huyết sẽ tạo cho khách hàng sự an tâm và hài lòng.
Có thể bạn quan tâm:
Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí.
3. Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI
Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0981317075
Điện thoại: 028.6293 9377
Email: info@luatthiendi.com