Thủ tục đăng ký mã số mã vạch theo quy định hiện nay

Mã doanh nghiệp là dãy số gồm mã quốc gia và số phân định tổ chức/doanh nghiệp, gồm từ bốn đến bảy số tiếp theo. Mỗi tổ chức/doanh nghiệp được đăng ký sử dụng một mã doanh nghiệp. Trong trường hợp đặc biệt, một tổ chức/doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng hơn một mã doanh nghiệp khi chứng minh đã dùng hết quỹ số được cấp. Khi đăng ký sử dụng thêm mã doanh nghiệp, tổ chức/doanh nghiệp phải làm thủ tục như đăng ký cấp mã lần đầu và kèm theo thuyết minh đã sử dụng hết quỹ số được cấp.

 Để máy móc, thiết bị có thể thu thập dữ liệu của sản phẩm, hàng hóa,… thì doanh nghiệp, tổ chức cần đăng ký mã số mã vạch.

Căn cứ pháp lý: Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BKHCN, Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN

Bài viết này Thiên Di sẽ cung cấp cho khách hàng những tư vấn hữu ích về thủ tục đăng ký mã số mã vạch.

1. Mã số mã vạch là gì?

Mã số là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức.

Mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được.

Các loại mã số mã vạch được cấp và quản lý thống nhất gồm:

– Mã doanh nghiệp

Mã doanh nghiệp là dãy số gồm mã quốc gia và số phân định tổ chức/doanh nghiệp, gồm từ bốn đến bảy số tiếp theo. Mỗi tổ chức/doanh nghiệp được đăng ký sử dụng một mã doanh nghiệp. Trong trường hợp đặc biệt, một tổ chức/doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng hơn một mã doanh nghiệp khi chứng minh đã dùng hết quỹ số được cấp. Khi đăng ký sử dụng thêm mã doanh nghiệp, tổ chức/doanh nghiệp phải làm thủ tục như đăng ký cấp mã lần đầu và kèm theo thuyết minh đã sử dụng hết quỹ số được cấp.

Các loại mã số mã vạch do tổ chức/doanh nghiệp tự lập để sử dụng, sau khi được cấp mã số doanh nghiệp, gồm:

+ Mã số thương phẩm toàn cầu

Mã số thương phẩm toàn cầu (Global Trade Item Number viết tắt là GTIN), là mã số vật phẩm (sản phẩm, hàng hóa), được cấu tạo từ mã doanh nghiệp, bao gồm các loại mã số mười ba chữ số – viết tắt là EAN 13; mã số mười bốn chữ số – EAN 14; mã số rút gọn tám chữ số – EAN 8 và mã số UCC (Uniform Code Council, viết tắt là UCC) của Hội đồng mã thống nhất của Mỹ và Canada.

+ Mã số địa điểm toàn cầu

Mã số địa điểm toàn cầu (Global Location Number, viết tắt là GLN), là dãy số có mười ba chữ số quy định cho tổ chức/doanh nghiệp và địa điểm, gồm mã quốc gia, số phân định tổ chức/doanh nghiệp hoặc địa điểm và một số kiểm tra.

+ Các loại mã số cho đơn vị hậu cần, tài sản hoặc đối tượng khác khi có nhu cầu sử dụng.

Sau khi được cấp mã doanh nghiệp, các tổ chức/doanh nghiệp tự lập các loại mã số mã vạch này để sử dụng và định kỳ sáu tháng báo cáo Danh mục các loại mã số sử dụng với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

– Mã số rút gọn

Mã số rút gọn (viết tắt là EAN 8) là dãy số có tám chữ số quy định cho vật phẩm (sản phẩm) có kích thước nhỏ, gồm mã quốc gia, số phân định vật phẩm và một số kiểm tra.

– Mã số địa điểm toàn cầu

Mã số địa điểm toàn cầu (Global Location Number, viết tắt là GLN), là dãy số có mười ba chữ số quy định cho tổ chức/doanh nghiệp và địa điểm, gồm mã quốc gia, số phân định tổ chức/doanh nghiệp hoặc địa điểm và một số kiểm tra.

2. Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

Hồ sơ để thực hiện thủ tục đăng ký mã số mã vạch bao gồm các giấy tờ như sau:

– Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch theo mẫu quy định của pháp luật (theo mẫu)

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác

– Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN (Mã số thương phầm toàn cầu) (theo mẫu)

– Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam (Mạng GEPIR) theo mẫu quy định.

3.Trình tự thực hiện đăng ký mã số mã vạch

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã nêu trên, doanh nghiệp, tổ chức muốn đăng ký mã số mã vạch cần thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

Tổ chức, doanh nghiệp muốn sử dụng mã số mã vạch phải đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại cơ quan được Tổng cụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định tiếp nhận hồ sơ.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

– Cơ quan được chỉ định tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tổ chức, doanh nghiệp đăng ký lập hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch, tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch.

– Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan được chỉ định tiếp nhận hồ sơ phải chuyển đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch

– Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục

Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch. Nếu hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch; nếu hồ sơ không hợp lệ, yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch được gửi cho tổ chức, doanh nghiệp thông qua cơ quan được chỉ định tiếp nhận hồ sơ trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp.

Bước 4: Hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch

Cơ quan được chỉ định tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch tuân thủ các quy định về sử dụng mã số mã vạch đã được pháp luật quy định.

Xem thêm :

 Quy định về sử dụng mã số mã vạch và thu hồi mã số mã vạch đã cấp

Quy Trình Đăng Ký Mã Số Mã Vạch Online Cập Nhật 2020

Quy trình đăng kí mã vạch sản phẩm